Nội dung text cđ2.docx
BÀI 4: SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (ASEAN) (TIẾT 1) I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU Sau bài học này, giúp HS: 1. Về kiến thức - Trình bày được quá trình hình thành và mục đích thành lập của ASEAN. - Trình bày được quá trình phát triển từ ASEAN 5 đến ASEAN 10. - Nêu được các giai đoạn phát triển chính của ASEAN (từ năm 1967 đến nay). 2. Về năng lực * Năng lực chung: + Năng lực tự chủ và tự học: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập; tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà. + Năng lực giao tiếp và hợp tác: hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập. + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết chúng. *Năng lực riêng: - Năng lực tìm hiểu lịch sử thông qua việc nhận diện các loại hình tư liệu lịch sử (tư liệu chữ viết, hình ảnh,...), biết cách sưu tầm và khai thác tư liệu để trình bày được quá trình hình thành và mục đích thành lập của ASEAN. Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử thông qua việc trình bày được quá trình phát triển từ ASEAN 5 đến ASEAN 10. Năng lực tự chủ và tự học thông qua việc nêu được các giai đoạn phát triển chính của ASEAN từ năm 1967 đến nay. Năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua việc biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu để tìm hiểu về quá trình thành lập ASEAN. 3. Về phẩm chất - Chăm chỉ và trách nhiệm thông qua việc thực hiện các công việc cá nhân và nhóm trong quá trình học tập. - Ý thức đoàn kết, gắn bó, tôn trọng nền văn hoá, xã hội và các giá trị của các quốc gia trong khu vực cũng như tinh thần hữu nghị, hợp tác của ASEAN. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên. - KHBD soạn theo định hướng phát triển năng lực, phiếu học tập dành cho HS.
- Các kênh hình (phóng to). - Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2. Học sinh - SGK - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG a) Mục tiêu: Giúp HS Khơi dậy hứng thú học tập cho HS, tạo không khí vui vẻ khám phá bài mới và chuyển giao nhiệm vụ học tập. b) Nội dung: GV: Giao nhiệm vụ cho HS HS quan sát hình ảnh, hoạt động cá nhân để trả lời câu hỏi của GV c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) GV mời HS tham gia trò chơi ô chữ Câu 1: Quốc gia có hình dáng lãnh thổ hình chữ “S”? (7 ô chữ). Câu 2: Quốc gia nào ở Đông Nam Á không giáp biển? (3 ô chữ). Câu 3: Quốc gia nào ở Đông Nam Á thoát khỏi tình trạng thuộc địa trong Chiến tranh thế giới thứ hai? (7 ô chữ). Câu 4: Kua-la-lăm-pua là thủ đô của nước nào? (8 ô chữ). Câu 5: Quốc gia nào trẻ nhất Đông Nam Á? (8 ô chữ). Câu 6: Miến Điện đổi tên thành? (6 ô chữ). Câu 7: Đất nước In-đô-nê-xi-a được mệnh danh là đất nước? (6 ô chữ). Câu 8: Ma-ni-la là thủ đô của nước nào? (9 ô chữ). Câu 9: Tên viết tắt của khối quân sự Đông Nam Á do Mĩ, Anh, Pháp thành lập? (5 ô chữ). Câu 10: Tập đoàn Pôn Pốt Iêng Xa-ri thực hiện chế độ diệt chủng ở nước nào? (9 ô chữ). KHOÁ: Đây là tên viết tắt tổ chức liên kết khu vực ở nước Đông Nam Á? (5 ô chữ). Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
- HS trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Sản phẩm dự kiến B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét câu trả lời của HS, chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới. - Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo. Lá cờ của ASEAN ở hình bên được sử dụng chính thức từ ngày 31-5-1997, khi tổ chức này có 7 thành viên. Ở giữa cờ là biểu tượng bó lúa 10 nhánh, thể hiện ý tưởng về một tổ chức bao gồm đầy đủ các nước trong khu vực Đông Nam Á. Ngày 30-4-1999, tại Hà Nội, ý tưởng đó đã thành hiện thực khi Cam-pu-chia gia nhập ASEAN – sự kiện gắn liền với vai trò vận động đặc biệt của Việt Nam. ASEAN trở thành mái nhà chung của 10 nước Đông Nam Á, đồng thời tiếp tục là một trong những tổ chức khu vực thành công nhất trên thế giới. Vậy ASEAN được hình thành như thế nào? Mục đích thành lập của tổ chức này là gì? Quá trình phát triển của ASEAN từ năm 1967 đến nay diễn ra qua những giai đoạn nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 1. Quá trình hình thành và mục đích thành lập của ASEAN a. Mục tiêu- Trình bày được quá trình hình thành và mục đích thành lập của ASEAN. b. Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d. Tổ chức thực hiện Hoạt động dạy – học Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Nhiệm vụ 1: Quá trình hình thành GV yêu cầu Lớp chia thành 4 nhóm hoàn thành nhiệm vụ sau về quá trình hình thành ASEAN theo công thức 5W+ 1H What: Tên gọi tổ chức là gì? Where: Tổ chức thành lập tại đâu? When: Thành lập khi nào? Who: Những nước nào tham gia sáng lập? Why: Tại sao tổ chức được thành lập? How: Tổ chức hoạt động nhưthế nào? 1. Quá trình hình thành và mục đích thành lập của ASEAN a. Quá trình hình thành - ASEAN ra đời trong bối cảnh thế giới và khu vực Đông Nam Á có nhiều chuyển biến quan trọng. - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, xu hướng khu vực hóa trên thế giới bắt đầu xuất hiện và ngày càng trở nên phổ biến. Ở Đông Nam Á