PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text PHẦN II CÂU HỎI ĐÚNG SAI SINH THÁI HỌC QUẦN THỂ PHẦN 1 -HS.docx

PHẦN II: CÂU HỎI ĐÚNG SAI Câu 1. Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, nhận định nào sau đây là đúng hay sai? a.Hiện tượng ăn thịt đồng loại luôn dẫn đến sự diệt vong của loài. b.Quan hệ hỗ trợ giúp quần thể thích nghi tốt hơn với môi trường, c.Quan hệ cạnh tranh chỉ xảy ra ở các quần thể thực vật. d.Sự cạnh tranh trong quần thể chỉ xảy ra khi môi trường thiếu thức ăn. Câu 2. Hầu hết các vùng đất nông nghiệp trù phú nằm trong vùng trũng và bị đe dọa bởi nước biển dâng. Spartina patens và Typha angustifolia là những thực vật đầm lầy ở khu vực nội lục châu Mỹ. Để nghiên cứu ảnh hưởng của nước biển tới hai loài loài thực vật này, các nhà nghiên cứu đã tiến hành một loạt các thí nghiệm: trồng chung hoặc trồng riêng hai loài thực vật trong các đầm lầy nước mặn và đầm lầy nước ngọt, hoặc trong nhà kính với các độ mặn khác nhau. Sinh khối trung bình (g/cm 2 ) của hai loài được thể hiện ở hình bên dưới. Theo lí thuyết, nhận định nào sau đây đúng hay sai? a. Khả năng chịu mặn T. angustifolia tốt hơn S. patens. b. Ở đầm lầy nước ngọt, T. angustifolia có ưu thế cạnh tranh tốt hơn. c. Ở khu vực do triều cường khiến nước biển dâng lên cao, T. angustifolia có xu hướng sẽ chiếm ưu thế hơn. d. S. Patens phân bố ở cả đầm lầy nước ngọt và đầm lâgy nước mặn, nhưng chiếm ưu thế cạnh tranh ở đầm lầy nước ngọt. Câu 3. Một người nông dân muốn nuôi ghép các loài cá vào cùng một ao nuôi nhằm tận dụng được diện tích và nguồn thức ăn tự nhiên trong ao. Đồ thị hình bên dưới mô tả giới hạn sinh thái về độ pH của 4 loài cá nước ngọt nhiệt đới (loài 1 đến loài 4). Trong đó, loài 1 ăn thực vật nổi, loài 2 và loài 3 cùng ăn xác loài động vật ở tầng đáy, loài 4 ăn động vật nổi. Biết rằng các nhân tố sinh thái của 4 loài này là khác nhau. Khi nói về kết quả nghiên cứu, nhận xét nào sau đây đúng hay sai? a. Loài 1 không có sự cạnh tranh về nhân tố sinh thái với loài nào cả. b. Loài 2, 3 và 4 có sự cạnh tranh về nhân tố sinh thái vì có sự trùng lặp khoảng giá trị pH lớn. c. Loài 3 và 4 có sự cạnh tranh khốc liệt về thức ăn vì có khoảng trùng lặp nhân tố sinh thái về giá trị pH lớn. d. Loài 2 và loài 4 nếu kết hợp nuôi chung có thể sinh ra hiệu quả cao nhất.
