PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 0. ĐỀ ĐẦY ĐỦ (120 câu).docx

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC – APT 2025 ĐỀ THAM KHẢO – SỐ 10 HƯỚNG DẪN LÀM BÀI THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Đề thi ĐGNL ĐHQG-HCM được thực hiện bằng hình thức thi trực tiếp, trên giấy. Thời gian làm bài 150 phút. Đề thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan 04 lựa chọn. Trong đó: + Phần 1: Sử dụng ngôn ngữ: ➢ Tiếng Việt: 30 câu hỏi; ➢ Tiếng Anh: 30 câu hỏi. + Phần 2: Toán học: 30 câu hỏi. + Phần 3: Tư duy khoa học: ➢ Logic, phân tích số liệu: 12 câu hỏi; ➢ Suy luận khoa học: 18 câu hỏi. Mỗi câu hỏi trắc nghiệm khách quan có 04 lựa chọn (A, B, C, D). Thí sinh lựa chọn 01 phương án đúng duy nhất cho mỗi câu hỏi trong đề thi. CẤU TRÚC ĐỀ THI Nội dung Số câu Thứ tự câu Phần 1: Sử dụng ngôn ngữ 60 1 – 60 1.1 Tiếng Việt 30 1 – 30 1.2 Tiếng Anh 30 31 - 60 Phần 2: Toán học 30 61 - 90 Phần 3: Tư duy khoa học 30 91 - 120 3.1. Logic, phân tích số liệu 12 91 - 102 3.2. Suy luận khoa học 18 103 - 120
PHẦN 1: SỬ DỤNG NGÔN NGỮ 1.1: TIẾNG VIỆT Câu 1: Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi: “Ba năm trôi qua. Một hôm trời mưa, chồng rỗi việc ở nhà, vợ ngồi vá áo. Chồng thấy đàn gà thi nhau mổ thóc ở thúng, sẵn có thỏi vàng của vợ trong thúng khâu, hắn không biết là vật gì liền cầm lấy ném đàn gà. Chằng may ném mạnh quá thỏi vàng văng luôn xuống sông. Thấy vậy, vợ trách chồng: - Kìa, người sao mà ngu đần thế! Anh có biết anh vừa ném cái gì không? Chồng đáp gọn lỏn: - Chả biết. - Đấy là vàng quý nhất ở trên thế gian đấy. - Thứ ấy thì thiếu gì. Những lúc bắt cá ở một vũng kia tôi vẫn nhặt được luôn nhưng không biết dùng làm gì nên lại vứt bỏ.” (Truyện cổ tích Việt Nam, Đồng tiền Vạn Lịch) Trong đoạn trích trên, biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng để làm nổi bật tính cách của nhân vật người chồng? A. Nhân hóa. B. Phóng đại. C. Tương phản. D. Điệp ngữ. Câu 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Những năm trước 60, cái dốc ngã sáu Hàng Kèn ban đêm thanh vắng lắm. Những cây sấu, cây sữa cũng chưa như mấy năm sau phải một trận bom Mỹ đánh sập hai ngôi nhà và mấy gốc cổ thụ. Bờ hè dưới hai hàng cây hiu hắt khơi lại cảnh xưa cũ, còn cái bờ tường đắp dòng chữ xi măng nổi Phúc Đình cha, tên hiệu thuốc sốt rét nổi tiếng một thời. Nhớ Cây Thị Hàng Kèn đầu Lê Lợi, cuối Hàng Giò nhiều hơn tên phố mới, đối với chúng tôi. Mấy hàng phở gánh và quán cóc. Nơi ăn đường ăn chợ này không chè chén xô bồ như trên ngõ Sầm Công, chim quay Tiểu Lạc Viên, cà phê phin Ca, cà phê đá Lý Hảo… Cũng không ví được với cơm tám Tân Việt, Việt Hương quanh chợ Hôm gần đấy.” (Tô Hoài, Cát bụi chân ái) Qua đoạn trích, tác giả chủ yếu muốn nhấn mạnh điều gì về không gian và đời sống của Hà Nội
