Nội dung text Chủ đề 7. Công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay.docx
Phần hai CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THEO CHỦ ĐỀ Chủ đề 7. CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY A. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn Câu 1. Đường lối đổi mới toàn diện và đồng bộ đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành lần đầu tiên được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc A. lần thứ IV (1976). B. lần thứ V (1982). C. lần thứ VI (1986). D. lần thứ VII (1991). Câu 2. Trọng tâm của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam (từ năm 1986) là tập trung vào lĩnh vực A. chính trị. B. kinh tế. C. văn hoá. D. tư tưởng. Câu 3. Nội dung nào sau đây là đúng về đường lối đổi mới kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam (từ năm 1986 đến năm 1995)? A. Đổi mới kinh tế phải gắn với tăng cường kiểm soát, kế hoạch hoá. B. Đổi mới kinh tế phải gắn với đổi mới chính trị và văn hoá, xã hội. C. Đổi mới kinh tế phải đi sau đổi mới chính trị để tránh gây bất ổn. D. Đổi mới kinh tế gắn với xây dựng cơ chế bao cấp, kế hoạch hoá. Câu 4. Nội dung nào sau đây là đúng về đường lối đổi mới trong hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam (từ năm 1986 đến năm 1995)? A. Coi trọng đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại. B. Tập trung vào giải quyết quan hệ với Liên Xô, Trung Quốc. C. Coi quan hệ với Liên Xô là “hòn đá tảng” trong đối ngoại. D. Chỉ phát triển quan hệ với Nga và nhóm các nước Á - Âu. Câu 5. Nội dung cơ bản của đường lối đổi mới về kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn 1996 – 2006 là A. công nghiệp hoá, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. B. đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. C. bước đầu xoá bỏ cơ chế quản lí quan liêu và bao cấp. D. xây dựng nền kinh tế kế hoạch hoá, tập trung, bao cấp.
Câu 6. Đường lối đổi mới đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam (1996 – 2006) có nội dung nào sau đây? A. Bước đầu xoá bỏ cơ chế quản lí tập trung, quan liêu, bao cấp. B. Ban hành hiến pháp, tăng cường quyền làm chủ của nhân dân. C. Chú trọng ngoại giao phá vây, phá thế bị bao vây, bị cấm vận. D. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lí kinh tế và chủ động hội nhập. Câu 7. Trong giai đoạn đầu của công cuộc Đổi mới (1986 – 1995), Việt Nam đạt được thành tựu tiêu biểu nào sau đây về đối ngoại? A. Chủ động thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô. B. Thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. C. Bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Mỹ. D. Chính thức trở thành thành viên của Liên hợp quốc. Câu 8. Một trong những nội dung của đường lối đổi mới đất nước (từ năm 2006 đến nay) là A. chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế toàn diện và sâu rộng. B. ngoại giao phá vây và nỗ lực bước đầu hội nhập kinh tế quốc tế. C. đẩy mạnh công nghiệp hoá, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. D. đổi mới kinh tế phải đi sau đổi mới chính trị để tránh gây bất ổn. Câu 9. Trong quá trình hội nhập quốc tế (từ năm 2006), Đảng Cộng sản Việt Nam xác định đổi mới lĩnh vực nào sau đây là then chốt, trọng tâm? A. Chính trị. B. An ninh. C. Xã hội. D. Kinh tế. Câu 10. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đường lối đổi mới văn hoá ở Việt Nam trong những năm 1996 – 2006? A. Xây dựng nền văn hoá với đặc điểm: dân tộc, khoa học, đại chúng. B. Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. C. Xoá bỏ tàn dư phong kiến, lạc hậu trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng. D. Học tập mô hình xây dựng văn hoá của các nước xã hội chủ nghĩa. Câu 11. Trong công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 2006 đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã phát triển nhận thức về A. mô hình kinh tế tập trung và bao cấp. B. công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. C. lộ trình, kế hoạch gia nhập ASEAN.
D. cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Câu 12. Trong công cuộc Đổi mới, để gây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, Việt Nam đã coi lĩnh vực nào sau đây là quốc sách hàng đầu? A. An ninh. B. Giáo dục. C. Xã hội. D. Kinh tế. Câu 13. Trong công cuộc Đổi mới ở Việt Nam (từ năm 1986), văn hoá được coi là A. nền tảng tinh thần của xã hội. C. nền tảng chính trị của xã hội. B. trọng tâm hàng đầu của chính sách đổi mới D. lĩnh vực thứ yếu trong đổi mới đất nước. Câu 14. Nhận xét nào sau đây là đúng về công cuộc Đổi mới ở Việt Nam? A. Đổi mới hệ thống chính trị là trọng tâm, là ưu tiên số một. B. Đổi mới nhưng không thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa. C. Đổi mới phải gắn với xây dựng nền kinh tế kế hoạch hoá. D. Đổi mới phải gắn với chiến lược ưu tiên công nghiệp nặng. Câu 15. Một trong những mục tiêu của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam (1986 – 1995) là A. hoàn thành quá trình công nghiệp hoá đất nước. B. đưa Việt Nam trở thành nước có thu nhập cao. C. phải hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế. D. phải đưa đất nước ra khỏi tình trạng khủng hoảng. Câu 16. Nội dung nào sau đây là đúng về Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2006? A. Đổi mới gắn với công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. B. Bước đầu xoá bỏ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp. C. Đẩy lùi và kiểm soát lạm phát, thoát khỏi khủng hoảng. D. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng. Câu 17. Đường lối đổi mới đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam (từ năm 1986) không có nội dung nào sau đây? A. Đổi mới hệ thống chính trị gắn với xây dựng nhà nước pháp quyền. B. Chú trọng phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. C. Đổi mới kinh tế phải đi sau đổi mới chính trị và văn hoá xã hội. D. Kiên quyết xoá bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung và quan liêu. Câu 18. Ý nào sau đây không phải là nội dung đường lối đổi mới đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn 1986 – 1995?
A. Thực hiện chuyển cơ chế tập trung, quan liêu sang cơ chế thị trường. B. Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân, vì dân. C. Đổi mới gắn với đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. D. Ổn định tình hình kinh tế – xã hội, từng bước thoát khỏi khủng hoảng. Câu 19. Ý nào sau đây không phải là nội dung đường lối đổi mới đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn 1996 – 2006? A. Đổi mới gắn với đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. B. Coi giáo dục – đào tạo và khoa học – công nghệ là quốc sách hàng đầu. C. Tiếp tục phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. D. Đẩy lùi lạm phát, từng bước đưa Việt Nam thoát khỏi khủng hoảng. Câu 20. Phương án nào sau đây không phải là nội dung đường lối đổi mới đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn từ năm 2006 đến nay? A. Kiềm chế lạm phát phi mã, từng bước thoát khỏi khủng hoảng. B. Hoàn thiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. C. Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng. D. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với kinh tế tri thức. Câu 21. Đường lối đổi mới đất nước được Đảng Cộng sản Việt Nam lần đầu đề ra (từ năm 1986) xuất phát từ một trong những cơ sở nào sau đây? A. Rút kinh nghiệm từ quá trình cải cách, mở cửa của các nước. B. Thành công của Liên Xô trong những năm 80 của thế kỉ XX. C. Sự sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta và Chiến tranh lạnh kết thúc. D. Sự hình thành trật tự đơn cực sau khi Trật tự thế giới hai cực I-an-ta sụp đổ. Câu 22. Việt Nam bắt đầu công cuộc Đổi mới đất nước trong bối cảnh A. đất nước phát triển và có vị thế cao trên trường quốc tế. B. đất nước lâm vào tình trạng khó khăn và khủng hoảng. C. trật tự thế giới đơn cực do Mỹ đứng đầu được thiết lập. D. cuộc đối đầu giữa hai phe, hai cực đang diễn ra căng thẳng Câu 23. Nội dung nào sau đây là nguyên nhân căn bản của việc Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành đổi mới đất nước? A. Đây là chu kì hoạt động thường xuyên, liên tục của sự phát triển. B. Để theo kịp sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật.