PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text CHỦ ĐỀ 8.TIẾN HOÁ - HS.docx

CHỦ ĐỀ 8. TIẾN HOÁ Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn Câu 1. Theo Darwin, đối tượng chịu tác động trực tiếp của chọn lọc tự nhiên là A. cá thể. B. quần xã. C. quần thể. D. hệ sinh thái. Câu 2. Phát biểu nào sau đây không chính xác khi nói về cơ quan tương đồng? A. Phản ánh sự tiến hoá phân li. B. Phản ánh sự tiến hoá đồng quy. C. Phản ánh nguồn gốc chung. D. Phản ánh mối liên quan giữa các loài. Câu 3. Darwin gọi những biến dị cá thể giúp sinh vật sống sót và sinh sản tốt hơn là A. đặc điểm thích nghi. B. đấu tranh sinh tồn. C. biến dị di truyền. D. chọn lọc tự nhiên. Câu 4. Đơn vị của tiến hoá nhỏ là A. cá thể. B. quần thể. C. loài. D. quần xã. Câu 5. Theo quan niệm hiện đại, nhân tố nào sau đây có vai trò quy định chiều hướng tiến hoá? A. Chọn lọc tự nhiên. B. Phiêu bạt di truyền. C. Dòng gene. D. Đột biến. Câu 6. Nhân tố tiến hoá làm thay đổi tần số allele chậm nhất là A. giao phối không ngẫu nhiên. B. đột biến. C. chọn lọc tự nhiên. D. dòng gene. Câu 7. Nhân tố tiến hoá làm xuất hiện allele mới là A. giao phối không ngẫu nhiên. B. đột biến. C. chọn lọc tự nhiên. D. dòng gene. Câu 8. Trong các nhân tố tiến hoá sau, nhân tố có thể làm biến đổi tần số allele của quần thể một cách nhanh chóng, đặc biệt khi kích thước quần thể nhỏ bị giảm đột ngột là A. đột biến. B. di nhập gene. C. phiêu bạt di truyền. D. giao phối không ngẫu nhiên. Câu 9. Quá trình nào sau đây diễn ra trong giai đoạn tiến hoá hoá học? A. Tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hoá học. B. Tạo thành các coacervate theo phương thức hoá học. C. Hình thành mầm mống nhũ̃ng cơ thể đầu tiên theo phương thức hoá học. D. Xuất hiện các enzyme theo phương thức hoá học.
Câu 10. Dấu hiệu đánh dấu sự bắt đầu của giai đoạn tiến hoá sinh học là xuất hiện A. quy luật chọn lọc tự nhiên. B. các hạt coacervate. C. các hệ tương tác giữa các đại phân tử hữu cơ. D. các sinh vật đơn giản đầu tiên. Câu 11. Tiến hoá nhỏ là A. sự biến đổi tần số các allele, tần số kiểu gene của quần thể qua các thế hệ. B. quá trình hình thành loài mới và các nhóm phân loại trên loài. C. biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới. D. biến đổi thành phần kiểu gene của quần thể và hình thành đặc điểm thích nghi. Câu 12. Tiến hoá sinh học được bắt đầu từ khi tế bào được hình thành. Hoá thạch tế bào nhân sơ cổ nhất có tuổi khoảng A. 3,5 tỉ năm. B. 1,8 tỉ năm. C. 4,5 tỉ năm. D. 4,4 triệu năm. Câu 13. Nhân tố tiến hoá nào sau đây có khả năng làm thay đổi tần số allele của quần thể không theo một hướng xác định và có thể làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể? A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Các phiêu bạt di truyền. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Dòng gene Câu 14. Nhân tố tiến hoá nào duy nhất làm cho một đặc điểm trở nên phổ biến trong quần thể? A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Các phiêu bạt di truyền. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Đột biến. Câu 15. Tế bào nhân thực được cho là có nguồn gốc từ vi khuẩn dựa theo thuyết nội cộng sinh, với các đặc điểm giống nhau về: chuối chuyền electron hô hấp trên màng vi khuẩn và màng trong ti thể; ribosome ti thể, DNA dạng vòng trong ti thể, ribosome và DNA dạng vòng lục lạp với ribosome và DNA của vi khuẩn. Đây là ví dụ minh hoạ cho loại bằng chứng tiến hoá nào sau đây? A. Bằng chứng giải phẫu so sánh. B. Bằng chứng phôi sinh học. C. Bằng chứng sinh học phân tử. D. Bằng chứng tế bào học. Câu 16. Cấu trúc và hình thái của chi trước ở một số loài thú được mô tả ở hình bên. Phát biểu nào sau đây phù hợp nhất với hình?