Câu 4. Hai loài sên Ba (Elysia chlorotica) và Cc (Costasiella kuroshimae) đều sử dụng tảo làm thức ăn và đều sống trong cùng một hệ sinh thái biển. Các nhà khoa học đã thực hiện nhiều thí nghiệm khác nhau để tìm hiểu về những tác động của mật độ sên biển lên mật độ tảo và tốc độ sinh trưởng của chính sên biển. Kết quả cuối cùng được thể hiện trong hai biểu đồ dưới đây. Cho các phát biểu sau đây, phát biểu nào sau đây đúng hay sai? a. Mối quan hệ giữa tảo và sên biển là quan hệ vật ăn thịt con mồi. b. Hai loài sên Cc và Ba có mối quan hệ hỗ trợ nhau. c. Khi quần thể mới hình thành loài sên Cc có khả năng sinh trưởng cao hơn. d. Khi nguồn thức ăn trong môi trường bị hạn chế, loài Ba có ưu thế cạnh tranh lớn hơn. Câu 5. Ở một đồng ruộng có 2 loài sên biển X và Y là động vật ăn tảo. Một thí nghiệm được tiến hành để tìm hiểu tác động của mật độ sên biển lên khả năng sinh trưởng của chúng và mật độ của tảo. Số liệu được trình bày như hình, phát biểu nào sau đây đúng hay sai?  a. Ở khoảng thời gian 1, loài X có khả năng sinh trưởng kém hơn loài Y.  b. Tốc độ sinh trưởng của loài Y giảm nhanh hơn so với loài X theo thời gian. c. Loài Y có ưu thế cạnh tranh cao hơn loài X khi nguồn thức ăn trong môi trường suy giảm.  d. Khi nguồn sống càng giảm, loài X có khả năng sinh trưởng giảm nhưng ưu thế cạnh tranh lại tăng. Câu 6. Cho các ví dụ sau đây: Vi dụ 1: Khi cây mọc với mật độ quá dày, một số cây không đủ ánh sáng và chất dinh dưỡng sẽ chết đi, Ví dụ 2: Cá pecca châu âu (Perea fluviatilis) ăn thịt các con cá cùng loài có kích thước nhỏ hơn, thậm chí là con của mình để tồn tại Ví dụ 3: Cá mòi tập trung thành đàn rất lớn để tránh được sự săn mồi của cá mập. Ví dụ 4: Các cây tre sống thành bụi có khả năng chống chịu gió bão tốt hơn sống đơn độc. Mỗi nhận định sau đây là đúng hay sai với các ví dụ trên? a. Có 1 ví dụ về mối quan hệ hỗ trợ cùng loài. b. Có 2 ví dụ về mối quan hệ cạnh tranh cùng loài. c. Ví dụ 1 và 2 là mối quan hệ làm kích thước quần thể có xu hướng tăng d. Ví dụ 3 và 4 là mối quan hệ có thẻ làm tăng tỉ lệ sinh sản trong quần thể. Câu 7. Tại đại học Michigan, Tiến sĩ Kerry Kriger và Giáo sư Tim James thực hiện nghiên cứu về những thánh thức mà động vật lưỡng cư phải đối mặt, tập trung vào loài nấm chytrid (Batrachochytrium dendrobatidis). Biết rằng loài nấm này khi đã bám vào được các động vật lưỡng cư sẽ tàn phá da các loài để tạo các nang để phát triển và hút chất dinh dưỡng. Thực hiện thí nghiệm ở hai khu vườn có số lượng ếch như nhau với độ tuổi và tỷ lệ sống như nhau. Ở một khu vườn 1, người ta thực hiện rải các bào tử nấm lên mặt đất, ở khu vườn 2 người ta để nguyên bình thường. Đồ thị sau thể hiện số lượng ếch ở hai khu vườn sau khi thực hiện thí nghiệm trong 6 tháng:
Xét các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng hay sai? a Ở khu vườn 1, loài nấm Batrachochytrium dendrobatidis khi xâm nhập được lên da ếch sẽ tàn phá da ếnh và cuối cùng gây suy tim làm ếch chết. b. Ở khu vườn 1, loài ếch có thể bị xóa sổ. c .Ở khu vườn 2, vào tháng thứ 4 – 5 số lượng ếch giảm là do cạnh tranh khi số lượng ếch tăng lên quá lớn gây thiếu về môi trường sống và thức ăn d . Nếu hai khu vườn đặt cạnh nhau, các nhà khoa học thực hiện mở hàng rào chắn giữa hai khu vườn và cho ếch ở khu vườn 1 và khu vườn 2 cùng chung sống với nhau thì số lượng ếch có thể tăng lên nhanh chóng. Câu 8. Cho thông tin sau đây: “Các cây cùng loài mọc cạnh nhau, khi các cây còn nhỏ, mối quan hệ hỗ trợ là chủ yếu, các cây hỗ trợ nhau chống gió, bão và nóng. Tuy nhiên, khi cây lớn, tán cây rộng và giao nhau, rễ phát triển xen vào nhau, quần thể sẽ chuyên từ quan hệ hỗ trợ sang cạnh tranh. Các cây cạnh tranh nhau ánh sáng, nước và chất dinh dưỡng. Hậu quả là những cá thể cạnh tranh yếu bị đào thải”. Theo lý thuyết, phát biểu