Nội dung text ĐỀ SỐ 2 - GV.docx
ĐỀ SỐ 2 Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Thành phần cấu tạo chỉ có ở tế bào thực vật, không có ở tế bào động vật là A. không bào, lục lạp. B. lục lạp, ti thể. C. thành tế bào, lục lạp D. thành tế bào, không bào. Câu 2. Vi sinh vật hoá tự dưỡng cần nguồn năng lượng và nguồn carbon chủ yếu từ A. ánh sáng và CO 2 . B. ánh sáng và chất hữu cơ. C. chất vô cơ và CO 2 . D. chất hữu cơ. Câu 3. Đặc điểm nào sau đây về cảm ứng ở động vật khác với cảm ứng ở thực vật? A. Cảm ứng ở động vật diễn ra nhanh hơn và khó nhận thấy hơn cảm ứng ở thực vật. B. Hình thức phản ứng ở động vật đa dạng hơn nhưng kém chính xác hơn ở thực vật. C. Hình thức cảm ứng ở động vật nhẹ nhàng và yếu ớt hơn ở thực vật. D. Cảm ứng ở động vật diễn ra nhanh, dễ nhận thấy hơn ở thực vật. Câu 4. Nghiên cứu vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng đối với sự sinh trưởng của một loài thực vật thân thảo trên cạn. Sau 20 ngày theo dõi thí nghiệm, người ta thu được số liệu trong bảng sau: Ion khoáng Hàm lượng trong tế bào rễ 2,6 1,2 0,6 0,07 Hàm lượng trong dung dịch dinh dưỡng 0,6 1,6 0,3 0,3 Sự hấp thụ ion nào sau đây bị ảnh hưởng mạnh khi lượng ATP do tế bào lông hút tạo ra giảm dưới tác động điều kiện môi trường? A. Ion và . B. Ion và . C. Ion và . D. Ion và . Câu 5. Trong thực tiễn sản xuất, biện pháp nào sau đây được sử dụng để điều khiển giới tính trong sản xuất cá rô phi đơn tính? A. Trộn hormone vào thức ăn. B. Tăng số lượng cá giống. C. Giảm sự cạnh tranh. D. Tăng tốc độ sinh trưởng của cá. Câu 6. Loại nucleotide nào sau đây chỉ tham gia cấu trúc phân tử RNA? A. Adenine. B. Guanine. C. Uracil. D. Thymine.
Câu 7. Trong quá trình tách chiết DNA từ tế bào sinh vật, mẫu vật được nghiền, lọc, sau đó dịch lọc được bổ sung ethanol nhằm mục đích nào sau đây? A. Làm sạch mẫu vật. B. Kết tủa DNA trong nhân tế bào. C. Làm sạch DNA. D. Phá vỡ tế bào. Câu 8. Sơ đồ ở hình bên mô tả quá trình nào sau đây? A. Phiên mã để tổng hợp mRNA. B. Tái bản tạo DNA. C. Tổng hợp chuỗi polypeptide. D. Phiên mã ngược tạo cDNA. Câu 9. Vi khuẩn Streptococcus mutans tạo màng sinh học trên bề mặt răng, gây sâu răng. Nghiên cứu chất điều hoà cảm ứng mật độ ở vi khuẩn, ức chế hình thành màng sinh học có thể kiểm soát bệnh sâu răng ở người. Biện pháp này dựa trên cơ sở nào sau đây? A. Sử dụng loại vi khuẩn đối kháng với vi khuẩn gây sâu răng. B. Nghiên cứu chất kháng vi khuẩn. C. Điều hoà biểu hiện gene ở sinh vật nhân sơ. D. Sử dụng chất phá vỡ màng sinh học. Câu 10. Tạo vector tái tổ hợp mang các vùng điều hoà được biến đổi để tăng cường phiên mã, dịch mã đã được ứng dụng để cải tiến hiệu quả sản xuất protein tái tổ hợp. Cơ sở của biện pháp này là A. quá trình biểu hiện gene. B. quá trình tái bản DNA. C. gây đột biến gene vùng điều hoà. D. bổ sung chất ức chế quá trình tổng hợp protein.
