Nội dung text BẢNG TỔNG HỢP CÁCH VIẾT CÁC ĐOẠN VĂN KHI PHÂN TÍCH MỘT ĐOẠN THƠ.docx
BẢNG TỔNG HỢP 3 ĐOẠN VĂN KHI PHÂN TÍCH MỘT ĐOẠN THƠ Đoạn diễn dịch TPH Quy nạp Câu 1 * Trực tiếp: - Câu chủ động: Trong bài thơ "...", tác giả ... đã khắc họa/thể hiện, miêu tả thành công + VĐNL + GHDC. - Câu bị động: VĐNL + đã được tác giả khắc họa/thể hiện, miêu tả + rất thành công trong khổ thơ ... bài thơ... * Gián tiếp: - C1: Đi từ lí luận văn học: Lí luận văn học => Tác phẩm, tác giả, VĐNL và GHDC. - C2: Tương liên: Từ câu thơ có nội dung tương tự đến VĐNL => tác phẩm, tác giả, VĐNL và GHCD. - Đáp ứng 3 tiêu chí: Tác giả, tác phẩm; GHCD và cụ thể vào những câu thơ đầu: => Mở đầu khổ thơ ...bài thơ ..., tác giả ...có những vần thơ rất tha thiết/ngọt ngào/ xúc động/ nghẹn ngào/ tinh tế: "trích 1-3 câu thơ đầu của đoạn" Câu 2 - Hoàn cảnh sáng tác, trạng ngữ chỉ phương tiện (thể thơ, giọng thơ, hình ảnh thơ, BPTT) + đã để lại dư vị ngọt ngào/ấn tượng sâu đậm/ xúc cảm thẩm mĩ khó phai. => lấy một ý kiến lí luận văn học dẫn vào để phân tích đoạn thơ. - Hoàn cảnh sáng tác, tác phẩm đã để lại dư vị ngọt ngào/ấn tượng sâu đậm/ xúc cảm thẩm mĩ khó phai. => lấy một ý kiến lí luận văn học dẫn vào để phân tích đoạn thơ. - Phân tích câu đầu tiên hoặc hình ảnh đầu tiên hoặc biện pháp tu từ trong câu thơ đầu tiên của khổ thơ cần phân tích. Câu 3 Thật vậy/quả đúng như vậy, + lấy một từ khóa trong ý kiến lí luận là điểm mấu chốt để bắt sang câu thơ đầu tiên cần phân tích (lưu ý giữa ý kiến lí luận văn học và câu thơ đầu phải có nét tương đồng). Phân tích tiếp các câu thơ trong đoạn Câu 4-11 Khi phân tích thơ cần lưu ý: + Luận cứ phải rõ ràng, mỗi luận cứ phải có những câu thơ làm dẫn chứng (khi trích thơ nên trích xuống dòng) sau khi trích thơ xong thì câu tiếp theo phải viết sát vào lề (tuyệt đối không lùi vào 1 ô). + Giữa các luận cứ phải có sự chuyển ý. + Khi phân tích thơ cần đi từ nghệ thuật (hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ) để suy ra nội dung của đoạn thơ (có 2 nội dung liên quan đến đối tượng trữ tình và nhân vật trữ tình) * Đối tượng trữ tình trong đoạn thơ có đặc điểm như thế nào? * Trước đối tượng trữ tình, nhân vật trữ tình đã bày tỏ tình cảm, cảm xúc như thế nào? * Không nên đồng nhất tác giả với nhân vật trữ tình sẽ làm hẹp biên độ và ý nghĩa của bài thơ. * Cách phân tích tác dụng của biện pháp tu từ + CT1: Bằng việc sử dụng + tên biện pháp tu từ + từ ngữ thể hiện + tên tác giả + đã đem đến cho bạn đọc những hình dung mới mẻ/sâu sắc + đối tượng phân tích.
