Nội dung text KHUẾCH TÁN, CHUYÊN CHỜ, ĐIỀU HÒA HÔ HẤP.pdf
A. SỰ KHUẾCH TÁN OXY & CARBONIC QUA MÀNG TRAO ĐỔI PHẾ NANG – MAO MẠCH: I. SỰ KHUẾCH TÁN KHÍ: Là hoạt động khuếch tán khí qua màng trao đổi phế nang – mao mạch phổi, để oxy đưa đến tận mô và khí carbonic đưa đến phổi. 1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG SỰ KHUẾCH TÁN TỪNG KHÍ: 2. ĐẶC ĐIỂM CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG QUÁ TRÌNH KHUẾCH TÁN: a. Diện tích khuếch tán (A): ̶ Diện tích khuếch tán là diện tích mà các phân tử khí của phế nang tiếp xúc với mao mạch phế nang ̶ Diện tích khuếch tán (A) càng lớn → Số phân tử đi qua càng nhiều ̶ Diện tích khuếch tán ở cả 2 phổi người lớn (bình thường) là 70 m2 ̶ Các trường hợp làm giảm diện tích phổi: Ứ khí phế nang, Xẹp phổi, Bị cắt một phần phổi b. Cấu trúc màng phế nang – mao mạch (d): (1) Cấu trúc hàng rào mà khí phải qua: ̶ Kích thước bề dày màng trao đổi chỗ dày nhất là 1mm, chỗ mỏng nhất là 0,2 um, kích thước trung bình bề dày là 0,6 um. ̶ Bề dày màng trao đổi càng mỏng, khí càng dễ xuyên qua. ̶ Với cấu trúc màng trao đổi, khí phải đi xuyên qua 7 lớp cơ bản: (1.) Lớp dịch tráng bên trong bề mặt thành phế nang. (2.)Lớp biểu mô phế nang. (3.)Lớp gian bào. (Màng đáy biểu mô + Mô kẽ) (4.)Nội mô mao mạch. (5.)Huyết tương. (6.)Màng hồng cầu. (7.)Dịch trong hồng cầu. Khoang dịch kẽ Màng đáy mao mạch Nội mô mao mạch Màng đáy biểu mô D = S x P x A d x √MW
(2) Những vị trí có thể thay đổi sinh lý được bề dày hàng rào: ➢ Có những chỗ màng trao đổi có thể giảm được bề dày là: (a) Giảm lượng huyết tương giữa khoảng cách của màng hồng cầu với thành mao mạch phế nang: Vì đường kính mao mạch phổi rất nhỏ, đường kính lòng mạch trung bình khoảng 5um, nhỏ hơn đường kính hồng cầu 8um ⟹ Hồng cầu muốn đi qua đoạn mao mạch này phải thu hẹp kích thước và màng tế bào hồng cầu sẽ bị áp sát vào thành mao mạch → lớp huyết tương ở vị trí này coi như không đáng kể. (b) Giảm lượng dịch khe giữa thành phế nang với thành mao mạch phế nang: Dịch gian bào của phế nang là do áp suất thủy tĩnh của mao mạch phế nang đẩy qua. Nhưng tại phế nang, surfactant có tác dụng làm giảm sự giữ các phân tử nước trong phế nang (hạn chế lấy nước) → Nên làm giảm tác dụng đẩy nước của áp suất thủy tĩnh mao mạch phế nang. Ngoài ra, hệ thống bạch huyết và áp suất keo của máu trong mao mạch sẽ rút hết lượng nước dư khu vực gian bào ⟹ Kết quả thành phế nang và thành mao mạch gần như áp sát nhau. c. Áp suất riêng phần (P): Sự chênh lệch áp suất riêng phần từng chất khí giữa hai khu vực khuếch tán là yếu tố quyết định sự di chuyển khí. (1) Khí quyển và áp suất riêng phần từng chất khí: ̶ Khí quyển là hỗn hợp của nhiều chất khí. ̶ Thành phần khí quyển gồm: ✓ Oxygen chiếm tỉ lệ 20,84% ✓ CO2: 0,04% ✓ Nito: 78,62% ✓ H2O: 0,50%. ⟹ Tỉ lệ thành phần H2O quá ít nên khí quyển được gọi là khí khô. → Vì vậy tổng áp suất là 760mmHg vẫn giữ như cũ (mà không bị trừ đi phần H2O) ❖ Định luật Dalton: là tổng áp suất riêng phần từng chất khí có trong đơn vị thể tích và cùng nhiệt độ môi trường. Áp suất riêng phần từng chất khí là tỉ lệ thành phần từng chất khí với áp suất hỗn hợp khí. ̶ Áp dụng Dalton → Áp suất riêng phần của khí O2 và CO2 trong khí quyển là:
(2) Khí trong đường dẫn khí và áp suất hơi của nước: ̶ Khí quyển vào trong đường dẫn khí đgl Khí thở, được làm ẩm bởi dịch tráng bề mặt đường dẫn khí → Do đó Khí thở có thêm thành phần nước. ̶ Đặc điểm áp suất hơi nước bị thay đổi bởi nhiệt độ. ➢ Ở 0°C, áp suất hơi nước là 5mmHg; Ở 100°C là điểm sôi của nước thì áp suất hơi nước mới đạt 760 mmHg, bằng với áp suất khí quyển. ➢ Nhiệt độ cơ thể là 37°C, áp suất hơi nước là 47 mmHg. ⟹ Khi trừ áp suất khí hơi nước, còn lại là áp suất khí thở trong đường dẫn khí: 760 – 47 mmHg = 713 mmHg → đây là cơ sở để tính áp suất riêng phần từng chất khí. (3) Khí tại phế nang và sự thay đổi khí trong phế nang: (a) Thành phần khí tại phế nang: ̶ Nồng độ khí phế nang không giống nồng độ khí quyển. ̶ Vì có nhiều lý do, đó là lượng O2 được hấp thu vào máu với số hằng định. CO2 cũng được khuếch tán hằng định từ máu vào phế nang → Do vậy, khí trong phế nang chỉ thay đổi một phần mỗi lần thở (khoảng 350 mL). Khi mới từ đường dẫn khí vào trộn với 2.500 mL khí cặn sinh lý trong phế nang (là thể tích khí còn lại sau thì thở ra bình thường). ̶ Kết quả tỉ lệ thành phần từng chất khí trong phế nang so với khí trời thay đổi rất lớn: 14% O2 , 5.5-6% CO2, 80% nitơ. Áp suất riêng phần của Oxygen và CO2 trong phế nang là: (b) Ý nghĩa của việc thông khí phế nang: ̶ Lượng khí mới được thay thế mỗi lần thở chỉ là 1/7 toàn bộ khí trong phế nang → Tăng tần số thông khí là điều kiện để khí trong phế nang được thay đổi hoàn toàn. ̶ Bình thường thở đến lần thứ 16 thì không còn khí dư từ phổi được tống ra ̶ Sự thay đổi khí từ từ trong phế nang mỗi lần thông khí là rất quan trọng. ▪ Hạn chế được sự thay đổi đột ngột tính chất sinh lý tế bào phế nang do khí mới vào gây ra.
▪ Đảm bảo hiệu quả số lượng khí được trao đổi phù hợp yêu cầu cơ thể. ▪ Hoạt động cơ quan điều hòa hô hấp có tác dụng tái lập lại sự cân bằng sinh lý nồng độ chất khí trong cơ thể, duy trì sự ổn định nội môi. (4) Khí trong mao mạch phổi: ̶ Tuy nhiên, máu đổ vào tĩnh mạch phổi lại bị một phần máu đến từ động mạch phế quản sau khi nuôi nhu mô phổi đổ vào (2%); lại thêm một phần máu từ động mạch vành sau khi nuôi cơ tim đổ thẳng vào ngăn tim trái qua tĩnh mạch tim nhỏ → nên ở trong máu động mạch đến các mô pO2 chỉ còn 95 mmHg, pCO2 không đổi nhờ sự hòa tan cao. ̶ Đến mô, sự trao đổi khí xảy ra cũng do khuếch tán, nhưng theo chiều ngược lại và máu đem nhiều CO2 theo các tĩnh mạch về tim phải, để được bơm lên động mạch phổi.