PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text CHỦ ĐỀ 2. HỆ VẬN ĐỘNG Ở NGƯỜI.docx

Chủ đề bồi dưỡng HSG Sinh học 8 – chương trình mới CHỦ ĐỀ 2. HỆ VẬN ĐỘNG Ở NGƯỜI A. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM I. Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của hệ vận động - Hệ vận động ở người gồm những cơ quan: + Cơ vân là cơ bám vào xương, hoạt động theo ý muốn, có chức năng vận động, dự trữ và sinh nhiệt. + Xương có chức năng vận động, nâng đỡ cơ thể, bảo vệ các nội quan; sinh ra các tế bào máu; dự trữ và cân bằng chất khoáng. + Khớp là bộ phận kết nối các xương trong cơ thể với nhau, giữ vai trò hỗ trợ cho các chuyển động của cơ thể. 1. Cấu tạo và chức năng của hệ vận động ở người - Sự phù hợp giữa cấu tạo và được thể hiện ở thành phần hóa học, hình dạng và cấu trúc của xương. - Thành phần hóa học của xương người gồm: nước, chất hữu cơ và chất vô cơ. Chất hữu cơ gồm protein (chủ yếu là collagen), lipid và saccharide, đảm bảo cho xương có tính đàn hồi. Chất vô cơ chủ yếu là muối calcium, muối phosphate đảm bảo cho xương có tính rắn chắc. - Ở mỗi vị trí, hình dạng của xương phù hợp với chức năng mà xương đó đảm nhiệm.
Chủ đề bồi dưỡng HSG Sinh học 8 – chương trình mới - Đặc điểm cấu trúc của xương phù hợp với chức năng. - Ví dụ tính vững chắc của xương đùi được thể hiện ở sự khác biệt về đặc điểm cấu trúc ở phần đầu xương và phần thân xương. 2. Cấu tạo của khớp phù hợp với chức năng - Cơ thể con người có 3 loại khớp: - Khớp cho phép các xương hoạt động ở các hoạt động phù hợp với các chức năng của chúng. 3. Cấu tạo của cơ vân phù hợp với chức năng - Trong cơ bắp, các tơ cơ nằm song song theo chiều dọc của sợi cơ. Tơ cơ có khả năng thay đổi chiều dài dẫn đến sự co dãn của bắp cơ. - Lực của cơ sinh ra phụ thuộc vào sự thay đổi chiều dài và đường kính của bắp cơ. - Mỗi động tác hoạt động có sự phối hợp hoạt động của nhiều cơ. II. Sự phối hợp hoạt động của cơ - xương - khớp - Nhờ sự điều khiển của hệ thần kinh, cơ co dãn, phối hợp cùng sự hoạt động của các khớp làm xương chuyển động. - Sự sắp xếp của cơ - xương - khớp hình thành nên cấu trúc có dạng đòn bẩy. Khớp hình thành nên điểm tựa, sự co cơ tạo nên lực kéo làm xương di chuyển tạo sự vận động của cơ thể.
Chủ đề bồi dưỡng HSG Sinh học 8 – chương trình mới III. Vai trò của hệ vận động - Xương gồm có: xương đầu, xương thân, xương chi - Hệ cơ có khoảng 600 cơ bám vào xương - Chức năng của hệ vận động : tạo khung cơ thể, bảo vệ cơ thể, di chuyển và vận động, chịu được tải cao khi vận động + Bộ xương giúp tạo nên khung cơ thể, bảo vệ và giữ cho cơ thể có hình dạng ổn định. + Cơ bám vào xương và khi co, dãn sẽ làm xương cử động, giúp cơ thể di chuyển và vận động. + Các khớp xương tạo kết nối kiểu đòn bẩy giữa các xương, cho phép xương chịu được tải cao khi vận động. + Chất khoáng trong xương làm cho xương bền chắc, chất hữu cơ giúp cho xương có độ mềm dẻo, cho phép cơ thể vận động một cách linh hoạt và chắc chắn. o
Chủ đề bồi dưỡng HSG Sinh học 8 – chương trình mới II. Một số bệnh, tật liên quan đến hệ vận động 1. Tật cong vẹo cột sống. - Tật cong vẹo cột sống là tình trạng cột sống không giữ được trạng thái bình thường, các đốt sống bị xoay lệch về một bên, cong quá mức vẽ phía trước hay phía sau - Các nguyên nhân bao gồm: do tư thế hoạt động không đúng trong thời gian dài, mang vác vật nặng thường xuyên, do tai nạn hay còi xương… 2. Bệnh loãng xương - Cơ thể thiếu calcium và phosphorus sẽ thiếu nguyên liệu để kiến tạo xương nên mật độ chất khoáng trong xương thưa dần, dẫn đến bệnh loãng xương. III. Ý nghĩa của tập thể dục, thể thao – Vai trò của thể dục, thể thao với sức khỏe và hệ vận động + Tăng lưu lượng máu và O 2  tới não nên hệ thần kinh linh hoạt hơn. + Tăng thể tích O 2  khuếch tán vào máu và tăng tốc độ vận động của các cơ hô hấp nên tăng sức khỏe hệ hô hấp.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.