Nội dung text BÀI 3. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG VÀ PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC.pdf
1 BÀI 3. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG VÀ PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT I - ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG Trong một phản ứng hoá học, tổng khối lượng các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng Cho phản ứng: A + B → C + D Ta có: mA + mB = mC + mD II - PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC Lập phương trình hoá học được thực hiện qua ba bước sau: - Bước 1: Viết sơ đồ của phản ứng - Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở 2 vế - Bước 3: Viết phương trình hoá học của phản ứng Lưu ý: - Hệ số viết ngang với kí hiệu của các chất - Không thay đổi các chỉ số trong các công thức hoá học đã viết đúng - Nếu trong công thức hoá học, các chất ở 2 vế có những nhóm nguyên tử giống nhau thì coi nhóm nguyên tử này như một “nguyên tố” để cân bằng SƠ ĐỒ TÓM TẮT B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG A + B A + B → C + D Ta có: mA + mB = mC + mD Áp dụng: - 1 PƯ có n chất - Biết khối lượng (n-1) chất => Tính khối lượng chất còn lại
2 Câu 1. Cho 13 gam Zinc (Zn) tác dụng với dung dịch hydrochloric acid (HCl) thu được 27,2 gam Zinc chloride và 0,4 gam khí hydrogen. Tính khối lượng của hydrochloric acid (HCl) đã phản ứng. A. 1,46g. B. 14,6g. C. 1,64g. D. 16,4g. Câu 2. Cho 2,4 gam magnessium cháy trong không khí thu được 4,2 gam Magnessium Oxide. Tính khối lượng Oxygen đã phản ứng. A. 1,8g. B. 1,5g. C. 1,6g. D. 2g. Câu 3. Khử hoàn toàn 12 gam CuO bằng 4,2 gam khí CO thu được 6,6 gam CO2 và đồng. Tính khối lượng của đồng. A. 1,5g. B. 9,6g. C. 3g. D. 0,75g. Câu 4. Nung đá vôi (CaCO3) người ta thu được 16,8 kg Calcium Oxide và 13,2 kg khí carbon dioxide. Tính khối lượng đá vôi cần dùng. A. 30 kg. B. 31 kg. C. 32 kg. D. 33 kg. Câu 5. Cho phản ứng: 2H2 + O2 → 2H2O Nếu khối lượng của O2 là 3,2g; của H2O là 3,6g thì khối lượng của hydrogen là bao nhiêu gam? A. 0,2 g. B. 0,8 g. C. 0,4g. D. 4 g. Câu 6. Cho phản ứng: 2H2 + O2 → 2H2O Nếu khối lượng của khí hydrogen 8g, của khí Oxygen là 64g thì khối lượng của nước tạo thành là: A. 72 g. B. 144 g. C. 56g. D. 18g. Câu 7. Chọn từ còn thiếu điền vào chỗ trống: Trong một phản ứng hóa học, (1) khối lượng của các sản phẩm bằng (2) khối lượng của các chất phản ứng. A. (1) tổng, (2) tích.
3 B. (1) tích, (2) tổng. C. (1) tổng, (2) tổng. D. (1) tích, (2) tích. Câu 8. Đốt cháy 6,4 gam Sulfur trong không khí thu được 12,8 gam Sulfur dioxide (SO2). Tính khối lượng Oxygen đã phản ứng. A. 6,4 gam. B. 4,8 gam. C. 5,2 gam. D. 5,4 gam. Câu 9. Hòa tan hoàn toàn 19 gam hỗn hợp X gồm Fe, Zn, Mg bằng 9,5 gam dung dịch H2SO4 loãng thu được 2 gam khí H2 và m gam hỗn hợp Y. Tính m. A. 21 gam. B. 26,5 gam. C. 20,3 gam. D. 22,3 gam. Câu 10. Chọn đáp án đúng: Theo định luật bảo toàn khối lượng, ta có: A. Tổng khối lượng các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia. B. Tổng khối lượng các chất sản phẩm lớn hơn tổng khối lượng các chất tham gia. C. Tổng khối lượng các chất sản phẩm nhỏ hơn tổng khối lượng các chất tham gia. D. Tổng khối lượng các chất sản phẩm lớn hơn hoặc bằng tổng khối lượng các chất tham gia. Câu 11. Trộn 2 dung dịch Na2SO4 và BaCl2, khối lượng dung dịch sau phản ứng so với ban đầu là: A. Nhiều hơn B. Ít hơn C. Không đổi D. Chưa xác định Câu 12. Khi nung miếng đồng ngoài không khí thấy khối lượng miếng đồng tăng lên là do: A. Nước ngoài không khí bám vào miếng đồng. B. Đồng bị ăn mòn ngoài không khí.
4 C. Khối lương tăng lên là do Oxygen tác dụng với đồng tạo ra đồng (II) Oxide là chất rắn. D. Đồng tác dụng với nước tạo ra đồng (II) hydroxide. Câu 13. Nung đá vôi (thành phần chính là Calcium carbonate) thu được 5,6 gam Calcium Oxide và 4,4 gam khí carbon dioxide. Khối lượng đá vôi phản ứng là A. 12 B. 10 C. 20 D. 25 Câu 14. Đốt cháy 1,2 gam carbon cần a gam oxygen, thu được 4,4 gam khí carbon dioxide. Tính a. A. 3,8 gam. B. 2,2 gam. C. 3,2 gam. D. 4,2 gam. Câu 15. Cho dung dịch aluminium chloride (AlCl3) phản ứng với dung dịch Sodium Hydroxide (NaOH). Sau phản ứng thu được aluminium Hydroxide (Al(OH)3) và Sodium chloride (NaCl). Công thức đúng về khối lượng được viết A. m(AlCl3) + m(NaOH) → m(Al(OH)3) + m(NaCl). B. AlCl3 + NaOH = Al(OH)3 + NaCl. C. AlCl3 + NaOH + Al(OH)3 = NaCl. D. mAlCl3 + mNaOH = mAl(OH)3 + mNaCl Câu 16. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống “ Trong 1 phản ứng hóa học ..... khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng” A. Tổng B. Tích C. Hiệu D. Thương Câu 17. Vì sao khi Al + HCl thì mAlCl3 < mAl + mHCl A. Vì sản phẩn tạo thành còn có khí Hydrogen B. mAl= mAlCl3 C. HCl có khối lượng lớn nhất D. Tất cả đáp án Câu 18. Nung đá vôi thu được vôi sống và khí carbon dioxide. Kết luận nào sau đây là đúng A. Khối lượng đá vôi bằng khối lượng vôi sống B. Khối lượng đá vôi bằng khối lượng khí C. Khối lượng đá vôi bằng khối lượng khí carbon dioxide cộng với khối lượng vôi sống D. Không xác định Câu 19. Vì sao nung đá vôi thì khối lượng giảm