A. Do điều kiện sống khác nhau của các loài nên cấu trúc chi trước khác nhau. B. Đây là hình ảnh minh hoạ cơ quan tương tự. C. Ví dụ phản ánh hướng tiến hoá phân li của sinh vật. D. Là bằng chứng trực tiếp phản ánh nguồn gốc chung giữa các loài. Câu 17. Bằng chứng tiến hoá nào sau đây phản ánh hướng tiến hoá hội tụ? A. Cơ quan tương tự. B. Cơ quan tương đồng. C. Cơ quan thoái hoá. D. Hoá thạch. Câu 18. Nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống cây trồng, vật nuôi theo Darwin là A. chọn lọc nhân tạo. B. chọn lọc tự nhiên. C. biến dị cá thể. D. thường biến. Câu 19. Đặc điểm nào sau đây thuộc về hình thành loài bằng cách li sinh thái? A. Đột biến làm thay đổi kiểu gene liên quan đến tập tính giao phối. B. Đột biến hình thành thể song nhị bội. C. Thường xảy ra một cách chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp. D. Thường xảy ra đối với những loài động vật tít di chuyển. Câu 20. Bảng thông tin dưới đây về tiêu chuẩn phân biệt hai loài thân thuộc và ví dụ minh hoạ. Tiêu chuẩn phân biệt 2 loài thân thuộc Ví dụ 1. Tiêu chuẩn hình thái 2. Tiêu chuẩn địa lí - sinh thái 3. Tiêu chuẩn sinh lí - sinh hoá a. Loài mao lương sống ở bãi cỏ âm có chồi nách lá, vươn dài bò trên mặt đất; loài mao lương sống sống ở bờ mương có lá hình bầu dục, ít răng cưa
4. Tiêu chuẩn cách li sinh sản b. Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho hoa của loài cây khác c. Rau dền gai và rau dền cơm (thân không có gai) d. Thuốc lá và cà chua đều thuộc họ cà nhưng thuốc lá có khả năng tổng hợp alkaloid còn cà chua thì không Tổ hợp nào sau đây đúng với mỗi tiêu chuẩn và ví dụ minh hoạ cho tiêu chuẩn đó? A. 1c, 2a, 3d, 4b. B. 1b, 2a, 3d, 4c. C. 1a, 2d, 3c, 4b. D. 1c, 2d, 3b, 4a. Câu 21. Ở một quần thể, cấu trúc di truyền của 4 thế hệ liên tiếp như sau: 1F:0,12AA;0,56Aa;0,32aa . 2F:0,18AA;0,44Aa;0,38aa . 3F:0,24AA;0,32Aa;0,44aa . 4F:0,28AA;0,24Aa;0,48aa . Cho biết các kiểu gene khác nhau có sức sống và khả năng sinh sản như nhau. Quần thể có khả năng đang chịu tác động của nhân tố tiến hoá nào sau đây? A. Phiêu bạt di truyền. B. Giao phối không ngẫu nhiên. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Đột biến gene. Câu 22. Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo Darwin, đặc điểm thích nghi này được hình thành do: A. Ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu. B. Chọn lọc tự nhiên tích luỹ các đột biến màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể sâu. C. Khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu cơ thể để thích nghi với môi trường. D. Chọn lọc tự nhiên tích luỹ các biến dị cá thể màu xanh lục qua nhiều thế hệ. Câu 23. Một quần thể côn trùng sống trên loài cây M. Do quần thể phát triển mạnh, một số cá thể phát tán sang loài cây N. Những cá thể nào có sẵn các gene đột biến giúp chúng khai thác được thức ăn ở loài cây N thì sống sót và sinh sản, hình thành nên quần thể mới. Hai quần thể này sống trong cùng một khu vực địa lí nhưng ở hai ổ sinh thái khác nhau. Qua thời gian, các nhân tố tiến hoá tác động làm phân hoá vốn gene của hai quần thể tới mức làm xuất hiện cách li sinh sản và hình thành nên loài mới. Đây là ví dụ về hình thành loài mới bằng con đường A. lai xa và đa bội hoá. B. khác khu vực địa lí. C. cùng khu vực địa lí. D. tự đa bội. Câu 24. Theo quan niệm của Darwin, sự hình thành nhiều giống vật nuôi, cây trồng trong mỗi loài xuất phát từ một hoặc vài dạng tổ tiên hoang dại là kết quả của quá trình: A. Phân li tính trạng trong chọn lọc nhân tạo. B. Phân li tính trạng trong chọn lọc tự nhiên.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.