nào sau đây đúng hay sai? a. Mô tả hai mối quan hệ hỗ trợ cùng loài trong suốt các giai đoạn. b. Giai đoạn nhỏ các cây cạng tranh chủ yếu. c. Giai đoạn trưởng thành do bị hạn chế nguồn sống, không gian, .. mỗi quan hệ giữa các cây chủ yếu là cạnh tranh. d. Dựa trên thông tin trên giúp ta trồng trọt, chăn nuôi với mật độ thích hợp để mang lại năng suất cao nhất. Câu 9. Cho thông tin sau “Trong tự nhiên, nhiều loài sinh vật thường quần tụ thành nhóm hay bày đàn. Khi đó, các cá thể này có mối quan hệ hỗ trợ nhau trong các hoạt động sống như tìm kiếm nguồn sống, chống lại điều kiện bất lợi của môi trường, chống lại kẻ thù,... ở thực vật, những cây sống theo nhóm chịu dựng gió bão và hạn chế sự thoát hơi nước tốt hơn những cây sống riêng lẻ. Một số cây sống gần nhau có hiện tượng rễ dính liền nhau, nhờ đó nước và dinh dưỡng khoáng có thể dẫn truyền từ cây này sang cây khác” ,nhận định nào sau đây đúng hay sai? a. Thông tin trên nói lên mối quan hệ cạnh tranh trong quần thể. b. Mối quan hệ này không góp phần tích cực cho sự tồn tại của quần thể trong tự nhiên. c. Dựa trên mối quan hệ này trong quần thể giúp cho việc trồng một số cây ở vùng ven biển cần mật độ thích hợp. d. Việc hiểu biết mối quan hệ này giúp việc trồng trọt chăn nuôi mật độ, số lượng phù hợp để chống chọi những bất lợi của điều kiện môi trường. Câu 10. Đặc điểm phân bố của quần thể sinh vật chịu tác động bởi các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh. Một nghiên cứu được thực hiện ở dãy núi Santa Catalina nơi mà khu vực chân núi có độ ẩm cao. Độ ẩm đất giảm dần từ chân núi lên đỉnh núi khô hạn. Hình bên biểu thị kết quả nghiên cứu mật độ cá thể của ba loài thực vật A, B, C ở 6 vị trí theo độ cao của sườn núi. Cho biết vị trí 1, 2 tương ứng độ ẩm thấp, 3 và 4 độ ẩm trung bình, 5 và 6 độ ẩm cao
Trong các nhận định dưới đây, nhận định nào sau đây đúng hay sai? a. Khu vực có độ ẩm trung bình mức độ cạnh tranh cao. b. Khu vực có độ ẩm cao có sự cạnh tranh thấp hơn. c. Khu vực có độ ẩm thấp không có cạnh tranh khác loài. d. Khu vực có độ ẩm cao có sự cạnh tranh cao hơn. Câu 11. Đọc thông tin sau “Mối quan hệ hỗ trợ diễn ra khi các cá thể sống cùng với nhau, sự hỗ trợ giữa các cá thể đảm bảo cho quần thể thích nghi với các điều kiện môi trường, tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể. Mối quan hệ hỗ trợ được thể hiện qua hiệu quả nhóm. Ở thực vật, khi sống thành từng nhóm, cây có khả năng chống được gió bão và hạn chế sự thoát hơi nước tốt hơn. Động vật có hiện tượng tụ họp thành bầy đàn để săn mổi, chống lại kẻ thù, sinh sản. Ví dụ: Cá mòi tập trung thành đàn rất lớn để tránh được sự săn mồi của cá mập” (thông tin SGK 12 – Chân trời sáng tạo). Nhận định nào sau đây đúng hay sai? a. Mối quan hệ hỗ trợ dẫn đến nhiều lợi ích cho từng cá thể. b. Quan hệ hỗ trợ giúp các cá thể tìm kiếm thức ăn ít hiệu quả hơn. c. Quan hệ hỗ trợ giúp giảm khả năng sinh sản. d. Quan hệ hỗ trợ giúp chống lại tốt hơn kẻ thù, sinh vật đối địch với chúng. Câu 12. Hình dưới đây mô tả các kiểu phân bố các cá thể trong quần thể. Mỗi nhận định sau đây là đúng hay sai về các kiểu phân bố này? a. Kiểu phân bố (a) gặp ở môi trường các khu phân bố đồng đều. b. Kiểu phân bố (b) các cá thể thường có tính cạnh tranh gay gắt nhau. c. Kiểu phân bố (c) gặp ở môi trường các khu phân bố đồng đều. d. Kiểu phân bố (c) này ít gặp trong tự nhiên nhưng phổ biến ở các quần thể cây trồng. Câu 13. Khi nói đến kiểu phân bố quần thể, nhận định nào sau đây đúng hay sai? a. Phân bố cá thể trong quần thể là vị trí tương đối của các cá thể trong không gian sống của quần thể. b. Kiểu phân bố biểu thị đặc điểm phân bố nguồn sống của môi trường, mức độ khai thác nguồn sống và sự tương tác giữa các cá thể trong quần thể.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.