Câu 11. Xuất phát từ nhu cầu cần có những giống lúa thơm chất lượng cao, ngắn ngày nhằm mở rộng vùng chuyên canh lúa ở những vùng ngập lũ, nghiên cứu đã lựa chọn sử dụng một giống lúa Amaroo nhập nội từ châu Úc có thời gian sinh trưởng ngắn (70 - 75 ngày) và thấp cây (70 – 80 cm) và một giống lúa thơm đang trồng phổ biến là Jasmine85-B3. Biện pháp tạo giống lúa mới này được thực hiện dựa trên phương pháp nào sau đây? (Nguồn: Nguyễn Phúc Hảo, Võ Công Thành, Trần Ngọc Quý, Phạm Văn Phượng, "Lai tạo và tuyển chọn giống lúa ngắn ngày theo hướng năng suất cao, phẩm chất tốt" tại Trường Đại học Cần Thơ, Tạp chí Khoa học 2009:11 98-108 Trường Đại học Cần Thơ) A. Lai xa. B. Lai hữu tính. C. Đa bội hoá. D. Tạo dòng thuần. Câu 12. Liệu pháp gene là phương pháp sử dụng gene để điều trị hoặc ngăn ngừa bệnh tật. Hình dưới đây thể hiện nguyên lí nào trong liệu pháp gene? A. Đưa gene gây chết vào tế bào. B. Đưa gene ức chế vào tế bào. C. Đưa gene lành vào tế bào. D. Đưa gene chỉnh sửa vào tế bào. Câu 13. Bằng chứng tiến hoá nào sau đây là bằng chứng sinh học phân tử? A. Tất cả các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. B. Xương tay của người có cấu trúc tương đồng với xương chi trước ở thú. C. Protein của các loài sinh vật đều cấu tạo từ 20 loại amino acid. D. Xác sinh vật sống ở các thời đại trước được bảo quản trong lớp hổ phách. Câu 14. Hình dưới đây thể hiện hình thái và giải phẫu của chi trước hoặc cánh ở một số động vật. Nhận định nào sau đây đúng khi so sánh cấu trúc chi trước và cánh ở các loài động vật này? A. Đây là bằng chứng phân tử chứng minh nguồn gốc chung của các loài động vật này.
B. Chi trước, cánh của các loài động vật này là cơ quan tương tự. C. Cấu tạo chi trước, cánh là các cơ quan bị thoái hoá. D. Các loài động vật này có sự tương đồng trong cấu trúc chi trước, cánh. Câu 15. Theo thuyết tiến hoá hiện đại, nhân tố tiến hoá nào sau đây có thể làm phong phú vốn gene của quần thể? A. Phiêu bạt di truyền. B. Dòng gene. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Giao phối không ngẫu nhiên. Câu 16. Trong phương thức hình thành loài cùng khu vực địa lí, nhân tố nào sau đây là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật? A. Sự thay đổi điều kiện địa lí. B. Sự cách li địa lí. C. Đột biến. D. Chọn lọc tự nhiên. Câu 17. Nhận định nào sau đây không đúng về tiến hoá lớn? A. Xảy ra ở phạm vi loài và các đơn vị phân loại trên loài. B. Hình thành loài mới và các bậc phân loại cao hơn. C. Làm thay đổi tần số alele quy định kích thước mỏ chim. D. Tiến hoá lớn bao gồm sự tuyệt chủng. Câu 18. Trong giai đoạn cây lạc ra hoa, tạo quả cần điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ đầy đủ, dinh dưỡng nhiều,... nếu một nhân tố sinh thái thay đổi không thuận lợi sẽ ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của lạc, đó là quy luật tác động nào sau đây? A. Quy luật tác động không đồng đều của nhân tố sinh thái. B. Quy luật tác động tổng hợp của nhân tố sinh thái. C. Quy luật tác động của nhân tố vô sinh của nhân tố sinh thái. D. Quy luật tác động qua lại của nhân tố sinh thái. Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai: Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Thí nghiệm được thực hiện trên đất canh tác 2 vụ lúa ở vụ Mùa 2017 tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Các giống lúa tham gia thí nghiệm gồm HDT8, Kim Cương 111, Thiên ưu 8 và Bắc thơm 7. Kết quả thí nghiệm cho thấy các giống lúa có thời gian sinh trưởng từ 103 đến 110 ngày, trong đó giống Kim cương 111 có thời gian sinh trưởng ngắn nhất (chỉ 103 ngày). Sự tích luỹ chất khô của giống Thiên ưu 8 cao nhất trong tất cả các thời kì theo dõi. Sâu bệnh hại gồm sâu đục thân, rầy nâu, sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn và khô vằn, song bị nhiễm nhẹ với bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá, đốm nâu, bị hại nhẹ bởi sâu cuốn lá. Kết quả năng suất của các giống lúa được thể hiện trong bảng sau: