Nội dung text Tuan 31.pdf
Người soạn: Lê Hồng Minh – Giáo viên trường TH&THCS Quang Trung - GV giúp HS điều chỉnh những sơ đồ bị sai. - GV nhận xét, chốt ý: Các sinh vật trong tự nhiên có mỗi liên hệ với nhau về thức ăn, sinh vật này là thức ăn của sinh vật khác, mối liên hệ đó nối tiếp nhau tạo thành chuỗi thức ăn. - HS lắng nghe, điều chỉnh. - HS lắng nghe, nhắc lại. HĐ 1.2: (Làm việc nhóm 4,5) - GV giới thiệu mối liên hệ về thức ăn giữa các sinh vật rất đa dạng, bao gồm cả các sinh vật trên cạn và dưới nước. - GV cho HS quan sát hình 5 và đọc yêu cầu nhiệm vụ cần thực hiện. + Mô tả mối liên hệ giữa các sinh vật trong hồ nước. + Cho biết sinh vật đứng đầu chuỗi thức ăn đó. - GV cho các nhóm trình bày trước lớp về những nội dung đã thảo luận. - GV nhận xét, chốt ý: Các chuỗi thức ăn được thể hiện bằng sơ đồ với các mũi tên, sinh vật đứng trước là thức ăn của sinh vật đứng sau mũi tên. - HS lắng nghe. - HS quan sát hình 5 và đọc yêu cầu nhiệm vụ cần thực hiện. + Mối liên hệ giữa các sinh vật trong hồ nước: Bèo tấm là thức ăn của ốc, ốc là thức ăn của cá trê. Thực vật phù du là thức ăn của động vật phù du, động vật phù du là thức ăn của ấu trùng tôm, ấu trùng tôm là thức ăn của cá chép. + Sinh vật đứng đầu chuỗi thức ăn đó là thực vật thủy sinh (bèo tấm và thực vật phù du). - Các nhóm trình bày trước lớp về những nội dung đã thảo luận, nhóm khác nhận xét. - HS lắng nghe, nhắc lại. 4. Vận dụng trải nghiệm. - Mục tiêu:
Người soạn: Lê Hồng Minh – Giáo viên trường TH&THCS Quang Trung + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Nêu được một số ví dụ về chuỗi thức ăn trong tự nhiên. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: - GV tổ chức trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng” - GV chia HS thành các nhóm (4,5 HS), mỗi em trong nhóm cầm một hình ảnh về một loài sinh vật. Trong thời gian, 1 phút các em lập sơ đồ thể hiện mối liên hệ về thức ăn giữa các sinh vật. Nhóm nào làm đúng và nhanh nhất dành chiến thắng. - Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. - Học sinh lắng nghe yêu cầu và tham gia trò chơi. - HS lắng nghe. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. ---------------------------------------------------