những năm trước 1960? A. Sự đối lập giữa vẻ thanh vắng của Hà Nội trước đây và sự sầm uất sau này. B. Ký ức về một Hà Nội giản dị, gần gũi với những nét văn hóa đời thường. C. Sự thay đổi về tên phố và phong cách sinh hoạt của người dân Hà Nội. D. Ảnh hưởng của chiến tranh đối với không gian đô thị và ký ức người dân Hà Nội. Câu 3: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Quậy nhất đám là mấy tay Thúc Tể, Trọng Quy, Bùi Tuân thì chất phác, Yến Lan hiền lành e ngại, Chế Lan Viên như cô nữ sinh thẹn thò nhưng đôi mắt có nhiều ánh lửa vàng tinh tế. Hình như anh Trí đặc biệt mến Hoan hơn cả. Còn Hoàng Tùng Ngân, tôi gọi là trầm ngâm vì ít nói mà Mẹ tôi khen có cái miệng sang tướng. Hoàng Diệp thì có dáng dấp thi sĩ đa tình. Tôn Thất Vỹ khắc khổ như một nhà tu. Còn anh Mĩ (hay Thống gì đó) một người bạn đến sau, hơi ngỡ ngàng một chút, thỉnh thoảng đưa bài thơ cho anh Trí phê phán mà vẻ áy náy bồn chồn khiến Anh bật cười nói đùa: “Nghe nói Anh có bài thơ tuyệt vời lắm, còn làm bài khác làm chi nữa. Sao không mang xuống cho anh em xem với.” (Nguyễn Bá Tín, Hàn Mặc Tử anh tôi) Đoạn trích cho thấy tác giả đã khắc họa hình ảnh các nhân vật qua phương thức nào? A. So sánh và đối chiếu tính cách từng nhân vật để làm nổi bật sự đa dạng. B. Miêu tả trực tiếp ngoại hình và hành động để khắc họa chân dung nhân vật. C. Sử dụng lời kể kết hợp nhận xét chủ quan của người kể chuyện để khắc họa tính cách. D. Nhấn mạnh đặc điểm nổi bật của từng nhân vật qua hình tượng ẩn dụ và biểu cảm. Câu 4: Đọc đoạn thơ dưới đây và trả lời câu hỏi: “Một gánh kiền khôn quẩy tếch ngàn, Hỏi chi bán đó, dạ rằng than. Ít nhiều miễn được đồng tiền tốt, Hơn thiệt nài bao gốc củi tàn. Ở với lửa hương cho vẹn kiếp,
Thử xem sắt đá có bền gan. Nghĩ mình lem luốc toan nghề khác, Nhưng sợ trời kia lắm kẻ hàn.” (Trần Khánh Dư, Bán than) Xác định thể thơ của đoạn thơ trên? A. Ngũ ngôn bát cú. B. Ngũ ngôn tứ tuyệt. C. Thất ngôn bát cú. D. Thất ngôn tứ tuyệt. Câu 5: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Loan lại tìm đến phố Dũng ở. Vì hôm đó trời nắng ráo, nên hai dãy nhà trông bớt vẻ tồi tàn. Loan tò mò nhìn vào trong mấy gian nhà tối trăm, lạnh lẽo. Thấy từng gia đình lúc nhúc trong bóng tối, trong khi ở ngoài trời nắng mới, ánh sáng rực rỡ phất phới trên lá cây. Loan bùi ngùi liên tưởng đến những người tự dấn thân vào một cuộc đời ảm đạm, đi bên cạnh những sự vui sướng trời đã dành riêng cho mà vô tình không biết. Rồi Loan nghĩ đến chính thân mình: đời nàng xoay về ngả nào chỉ lát nữa nàng sẽ rõ; nàng đương ở một ngã ba, hiện giờ còn lưỡng lự chưa biết bước theo con đường nào. Hai cảnh đời vẽ ra trước mắt nàng, một cảnh đời nàng thấy lộng lẫy, nhưng chất đầy những sự nguy hiểm, nàng còn sợ chưa dám cả gan bước vào, và một cảnh đời bằng phẳng đầy những sự tầm thường nhỏ mọn mà có lẽ là cảnh đời của nàng về sau đây.” (Nhất Linh, Đoạn tuyệt) Trong đoạn văn trên, ý nào không được thể hiện trực tiếp qua suy nghĩ của nhân vật Loan? A. Loan cảm thấy bùi ngùi trước cuộc sống tối tăm, ảm đạm của những người xung quanh. B. Loan phân vân giữa hai ngã rẽ trong cuộc đời, một đầy lộng lẫy nhưng nguy hiểm, một bằng phẳng nhưng tầm thường. C. Loan tự trách mình vì đã bỏ lỡ nhiều niềm vui mà cuộc đời ban tặng. D. Loan quan sát cuộc sống xung quanh và liên hệ với chính hoàn cảnh của mình. Câu 6: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Hồi còn trẻ, tôi thường ao ước về sau sinh được một lũ con. Tôi thấy mình vừa hát vừa leo lên những dãy núi, vượt qua các đại dương cùng những thủy thủ bé nhỏ nom rất giống tôi, đi khắp thế giới với phía sau là một bầy trẻ con vui vẻ, tò mò, ánh mắt sống động, những đứa trẻ sẽ được tôi dạy

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.