Nội dung text 6201.SKKN - ỨNG DỤNG CỘNG CỤ AI GEMINI CHATBOT TRONG DẠY HỌC STEM MÔN VẬT LÍ 11.pdf
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN Kính gửi: 1. Tên sáng kiến: Ứng dụng cộng cụ AI Gemini Chatbot trong dạy học STEM môn Vật Lí 11 2. Quyết định công nhận sáng kiến của cơ sở nơi sáng kiến được công nhận (số .. ngày... tháng... năm ....) Chỉ ghi khi nộp về Sở sau khi có kết quả cấp trường. 3. Tác giả sáng kiến: Số TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Chức vụ, đơn vị công tác Trình độ chuyên môn 1 4. Thời điểm sáng kiến được áp dụng: 5. Nội dung sáng kiến: STEM là viết tắt của Science, Technology, Engineering, và Mathematics (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học), là một phương pháp giảng dạy và học tập tích hợp nội dung kiến thức và các kỹ năng đặc thù của các môn học này. Thay vì dạy bốn môn học này một cách riêng lẻ, giáo dục STEM kết hợp chúng thành các bài học hay dự án học tập, giúp học sinh áp dụng kiến thức một cách có ý nghĩa và sinh động, tạo ra sản phẩm có thể áp dụng trong thực tiễn. Bên cạnh đó, để dạy tốt một dự án STEM gặp rất nhiều khó khăn, Một trong những khó khăn lớn nhất của giáo viên khi dạy STEM là tiếp tục bắt kịp với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và khoa học. Họ phải luôn cập nhật kiến thức mới và nắm vững các công nghệ mới nhất để có thể truyền đạt thông tin một cách hiệu quả. Đồng thời, việc tìm kiếm và phát triển các tài liệu giảng dạy phù hợp cũng là một thách thức đáng kể. Vì thế tôi đã tìm và sử dụng một công cụ đó là Gemini Chatbot, mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) được phát triển bởi Google AI. Nó được đào tạo trên một tập dữ liệu khổng lồ gồm văn bản và mã của Google, vì vậy nó cho phép người dùng có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, công cụ này có thể hỗ trợ GV trong việc thiết kế bài giảng, tìm kiếm nguồn tài liệu và có thể gợi ý và đưa ra hướng dẫn các bước thực hiện một dự án STEM. Do vậy, tôi quyết định chọn đề tài “Ứng dụng cộng cụ AI Gemini Chatbot trong dạy học STEM môn Vật Lí 11” Đề tài được thực hiện tại trường THPT Bùi Hữu Nghĩa với 2 lớp đang thực dạy là 11A9 và lớp 11A8, đề tài được đưa vào nghiên cứu từ tháng 9 năm 2023 cho đến tháng 3 năm 2024. Việc nghiên cứu với mục đích tập trung vào tác động tích cực của công nghệ AI mang lại trong việc dạy và học của giáo viên và học sinh, kết quả mang lại có sự khác biệt rõ ràng.
2 Quá trình thực hiện đề tài như sau: - Giai đoạn 1 (Từ tháng 09/2023 đến tháng 12/2023):dạy học kiến thức nền và hướng dẫn sử dụng công cụ Gemni Chatbot Giai đoạn này tập trung vào việc giảng dạy được xem như là cung cấp kiến thức nền cho HS, kiến thức trọng tâm nằm phạm vi kiến thức bài “sóng dừng”, song song giai đoạn này cũng ứng dụng công nghệ Gemni vào trong dạy học, giúp HS và GV tiếp cận và làm quen với công cụ này. Hướng dẫn sử dụng công cụ Gemini Chatbot: Bước 1. Truy cập trang web Gemini: https://gemini.google.com/app Bước 2. Click chọn biểu tượng đăng nhập trên giao diện Hình ảnh. Giao diện ban đầu của công cụ Gemini Chatbot Bước 3. Điền thông tin đăng nhập là tài khoản email của người dùng.
3 Hình ảnh. Giao diện đăng nhập của công cụ Gemini Chatbot Bước 4. Tới giao diện chính của công cụ, nhập câu lệnh tại khung và để đưa ra các yêu cầu cho công cụ. Hình ảnh. Giao diện chính của công cụ Gemini Chatbot
4 Hướng dẫn tìm kiếm tài liệu khoa học với Gemini Chatbot: Bước 1. Nhập từ khóa tìm kiếm. Nhập từ khóa liên quan đến tài liệu khoa học bạn muốn tìm kiếm vào hộp tìm kiếm. Với nội dung tìm kiếm là “Tóm tắt lý thuyết bài sóng dừng bộ sách Kết nối tri thức” kết quả công cụ trả về như sau: I. Thí nghiệm tạo sóng dừng: Cho một dây đàn căng theo chiều dài L, cố định hai đầu. Dùng máy tạo sóng để tạo ra sóng truyền trên dây. Khi sóng truyền đến đầu cố định, phản xạ ngược lại và giao thoa với sóng tới, tạo ra sóng dừng. II. Giải thích sự tạo thành sóng dừng: Do giao thoa giữa sóng tới và sóng phản xạ, tại các điểm cách đầu cố định một khoảng bằng bội số lẻ của λ/2 sẽ xảy ra hiện tượng giao thoa cực đại, tạo thành các nút sóng. Tại các điểm cách đầu cố định một khoảng bằng bội số nguyên của λ/2 sẽ xảy ra hiện tượng giao thoa cực tiểu, tạo thành các bụng sóng. III. Đặc điểm của sóng dừng: Sóng dừng có các nút và bụng sóng xen kẽ nhau. Khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp hoặc hai bụng sóng liên tiếp bằng λ/2. Tần số của sóng dừng bằng tần số của sóng tới. Biên độ của sóng dừng tại các điểm khác nhau trên dây phụ thuộc vào vị trí của điểm đó. IV. Điều kiện để có sóng dừng: Sóng tới phải là sóng ngang. Hai đầu của dây phải cố định. Chiều dài dây phải thỏa mãn điều kiện: L = (2n - 1)λ/2, với n là số nguyên dương. V. Sóng dừng trong các nhạc cụ: Sóng dừng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo âm thanh cho các nhạc