PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text BÀI 2. QUÁ TRÌNH TRUYỀN ĐẠT THÔNG TIN DI TRUYỀN TỪ GENE TỚI PROTEIN - Đề.pdf

BÀI 2. QUÁ TRÌNH TRUYỀN ĐẠT THÔNG TIN DI TRUYỀN TỪ GENE TỚI PROTEIN A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN Câu 1. Trong quá trình phiên mã, nucleotide loại U của gen liên kết bổ sung với loại nucleotide nào ở môi trường nội bào? A. G. B. C. C. A. D. T. Câu 2. Đâu không phải codon kết thúc dịch mã? A. 5’UAA3‘ B. 5’UCA3‘. C. 5’UCG3‘ . D. 5’UGA3‘. Câu 3: Dịch mã là quá trình A. tổng hợp phân tử rRNA B. tổng hợp phân tử DNA C. tổng hợp phân tử mRNA D. tổng hợp chuỗi polipeptit Câu 4: Phân tử nào sau đây trực tiếp làm khuôn tổng hợp chuỗi polypeptide: A. rRNA B. DNA C. tRNA D. mRNA Câu 5: Làm khuôn mẫu cho quá trình phiên mã là nhiệm vụ của A. mạch mã hoá. B. mRNA. C. mạch mã gốc. D. tRNA. Câu 6: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac ở E.coli, lactose đóng vai trò của chất A. xúc tác B. ức chế. C. cảm ứng. D. trung gian. Câu 7: Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ, điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền? A. Mã di truyền có tính đặc hiệu. B. Mã di truyền có tính thoái hóa. C. Mã di truyền có tính phổ biến. D. Mã di truyền luôn là mã bộ ba. Câu 8. Các loại nucleotide nào sau đây không là đơn phân cấu tạo nên phân tử RNA? I.adenine. II. Thymine. III. Uracil. IV. Cytosine. V. Guanine. A. 1. B. 5. C. 3. D. 2. Câu 9. Tính thoái hóa của mã di truyền là hiện tượng nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một loại amino acid. Những mã di truyền nào sau đây có tính thoái hóa? A. 5’AUG3’, 5’UGG3’. B. 5’CAG3’, 5’AUG3’. C. 5’UUU3’, 5’AUG3’. D. 5’AAC3’, 5’ACG3’. Câu 10. Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở quá trình phiên mã mà không có ở quá trình nhân đôi của DNA? A. Sử dụng nucleotidelàm nguyên liệu cho quá trình tổng hợp. B. Mạch pôlinucleotide được tổng hợp kéo dài theo chiều từ 5' đến 3'. C. Sử dụng cả hai mạch của DNA làm khuôn để tổng hợp mạch mới. D. Chỉ diễn ra trên mạch gốc của từng gen riêng rẽ. Câu 11. Phân tích vật chất di truyền của một chủng gây bệnh cúm ở gà thì thấy rằng vật chất di truyền của nó là một phân tử Nucleid acidđược cấu tạo bởi 4 loại đơn phân với tỷ lệ mỗi loại là 16%A, 24%U, 25%G, 35%c. Loại vật chất di truyền của chủng gây bệnh này là A. DNA mạch kép. B. DNA mạch đơn. C. RNA mạch đơn. D. RNA mạch kép. Câu 12: 187827 Có bao nhiêu đặc điểm sau đây là điểm khác biệt giữa cấu tạo của DNA với cấu tạo của tRNA? I. DNA có cấu tạo hai mạch còn tRNA có cấu trúc một mạch. II. DNA có cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung còn tRNA thì không. III. Đơn phân của DNA có đường kính và thành phần bazo khác với đơn phân của tRNA. IV. DNA có khối lượng và kích thước lớn hơn tRNA. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 13. Khi nói về đặc điểm của mã di truyền, kết luận nào sau đây sai? A. Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định, theo từng bộ ba theo chiều từ 3’ đến 5’ trên mRNA. B. Mã di truyền có tính phổ biến, tức là tất cả các loài đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ. C. Mã di truyền có tính thoái hoá, tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một loại amino acid, trừ AUG và UGG.

IV. Thông tin di truyền trong DNA được truyền từ tế bào này sang tế bào khác nhờ cơ chế nhân đôi DNA và phiên mã. A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 23. Có bao nhiêu sự kiện sau đây xảy ra trong điều hòa hoạt động của operon Lac khi môi trường có lactose? I. Gen điều hòa tổng hợp prôtêin ức chế. II. Prôtêin ức chế không liên kết vào vùng vận hành. III. Nhóm gen cấu trúc (Z,Y,A) thực hiện phiên mã. IV. Lactose bị phân giải, cung cấp năng lượng cho tế bào. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 24. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng? I. Một amino acid có thể được mã hóa bởi một hoặc một số bộ ba khác nhau. II. Đơn phân cấu trúc của RNA gồm 4 loại nucleotide là A, T, G, C. III. Ở sinh vật nhân sơ, amino acid mở đầu cho chuỗi polypeptide là formin methionine. IV. Trong quá trình phiên mã, có sự liên kết bổ sung giữa A với T, G với X và ngược lại. A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. Câu 25. Khi nói về ACit nucleic của sinh vật nhân thực, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Nucleotide loại U là đơn phân cấu tạo nên phân tử DNA. II. Nucleotide loại T là đơn phân cấu tạo nên phân tử RNA. III. rRNA là thành phần cấu tạo nên ribosome. IV. tRNA có chức năng vận chuyển amino acid trong quá trình dịch mã. V. DNA nằm trong nhân tế bào hoặc ở ti thể, lục lạp. A. 2. B. 4. C. 3. D. 5. B. CÂU HỎI ĐÚNG SAI Câu 26. Khi nói về bộ ba AUG ở trên mRNA của sinh vật nhân thực. Các nhận định sau đây Đúng hay Sai? A. Trên mỗi mRNA sẽ có nhiều bộ ba AUG, việc xuất hiện các bộ ba là ngẫu nhiên nên mỗi bộ ba sẽ được xuất hiện nhiều lần trên mRNA B. Trên mỗi phân tử mRNA chỉ có một bộ ba mở đầu, bộ ba này nằm ở đầu 5' của mRNA. C. Trên mỗi phân tử mRNA có nhiều bộ ba AUG. D. Tất cả các bộ ba AUG ở trên mRNA đều làm nhiệm vụ mã mở đầu. Câu 27: Khi nói về tRNA. Các nhận định sau đây Đúng hay Sai? A. Phân tử RNA vận chuyển có chức năng vận chuyển aa để dịch mã và vận chuyển các chất khác trong tế bào. B. Mỗi phân tử RNA vận chuyển có nhiều bộ ba đối mã, mỗi bộ ba đối mã khớp đặc hiệu với 1 bộ ba trên mRNA. C. Phân tử tRNA có cấu trúc 2 mạch xoắn lại với nhau như lá xẻ 3 thuỳ. D. Trên phân tử tRNA có liên kết hydrogen ở một số cặp nucleotide, theo nguyên tắc bổ sung. Câu 28. Các nhận định sau đây Đúng hay Sai? A. Tính thoái hóa của mã di truyền là hiện tượng nhiều bộ ba tin mang thông quy định cấu trúc của một loại aa. B. Trong quá trình nhân đôi DNA, cả 2 mạch của DNA đều được sử dụng làm khuôn để tổng hợp DNA mới. C. Trong quá trình phiên mã, chỉ có 1 mạch của gen được sử dụng làm khuôn để tổng hợp phân tử mRNA. D. Trong quá trình dịch mã, riboxom trượt trên phân tử mRNA theo chiều từ đầu 5’ của mRNA đến đầu 3’ của mRNA. Câu 29. Cho biết các codon mã hóa các amino acid tương ứng như sau: 5’GGG3’ – Gly; 5’CCC3’ – Pro; 5’GCU3’ – Ala; 5’CGA3’ – Arg; 5’UCG3’ – Ser; 5’AGC3’ – Ser; 5’UAC3’ – Tyr. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn mang thông tin mã hóa cho đoạn polypeptide có 5 amino acid có trình tự các nucleotide là 3’CCC-AGC- ATG-CGA-GGG5’. Các nhận định sau đây Đúng hay Sai? A. Trình tự của 5 amino acid do đoạn gen này quy định tổng hợp là Gly – Ser – Tyr- Ala - Pro. B. Nếu cặp G-C ở vị trí thứ 9 bị thay thế bằng cặp T-A thì chuỗi polypeptide sẽ còn lại 2 amino acid. C. Nếu đột biến thêm một cặp nucleotide sau vị trí cặp nucleotide thứ 15 thì trình tự và thành phần tất cả các amino acid trong đoạn polypeptide sẽ bị thay đổi.. D. Nếu đột biến mất cặp G-C ở vị trí thứ nhất thì có thể sẽ làm cho trình tự và thành phần tất cả các amino acid trong đoạn polypeptide sẽ bị thay đổi. Câu 30. Khi nói về mối quan hệ giữa gen, mRNA, chuỗi polipeptit. Các nhận định sau đây Đúng hay Sai?

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.