Nội dung text Ebook Hiện tượng nước trồi trong vùng biển Việt Nam_ Phần 1 - Bùi Hồng Long (chủ biên).pdf
i MỤC LỤC MỤC LỤC............................................................................... LỜI NÓI ĐẦU ......................................................................... Chương I: HIỆN TƯỢNG NƯỚC TRỒI Ở VÙNG BIỂN NAM VIỆT NAM..................................................... I. Hiện tượng nước trồi (Nguyễn Kim Vinh)............................................ II. Tổng quan các hoạt động nghiên cứu về nước trồi trong vùng biển Việt Nam (Bùi Hồng Long)........................................................... III. Khái quát về các đặc trưng nước trồi trong vùng biển Việt Nam (Bùi Hồng Long)................................................................ IV. Cơ chế hình thành hiện tượng nước trồi trong vùng biển Nam Việt Nam (Nguyễn Bá Xuân)................................................................. Tài liệu tham khảo.................................................................. Chương II: CÁC ĐẶC TRƯNG VỀ ĐIỀU KIỆT TỰ NHIÊN, ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÀ THỦY HÓA........................ I. Các đặc trưng thủy văn (Nguyễn Bá Xuân).................................. II. Tính toán dòng chảy bằng mô hình dòng chảy 3-D phi tuyến (Bùi Hồng Long, Trần Văn Chung)....................................................... III. Các phương pháp tính gián tiếp nước trồi (Nguyễn Kim Vinh)............ IV. Các đặc điểm địa mạo địa chất............................................................ i 3 5 5 10 14 24 28 31 31 36 55 59
ii Bùi Hồng Long và những người khác (Trịnh Thế Hiếu, Nguyễn Đình Đàn).......................................... V. Đặc điểm phân bố của các muối dinh dưỡng (Phạm Văn Thơm) Tài liệu tham khảo................................................................. Chương III: CÁC ĐẶC TRƯNG SINH HỌC VÀ SINH THÁI HỌC......... I. Thực vật phù du (Nguyễn Ngọc Lâm, Nguyễn Thị Mai Anh, Nguyễn Ngọc Tường Giang)....................................................... II. Động vật phù du................................................................. III. Sự phân bổ hàm lượng chlorophyll-a và tảo nở hoa...................... Tài liệu tham khảo.................................................................... Chương IV: NĂNG SUẤT SINH HỌC VÀ NGUỒN LỢI SINH VẬT.......... I. Nguồn lợi thân mềm hai mảnh vỏ trong mối quan hệ với hiện tượng nước trồi (Võ Sĩ Tuấn, Hứa Thái Tuyến)............................... II. Một vài đặc trưng sinh học cá biển vùng nước trồi mạnh nam Trung Bộ........................................................................................... III. Sức sản xuất sơ cấp và quá trình chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái nước trồi (Nguyễn Tác An)................................................. Tài liệu tham khảo ............................................................. 81 93 93 93 109 133 148 151 151 164 175 205
3 LỜI NÓI ĐẦU Trong các quá trình thuỷ văn, động lực ở biển và đại dương, nước trồi (upwelling) là hiện tượng đặc biệt, do nhiều nguyên nhân, thường xuất hiện ở vùng biển ven bờ. Trên thế giới, các vùng nước trồi được biết đến ở nhiều nơi, như: bờ tây Hoa Kỳ, Peru, Maroc, Nam Phi, Tây Australia, ven bờ Ấn Độ, Thái Lan... Trong vùng biển Việt Nam, một vùng nước trồi quan trọng đã được thấy ở vùng ven bờ Nam Trung Bộ Hiện tượng nước trồi ở biển nước ta đã được phát hiện và chú ý nghiên cứu từ lâu. Những dấu hiệu về nước trồi ở vùng biển ven bờ miền Trung đã được các nhà khoa học Pháp (Chevey, 1933, 1934; Krempt và Chevey, 1936) ở Viện Hải dương học Đông Dương phát hiện từ đầu những năm 30 của thế kỷ trước. Ý tưởng này còn được củng cố qua phân tích số liệu đo đạc thu được trong Chương trình NAGA (1959-1961) ở vùng biển phía Nam Việt Nam. Tuy nhiên, những nghiên cứu tương đối toàn diện về nước trồi, với nội dung nghiên cứu tương đối hoàn chỉnh, chỉ được thực sự tiến hành có kết quả trong các Chương trình nghiên cứu biển cấp Nhà nước, cụ thể là các Chương trình: 48B (1981-1990), và nhất là Chương trình KT.03 (1991-1995) với đề tài KT.03, 05 do Viện Hải dương học tổ chức thực hiện. Với những dữ liệu mới này, lần đầu tiên đã có hiểu biết rõ ràng về một số yếu tố cơ bản của vùng nước trồi ven bờ Nam Trung Bộ và đã xác định được những nguyên nhân cơ bản của sự hình thành nước trồi ở vùng biển này là tác động của gió mùa Tây Nam, chế độ dòng chảy, địa hình bờ và đáy biển, sự phân tầng nước biển. Qua phân tích các số liệu cũng đã xác định được một số đặc trưng quan trọng của nước trồi trong vùng biển này, như phạm vi không gian có ảnh hưởng của nước trồi trải dài từ Ninh Thuận tới Bình Thuận, thời gian tồn tại từ tháng 5 đến tháng 9, mạnh nhất vào tháng 7-8, tốc độ trồi đạt giá trị lớn nhất ở các tầng 100-125m, đây cũng có thể coi là tầng xuất phát của nước trồi. Đồng thời, cũng bước đầu đánh giá được tác động tích cực của nước trồi đối với nguồn lợi hải sản cũng như môi trường sống ở khu vực chịu ảnh hưởng nước trồi, như tạo nên những điều kiện môi trường sống thuận lợi, cơ sở thức ăn của