Nội dung text KHTN 9 - SINH HỌC - BÀI 42. NHIỄM SẮC THỂ VÀ BỘ NHIỄM SẮC THỂ - GV.docx
1 BÀI 42. NHIỄM SẮC THỂ VÀ BỘ NHIỄM SẮC THỂ I. NHIỄM SẮC THỂ 1. Khái niệm nhiễm sắc thể (NST) – NST là cấu trúc mang gene nằm trong nhân tế bào, là cơ sở vật chất chủ yếu của tính di truyền ở cấp độ tế bào của sinh vật nhân thực. – Khi nhuộm tế bào bằng thuốc nhuộm kiềm tính, người ta quan sát dưới kính hiển vi quang học thấy các thể bắt màu đậm. Các thể này được gọi là nhiễm sắc thể (chromosome). Hình. Nhiễm sắc thể ở người bình thường dưới kính hiển vi 2. Hình dạng và cấu trúc NST a) Hình dạng NST – Mỗi loài sinh vật chứa bộ nhiễm sắc thể đặc trưng về số lượng, hình dạng và cấu trúc. – Hình dạng NST được quan sát ở kì giữa của quá trình phân bào, khi đó các NST ở trạng thái kép và đóng xoắn cực đại, thể hiện hình dạng đặc trưng. Ở thời điểm này, NST thường có dạng hình que, hình chữ V, hình chữ X hoặc hình hạt,...
2 – Mỗi NST kép gồm hai chromatid (nhiễm sắc tử) chị em, gắn với nhau ở tâm động. Tâm động giúp NST gắn vào thoi phân bào khi tế bào phân chia. Hình. Cặp NST tương đồng – Tâm động có thể nằm ở vị trí giữa (tâm cân) hoặc ở đầu mút (tâm mút) hoặc ở các vị trí còn lại của NST (tâm lệch). Hình. Vị trí tâm động – Ở các NST tâm lệch, tâm động là điểm giới hạn giữa một bên là cánh ngắn và một bên là cánh dài của NST đó. b) Cấu trúc NST – NST được cấu tạo bởi chất nhiễm sắc, bao gồm DNA và protein histone. Mỗi NST đơn chứa một phân tử DNA và nhiều phân tử histone. Khi DNA tái bản, NST đơn biến đổi thành NST kép. – Trong nhân tế bào, NST là cấu trúc mang gene, các gene sắp xếp theo chiều dọc trên NST. II. BỘ NHIỄM SẮC THỂ 1. Khái niệm bộ nhiễm sắc thể
3 – Trong nhân tế bào sinh dưỡng, các NST tồn tại thành từng cặp, mỗi cặp gồm hai chiếc giống nhau về hình dạng, kích thước và cấu trúc gọi là cặp NST tương đồng. Hình. Bộ nhiễm sắc thể của hai loài mang – Bộ NST gồm các cặp NST tương đồng gọi là bộ NST lưỡng bội, kí hiệu là 2n. – Trong các giao tử, số lượng NST giảm đi một nửa so với tế bào sinh dưỡng, gọi là bộ NST đơn bội, kí hiệu là n. Hình. Bộ nhiễm sắc thể ở người 2. Tính chất đặc trưng của bộ NST – Mỗi loài sinh vật có một bộ NST riêng, đặc trưng về số lượng, hình dạng và cấu trúc của NST. Các cá thể cùng loài đều mang bộ NST đặc trưng của loài. Ví dụ: Các giống ngô hiện nay được trồng ở nhiều quốc gia đều có bộ NST 2n = 20; nhiều giống chó nhà được nuôi ở nhiều nơi trên thế giới đều có bộ NST 2n = 78,... – Sự khác nhau về số lượng NST trong bộ NST lưỡng bội giữa các loài sinh vật không phản ánh sự khác nhau về mức độ tiến hoá (thời kì phát sinh loài) giữa chúng.
4 – Bộ NST của các loài có thể giống nhau về số lượng NST nhưng hình dạng và đặc biệt là cấu trúc NST sẽ khác nhau. BÀI TẬP Phần 1. Trắc nghiệm Câu 1. Trong cặp NST tương đồng, 2 NST có nguồn gốc từ đâu? A. Từ bố. B. Từ mẹ C. Một từ bố, một từ mẹ. D. Không có nguồn gốc. Câu 2. Dạng NST chỉ chứa một sợi nhiễm sắc là NST dạng A. Đơn. B. Kép. C. Đơn bội. D. Lưỡng bội. Câu 3. Vật chất di truyền ở cấp độ tế bào là A. Nhiễm sắc thể. B. Nucleic acid. C. Nucleotide. D. Ribosome. Câu 4. Nhiễm sắc thể là A. cấu trúc mang thông tin di truyền của tế bào, được cấu tạo gồm RNA và protein loại hemoglobin. B. cấu trúc mang thông tin di truyền của tế bào, được cấu tạo gồm DNA và protein loại hemoglobin. C. cấu trúc mang thông tin di truyền của tế bào, được cấu tạo gồm RNA và protein loại histone. D. cấu trúc mang thông tin di truyền của tế bào, được cấu tạo gồm DNA và protein loại histone. Câu 5. Trong mỗi loài sinh vật chứa bộ nhiễm sắc thể đặc trưng về A. số lượng và hình dạng. B. cấu trúc và số lượng. C. cấu trúc và hình dạng. D. hình thái và hình dạng. Câu 6. NST là cấu trúc có ở A. bên ngoài tế bào. B. trong các bào quan. C. trong nhân tế bào. D. trên màng tế bào. Câu 7. Đặc điểm nào sau đây không phải là tính đặc trưng của bộ NST? A. Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng cặp tương đồng. B. Hình thái và kích thước NST. C. Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng và trong giao tử. D. Sự nhân đôi, phân li, tổ hợp. Câu 8. Một khả năng của NST đóng vai trò rất quan trọng trong sự di truyền là A. biến đổi hình dạng. B. tự nhân đôi. C. trao đổi chất. D. co, duỗi trong phân bào.