Nội dung text BÀI 12. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN SỰ BIỂU HIỆN CỦA GEN.pdf
Trang 1 BÀI 12: ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN SỰ BIỂU HIỆN CỦA GEN Mục tiêu ❖ Kiến thức + Trình bày và giải thích được mối quan hệ giữa gen và môi trường trong việc hình thành kiểu hình. + Giải thích thế nào là mức phản ứng và cách xác định mức phản ứng. ❖ Kĩ năng + Phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa – hệ thống hóa. + Đọc tài liệu, quan sát tranh hình, xử lý thông tin. + Rèn luyện kĩ năng nghiên cứu khoa học: quan sát thu thập số liệu; đưa ra giả thuyết; làm thí nghiệm chứng minh để chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết đã nêu.
Trang 2 I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM 1. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng • Ta thấy: gen → mARN → chuỗi pôlipeptit → prôtêin → đặc điểm tế bào → đặc điểm mô → đặc điểm cơ quan → đặc điểm hệ cơ quan → đặc điểm cơ thể. • Kết luận: sự biểu hiện của gen qua nhiều giai đoạn nên có thể bị nhiều yếu tố thuộc môi trường bên trong và bên ngoài chi phối. 2. Sự tương tác giữa gen và môi trường 2.1. Các ví dụ Ví dụ 1: Thỏ Himalaya có bộ lông trắng muốt toàn thân ngoại trừ các đầu mút của cơ thể như: tai, bàn chân, đuôi và mõm có lông màu đen. • Giải thích: nhiệt độ ở vùng thân cao hơn các vùng đuôi, mõm,... nên gen quy định tổng hợp mêlanin ở các tế bào da vùng thân bị ức chế không tổng hợp mêlanin nên lông vùng thân không màu, còn tế bào ở các vùng đuôi, mõm,... gen hoạt động tổng hợp mêlanin nên lông có màu. • Nhận xét: nhiệt độ đã làm thay đổi khả năng hoạt động của gen. Ví dụ 2: Cây hoa cẩm tú cầu có thể đổi màu từ trắng sang xanh, tím hồng, hồng. • Giải thích: + Đất có độ pH thấp hơn 6 → hoa cẩm tú cầu mới có hoa màu xanh. + Đất phèn với độ pH trên 7 → thúc đẩy cây ra màu hồng và màu đỏ. + Với độ pH giữa 6 và 7 → cây cho ra những bông hoa hồng tím. • Nhận xét: cẩm tú cầu có đổi màu được như vậy là phụ thuộc vào độ pH của đất. Ví dụ 3: Bệnh phêninkêtô niệu nếu phát hiện sớm và cho trẻ ăn kiêng giảm bớt thức ăn có chứa phêninalanin thi trẻ phát triển bình thường. • Giải thích: bệnh phêninkêtô niệu do gen lặn đột biến trong tế bào không tổng hợp được enzim phêninalaza để chuyển hoá axit amin phêlanin thành tirôzin do đó tirôzin dư thừa theo máu lên não gây bệnh thiểu năng trí tuệ. • Nhận xét: mức độ biểu hiện bệnh phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng. 2.1. Kết luận • Với cùng một kiểu gen nhưng trong các điều kiện môi trường khác nhau biểu hiện thành những kiểu hình khác nhau. • Bố mẹ không truyền cho con những tính trạng sẵn có mà di truyền một kiểu gen quy định kiểu hình. • Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường. • Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường. • Sự biểu hiện của một tính trạng không chỉ phụ thuộc vào gen mà còn phụ thuộc vào môi trường trong và ngoài cơ thể. 3. Mức phản ứng 3.1. Khái niệm
Trang 3 Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau (là giới hạn thường biến của kiểu gen). 3.2. Đặc điểm • Mức phản ứng do gen quy định do đó mức phản ứng có khả năng di truyền. • Gen quy định tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng; gen quy định tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp. 3.3. Sự mềm dẻo về kiểu hình (thường biến) Thường biến là sự biến đổi thành nhiều kiểu hình khác nhau của cùng một kiểu gen trong những điều kiện môi trường khác nhau. Câu hỏi hệ thống kiến thức: • Xác định mức phản ứng của một loài bằng cách Bước 1: tạo ra các giống thuần có kiểu gen giống nhau. Bước 2: nuôi các cá thể đó trong các môi trường khác nhau. Bước 3: lấy kết quả đem so sánh, nhận xét. • Thế nào là tính trạng số lượng? Tính trạng chất lượng? Tính trạng số lượng: + Có thể cân, đong, đo, đếm được. + Có mức phản ứng rộng → chịu nhiều ảnh hưởng của môi trường. Tính trạng chất lượng: + Là các đặc tính lí hóa của sinh vật. + Có mức phản ứng hẹp → ít chịu ảnh hưởng của môi trường.
Trang 4 SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA II. CÁC DẠNG BÀI TẬP Ví dụ mẫu Ví dụ 1: Xét các ví dụ sau: (1) Các cây hoa cẩm tú cầu có kiểu gen giống nhau nhưng màu sắc hoa có thể biểu hiện thành các màu trung gian khác nhau phụ thuộc vào độ pH của đất. (2) Bệnh pêninkêtô niệu ở người do một gen đột biến lặn nằm trên NST thường quy định làm rối loạn chuyển hóa axit amin phêninalanin. Nếu phát hiện sớm và cho trẻ ăn kiêng thì trẻ có thể phát triển bình thường. (3) Loài bướm Biston belutalaria khi sống ở rừng bạch dương không bị nhiễm bụi than đen thì có màu trắng. Khi khu rừng bị nhiễm bụi than đen từ khu công nghiệp thì loài bướm này chỉ thấy có những con màu đen.