Nội dung text ThiCuoiKi.docx
Giảng viên ra đề: 20/1/2021 Người phê duyệt: 21/1/2021 Huỳnh Bảo Tuân (Chữ ký, Chức vụ và Họ tên) TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA – ĐHQG-HCM KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP THI CUỐI KỲ Học kỳ/năm học 1 2020-2021 Ngày thi 21/1/2021 Môn học Giao tiếp trong kinh doanh Mã môn học IM3047 Thời lượng 50 phút Mã đề 0001 Ghi chú: - Không sử dụng tài liệu (phần phía trên cần che đi khi in sao đề thi) Câu 1: (1 điểm) (L.O.1.1) Trình bày cơ chế của động lực, và bạn sẽ làm gì để duy trì động lực phát triển cho bản thân? Động lực là lý do mà con người bắt đầu, tiếp tục hoặc chấm dứt một hành vi tại một thời điểm nhất định. Động lực gồm 2 loại: + Động lực nội tại: xảy ra khi chúng ta hành động mà không có bất kỳ phần thưởng bên ngoài rõ ràng nào. Chúng ta chỉ đơn giản thưởng thức một hoạt động hoặc xem nó như một cơ hội để khám phá, học hỏi và hiện thực hóa tiềm năng của chúng ta. + Động lực bên ngoài: xảy ra khi chúng ta được thúc đẩy bởi các phần thưởng bên ngoài như tiền bạc, danh vọng, điểm số và lời khen ngợi Cơ chế: động lực khiến chúng ta hành động hướng tới mục tiêu (Goal-directed behaviour). Khi chúng ta có nhu cầu (need) về một vấn đề nào đó, nhu cầu này sẽ tạo ra sự căng thẳng trong tâm trí chúng ta, nhu cầu này tự biến thành mong muốn (want). Khi có sự căng thẳng trong tâm trí, chúng ta chỉ mong được thỏa mãn nó. Lúc này, sẽ có một thứ trong chúng ta được gọi là “động lực” được sinh ra, thúc đẩy chúng ta làm mọi cách để đạt được những thứ mong muốn (want) đó. Tuy nhiên, sự thỏa mãn một nhu cầu sẽ dẫn đến cảm giác về một nhu cầu khác hoặc cùng một nhu cầu trong một khoảng thời gian. Vì vậy, quá trình này là một quá trình liên tục.
Để duy trì động lực phát triển cho bản thân, tôi sẽ: + Ngừng cho rằng công việc mình đang làm là khó + Ngừng tiếp xúc với những nguồn thông tin tiêu cực trong ngày + Ngừng sao lãng, cần tập trung vô việc cần làm Câu 2: (1 điểm) (L.O.1.2) Trình bày cơ chế của cảm xúc, vì sao người có trí thông minh cảm xúc cao sẽ thành công hơn trong cuộc sống? Nghiên cứu của Sigmund Freud được xem là nghiên cứu rõ nét và quan trọng nhất về cơ chế của cảm xúc. Theo đó, cảm xúc được tồn tại dưới 3 cơ chế sau: 1. Chuyển dịch (transference): theo chiều hướng từ “tích cực sang tiêu cực” hoặc từ “tiêu cực sang tích cực”. VD: Khi ta chỉ trích người nào đó, họ có thể nhìn thấy được những cảm xúc này và biểu hiện bằng cảm xúc tương ứng trong họ, mặc dù trước đó họ đang bình thường. 2. Phóng chiếu (projection): chúng ta cảm nhận cảm xúc trong con người mình như thế nào thì thể hiện ra bên ngoài như thế nấy. VD: Ta ghét một người nào đó do đức tính của họ không tốt, và mỗi lần gặp họ, ta sẽ thể hiện sự chán ghét, khinh bỉ. Đó là sự phóng chiếu từ trong ta đến với người đối diện đó. 3. Đồng nhất hóa (identification): vơ đũa cả nắm. VD: Ta vừa thi rớt môn Giao tiếp trong kinh doanh, trên đường về gặp con chó, ta ghét nên đá nó một cái. Trình bày: Cơ chế vùng Limbic, các tác kích trong não bộ Và hành vi bị dẫn dắt bởi cảm xúc như thế nào Người thành công là không bị dẫn dắt bởi cảm xúc khi ra quyết định và giải quyết vấn đề
Câu 3: (1 điểm) (L.O.2.1) Nhãn hàng tã lót trẻ em “Tippu” đang định viết một đoạn truyền thông ngắn nhỏ hơn 100 từ, để đưa lên Fanpages của nhãn hàng để tạo truyền miệng, với chủ đề chúc Tết. Bạn hãy xây dựng nội dung và viết đoàn truyền thông này, và vẽ hình ảnh đi kèm. Trình bày: - Kỹ năng tạo ra và kể một câu chuyện (story telling) - Xây dựng storyboards, để phát triển ý tưởng, sáng tạo tình tiết - Tạo ra những yếu tố cảm xúc hấp dẫn. Phối hợp hình ảnh thú vị, hấp dẫn Câu 4: (1 điểm) (L.O.2.1) Trí thông minh cảm xúc là gì, và vì sao năng lực cảm xúc có ảnh hưởng quan trọng đến năng lực cá nhân và xã hội của một con người. Cho ví dụ. Trí thông minh cảm xúc: nhận biết, kiểm soát cảm xúc chính mình. Nhận biết, ảnh hưởng đến cảm xúc của người khác. Khi chúng ta cảm xúc được mình và hiểu được cảm xúc người khác, các cư xử, hành vi của chúng ta sẽ ít tạo ra xung đột hơncảm thông, đồng cảm trước thì ta mới ảnh hưởng và tác động đến người khác được. Không bị cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng, con người có động lực và làm việc hiệu quả, và giao tiếp, quan hệ xã hội được cải thiện. Câu 5: (1 điểm) (L.O.3.1) Bạn sẽ làm gì để cải thiện năng lực cảm xúc của mình? Trình bày: Thiền và chính niệm Câu 6: (1 điểm) (L.O.3.2) Trong giao tiếp, tại sao "lắng nghe" là quan trọng... làm thế nào để có được lắng nghe tích cực? Đáp án: - Lắng nghe để thấu hiểu trước. muốn lắng nghe, phải biết cách đặt câu hỏi - Đặt mình vào người khác mà nghĩ, sẽ cải thiện kỹ năng giao tiếp - Không phê phán, chê trách, có thái độ không tốt khi nghe
Câu 7: (1 điểm) (L.O.4.1) Khi bạn bán một món hàng. Trải nghiệm cá nhân bạn là gì. Và theo bạn, cần làm gì để trở thành một người bán hàng giỏi. Cho ví dụ Đáp án: - Thấu hiểu khách hàng: hiểu được nhu cầu, mong đợi, vấn đề, và giá trị - Bán giá trị không phải bán 1 sản phẩm hay dịch vụ. - Hiểu rõ giá trị mà sản phẩm dịch vụ mình bán - Tự tin trình bày cho khách hàng về giá trị của sản phẩm/dịch vụ của mình Câu 8: (1 điểm) (L.O.4.2) Khi bạn thuyết phục một người khác về quan điểm của mình. Theo bạn cần làm gì để thuyết phục người khác một cách hiệu quả. Đáp án: - Dành thời gian để hỏi và lắng nghe, để hiểu quan điểm người khác trước - Nhận ra những khác biệt về quan điểm - Tìm kiếm phương pháp giảm thiểu khác biệt - Thuyết phục là giảm khác biệt, không phải là chứng tỏ bản thân. Câu 9: (1 điểm) (L.O.5.1) Giải thích sự hình thành cảm xúc của con người và nêu vài biện pháp để kiểm soát cảm xúc cá nhân một cách hiệu quả. Đáp án: - Cảm xúc là phản ứng của hệ thống thần kinh trong não với các tín hiện, thông tin từ bên ngoài. Cảm xúc ảnh hưởng đến hành vi và suy nghĩ của một con người. - Cảm xúc cường độ cao làm con người có hành vi lệch lạc, suy nghĩ không tốt, và ảnh hưởng sức khỏe, - Thiền là biện pháp tốt để cải thiện cảm xúc cường độ cao. Câu 10: (1 điểm) (L.O.1.1) Những kỹ năng gì trong chương trình học mà bạn tâm đắc. Bạn có kế hoạch gì để cải thiện kỹ năng cá nhân trong tương lai. Đáp án: - Sinh viên trình bày tự do câu hỏi này, và được hưởng trọn 2 điểm Câu 11: (1 điểm)