PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Bài 2. Một số cơ chế phản ứng trong hoá học hữu cơ.docx

1 Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… BÀI 2: MỘT SỐ CƠ CHẾ PHẢN ỨNG TRONG HÓA HỌC HỮU CƠ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nêu được khái niệm về tác nhân electrophile và nucleophile. - Trình bày được một số cơ chế phản ứng thế trong hóa học hữu cơ: Cơ chế thế gốc S R (vào carbon no của alkane), cơ chế cộng electrophile A E (vào nối đôi C=C của alkene), cơ chế thế electrophile S E Ar (vào nhân thơm), cơ chế thế nucleophile S N 1, S N 2 (phản ứng thủy phân dẫn xuất halogen), cơ chế cộng nucleophile A N (vào hợp chất carbonyl). - Giải thích được sự tạo thành sản phẩm và hướng của một số phản ứng (cơ chế thế gốc S R vào carbon no của phân tử alkane và cơ chế cộng electrophile A E vào nối đôi C=C của alkene theo quy tắc cộng Markovnikov). 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Đọc SGK và tài liệu tham khảo, chủ động tìm hiểu khái niệm mới, rèn luyện kĩ năng mới và tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm, hợp tác với các thành viên trong nhóm/lớp, báo cáo kết quả,… trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng kiến thức bài học để tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề của cuộc sống hàng ngày có liên quan. Năng lực hóa học: - Năng lực nhận thức hóa học:  Nêu được khái niệm về tác nhân electrophile và nucleophile.
2  Trình bày được một số cơ chế phản ứng thế trong hóa học hữu cơ: Cơ chế thế gốc S R (vào carbon no của alkane), cơ chế cộng electrophile A E (vào nối đôi C=C của alkene), cơ chế thế electrophile S E Ar (vào nhân thơm), cơ chế thế nucleophile S N 1, S N 2 (phản ứng thủy phân dẫn xuất halogen), cơ chế cộng nucleophile A N (vào hợp chất carbonyl). - Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được sự tạo thành sản phẩm và hướng của một số phản ứng (cơ chế thế gốc S R vào carbon no của phân tử alkane và cơ chế cộng electrophile A E vào nối đôi C=C của alkene theo quy tắc cộng Markovnikov). 3. Phẩm chất - Chăm chỉ: Tích cực tiếp nhận kiến thức mới, tích cực giải quyết các vấn đề được nêu trong bài giảng hoặc trong hoạt động. - Trách nhiệm: Nhận thức đầy đủ trách nhiệm trong các hoạt động và hoàn thành hoạt động theo đúng thời gian và yêu cầu. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - SGK, SGV, SBT. - Máy tính, máy chiếu. 2. Đối với học sinh - SGK, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC a. Mục tiêu: Kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú của HS về chủ đề sẽ học; tạo không khí lớp học sôi nổi, chờ đợi, thích thú. b. Nội dung: HS trải nghiệm qua tình huống có vấn đề, trong đó chứa đựng những nội dung kiến thức, những kĩ năng để phát triển phẩm chất, năng lực mới. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về sản phẩm và loại phản ứng của một phản ứng hóa học hữu cơ đã học. d. Tổ chức thực hiện:
3 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS: Viết phương trình hóa học của phản ứng monochlorine hóa methane, cho biết loại phản ứng. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời: + Phương trình hóa học: CH 4 + Cl 2 CH 3 Cl + HCl. + Loại phản ứng: Phản ứng thế. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, kết luận và dẫn dắt HS vào bài học: Trên thực thế sản phẩm của phản ứng monochlorine hóa methane có lẫn một lượng nhỏ ethane. Để lí giải được tại sao lại có hiện tượng này, chúng ta cùng đi tìm hiểu cơ chế của phản ứng thông qua bài học ngày hôm nay – Bài 2: Một số cơ chế phản ứng trong hóa học hữu cơ. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm tác nhân electrophile và tác nhân nucleophile a. Mục tiêu: Phân biệt được chất phản ứng và tác nhân phản ứng; nhận ra được tác nhân electrophile và tác nhân nucleophile trong các cơ chế phản ứng. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, tìm hiểu thông tin để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS phân biệt được chất đóng vai trò là tác nhân electrophile hay nucleophile trong phản ứng cụ thể. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV giới thiệu về khái niệm chất phản ứng và tác nhân phản ứng (DKSP). I. Tác nhân electrophile và tác nhân nucleophile - Trong phản ứng hóa học hữu
4 - GV dùng ví dụ sau để giải thích các khái niệm chất phản ứng, tác nhân phản ứng, tác nhân electrophile và tác nhân nucleophile: Phản ứng: CH 2 =CH 2 + HCl → CH 3 -CH 2 -Cl + Chất phản ứng: CH 2 =CH 2 . + Tác nhân phản ứng (tác nhân electrophile): HCl. + Cơ chế phản ứng: - GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức vừa được cung cấp, nhắc lại: Đặc điểm, vai trò của tác nhân electrophile và tác nhân nucleophile. Nêu ví dụ minh họa. - GV tổ chức cho HS khắc sâu kiến thức thông qua hoàn thành mục Câu hỏi: Cho các tiểu phân sau: - OH, H 2 O, H + , NH 3 , C 2 H 5 O - , C 2 H 5 OH, Br + , Br - . Trong các tiểu phân trên, tiểu phân nào là tác nhân electrophile, tiểu phân nào là tác nhân nucleophile? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS lắng nghe GV giảng, nghiên cứu thông tin trong SGK để tìm câu trả lời. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi: * Trả lời câu hỏi của GV (DKSP) * Trả lời mục Câu hỏi: - Tác nhân electrophile: H 2 O (nguyên tử H tích một phần cơ, các chất hữu cơ phức tạp hơn thường được gọi là chất phản ứng, các chất hữu cơ đơn giản hơn hoặc các chất vô cơ thường được gọi là tác nhân phản ứng. Tác nhân electrophile - Là các tiểu phân thiếu electron, có khả năng nhận electron, có ái lực với electron. - Ví dụ: H + , R + , Br + , + NO 2 ,… - Thường tham gia các phản ứng cộng electrophile, thế electrophile. Tác nhân nucleophile - Là các tiểu phân giàu electron, có khả năng nhường electron, có ái lực với hạt nhân. - Ví dụ: NH 3 , CH 3 NH 2 , C 2 H 5 OH, R - , - OH,… - Thường tham gia phản ứng cộng nucleophile, thế nucleophile.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.