BẢNG TỔNG HỢP 3 ĐOẠN VĂN KHI PHÂN TÍCH MỘT ĐOẠN THƠ VD: Bằng việc sử dụng biện pháp so sánh “mặt trời” như “hòn lửa”, nhà thơ Huy Cận đã đem đến cho bạn đọc những hình dung mới mẻ về cảnh biển lúc hoàng hôn. + CT2: Tên tác giả + đã khéo léo/tài tình sử dụng + tên biện pháp + đã đem đến những hình ảnh độc đáo/mới mẻ + đối tượng phân tích. VD: Nhà thơ Huy Cận đã khéo léo sử dụng biện pháp so sánh “mặt trời” như “hòn lửa”, để đem đến những hình ảnh độc đáo, tráng lệ, về cảnh biển lúc hoàng hôn. + CT3: Biện pháp + từ ngữ thể thiện + đã khắc họa về hình ảnh + đối tượng phân tích. VD: Biện pháp so sánh qua hình ảnh “mặt trời” như “hòn lửa” đã khắc họa thật sinh động và lung linh về cảnh biển lúc hoàng hôn. * Sử dụng các phép liên kết: . Phép nối: - Khái niệm: Là cách liên kết các câu trong đoạn bằng tổ hợp từ có nội dung chỉ quan hệ (quan hệ từ, từ ngữ chuyển tiếp và phụ từ). - Các phương tiện liên kết thường dùng: + Quan hệ từ: và, còn, mà, thì, nhưng, nên + Từ ngữ chuyển tiếp: do đó, tuy vậy, dù thế, vậy nên, vậy thì, nói tóm lại. - Ví dụ: ngoài ra - Vị trí: các từ dùng làm phép nối thường đứng ở đầu câu. . phép lặp: - Khái niệm: Là cách dùng lặp đi lặp lại một yếu tố ngôn ngữ để tạo ra sự liên kết giữa các câu trong đoạn. - Ví dụ: từ dùng làm phép lặp là: ông, râu. - Vị trí: Nên dùng phép lặp ở hai câu liền nhau trong đoạn. . Phép thế: - Khái niệm: Là cách dùng từ và tổ hợp từ này thay thế cho một từ và tổ hợp từ ở câu khác nhưng cả hai tổ hợp từ đó đều chỉ một đối tượng. - Các phương tiện để thế: + Thế đại từ: dùng đại từ để thay thế: Họ, hắn, ông ấy, anh ấy... + Thế đồng nghĩa: Từ, cụm từ đồng nghĩa, gần nghĩa thay thế cho nhau. - VD: mấy cậu học trò mới - họ.
BẢNG TỔNG HỢP 3 ĐOẠN VĂN KHI PHÂN TÍCH MỘT ĐOẠN THƠ - Vị trí: Phép thế thường được dùng ở hai câu đứng liền nhau trong đoạn. * Các cách viết chuyển ý: - Cách 1: Sử dụng từ ngữ liên kết như: Bên cạnh đó…., Không chỉ vậy….., Tuy nhiên…. - Cách 2: Sử dụng câu liên kết như: Không những / Không chỉ… mà còn…, Tuy…. nhưng…. - Cách 3: Tùy vào mạch văn, mạch cảm xúc để liên kết sao cho phù hợp Câu cuối - 4 KHÔNG: + Không dùng quán ngữ: tóm lại, nói tóm lại, như vậy, quả vậy... + Không nhắc lại ý chủ đề, không tổng hợp, khái quát + Không dùng câu hỏi tu từ. + Không dùng câu cảm thán: biết bao, xiết bao... - CHỈ: phân tích hình ảnh thơ/biện pháp tu từ hoặc câu thơ cuối của đoạn. * Gồm 2 phần: - Tổng hợp: Quán ngữ, trạng ngữ chỉ phương tiện, + Tổng hợp lại nội dung đã được phân tích từ câu 3-11 (lưu ý: phần tổng hợp không nhắc lại ý chủ đề ở câu 1, không lặp lại từ ở câu 1) + tác giả, tác phẩm + khổ thơ... - Nâng cao: + C1: Nâng cao bằng một câu thơ/ đoạn thơ. + C2: Nâng cao bằng câu hỏi tu từ. + C3: Nâng cao một ý kiến lí luận văn học. + C4: Nâng cao từ 1 người khái quát thành tiêu biểu cho một nhóm người/một quốc gia/dân tộc. * Có 2 cách viết câu chủ đề: - Câu chủ động: Quán ngữ, trạng ngữ chỉ phương tiện, tác giả ... đã khắc họa/thể hiện, miêu tả thành công + VĐNL + GHDC. - Câu bị động: Quán ngữ, trạng ngữ chỉ phương tiện, VĐNL + đã được tác giả khắc họa/thể hiện, miêu tả + rất thành công trong khổ thơ ... bài thơ...