PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 43_P33 final-389-395.pdf

389 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA VỀ LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG VIỆT NAM LẦN THỨ 4 (CLSCM-2024) NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG (ICT) TRONG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS VÀ CHUỖI CUNG ỨNG FACTORS AFFECTING THE APPLICATION OF INFORMATION AND COMMUNICATIONS TECHNOLOGY (ICT) IN LOGISTICS AND SUPPLY CHAIN BÙI THỊ TỐ LOAN* , NGUYỄN THỊ CẨM LOAN, TRƯƠNG THỊ THÚY VỊ Khoa Thương mại, Trường Đại học Tài chính - Marketing *Email liên hệ: [email protected] Tóm tắt Trong bối cảnh Logistics 4.0, việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) trong các công ty logistics và chuỗi cung ứng ngày càng trở nên quan trọng. Nghiên cứu dựa trên khảo sát 354 doanh nghiệp logistics cho thấy mức độ ứng dụng ICT có sự khác biệt rõ rệt, phụ thuộc vào các yếu tố như kiến thức, kỹ năng, quy mô doanh nghiệp và năng lực quản lý. Nghiên cứu đề xuất các khuyến nghị cụ thể nhằm nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ cho nhân viên và cải thiện năng lực quản lý của các doanh nghiệp (DN) trong hoạt động logistics và chuỗi cung ứng, đồng thời đề xuất các giải pháp nâng cao cơ sở hạ tầng công nghệ, nâng cao kiến thức và kỹ năng về công nghệ nhằm cải thiện chất lượng nguồn nhân lực. Từ khoá: Chuyển đổi số, ICT, năng lực công nghệ số, nghề nghiệp logistics. Abstract In the era of 4.0 logistics, the trend of applying digital technology and information and communication technology is increasing in logistics companies. Research based on a survey of 354 logistics enterprises shows significant differences in the level of ICT application, dependent on factors such as knowledge, skills, business size, and management capacity. The study proposes specific recommendations to enhance employees’ technical skills and improve the management capabilities of businesses in logistics and supply chain operations. It also suggests solutions to upgrade technological infrastructure and enhance knowledge and skills related to technology to improve the quality of the workforce. Keywords: Digital transformation, ICT, technology capacity, career. 1. Giới thiệu Việc áp dụng công nghệ số trong các giao dịch kinh doanh đã trở thành xu hướng tất yếu, giúp cải thiện chất lượng và nguồn lực kinh doanh. Chính phủ Việt Nam đề ra mục tiêu Việt Nam trở thành quốc gia chuyển đổi số vào năm 2025-2030. Chuyển đổi số là tích hợp và ứng dụng công nghệ số để nâng cao hiệu quả kinh doanh, quản lý và sức cạnh tranh (Wamba et al., 2017). Các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp trong nghành logistics và chuỗi cung ứng, nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin, nhằm kết nối thông tin tạo ra giá trị dịch vụ như tiết kiệm thời gian giao hàng, thời hạn đáp ứng đơn hàng dịch vụ hay việc truy xuất hàng hóa trong quản trị tồn kho nhanh chóng. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Tổng quan nghiên cứu - ICTs trong lĩnh vực logistics Thời đại 4.0 sẽ là kỷ nguyên mà Internet kết nối vạn vật, AI, blockchain, công nghệ robot... một số công việc được robot thay thế, năng suất làm việc sẽ nâng cao thông qua thông tin kết nối với tốc độ cao khiến cho số lượng nhân công sẽ giảm đi. Việc khoa học công nghệ phát triển liên tục đã tác động đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội và tác động đến hoạt động của kinh doanh dịch vụ logistics (da Silva, Frederico, & Garza-Reyes, 2023). Hiện nay chuyển đổi số theo xu hướng mới tác động trực tiếp đến hoạt động vận hành của các công ty cung cấp dịch vụ logistics, tạo ra những cơ hội người lao động tiếp cận với kỹ thuật mới, cơ hội trao dồi thêm kỹ năng. Trong thời kỳ này sẽ có một số lĩnh vực ngành nghề thay đổi và biến mất mà thay vào đó sẽ thay bằng robot hay một số việc sẽ giảm số người làm (Singh, Agrawal, & Modgil, 2022). Việc ứng dụng ICTs trong các hoạt động logistics sẽ có nhiều hiệu quả trong quản trị logistics các dòng thông tin chứng từ hàng hóa tài chính để nâng cao hiệu quả kinh doanh và chất lượng của các dịch vụ cung cấp với khách hàng (Barreto, Amaral, & Pereira, 2017). Hiện nay các dòng thông tin được giao dịch
390 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA VỀ LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG VIỆT NAM LẦN THỨ 4 (CLSCM-2024) trao đổi thương lượng giữa các công ty, đối tác, khách hàng, nhà cung cấp dựa trên chứng từ điện tử EDI (Electronic data Interchange) đã phổ biến (Dovbischuk, 2022), giảm chi phí giấy tờ in ấn, gây lãng phí chi phí văn phòng phẩm mà chuyển tải thông tin nhanh chóng (Cao et al., 2023). Trong hoạt động quản lý kho hàng, việc vận hành, xử lý cả trăm đơn hàng, lượng hàng hóa xuất nhập liên tục nên việc dùng phần mềm sẽ hỗ trợ quản trị kho hiệu quả hơn, cắt giảm chi phí hành chính. Ví dụ như phần mềm quản lý nhà kho (WMS), cùng với đó là công nghệ barcode (mã vạch) hay QR hay RFID - kỹ thuật tần số radio (Radio frequency technology) dùng trong kho hàng hiện đại để truy xuất và quản lý thông tin đến nhằm xử lý các đơn hàng cho khách hàng kịp thời, nhanh chóng và chính xác. Trong hoạt động vận tải hiện nay có phần mềm transport management system (TMS) đã giúp lên kế hoạch tuyến đường thiết lập tuyến đường tối ưu. Bên cạnh đó có thể kết nối thông tin thông suốt giữa bộ phận kho hàng và vận tải để giảm thời gian chết, gây ra lãng phí chờ đợi xe lấy hàng, bốc xếp, chờ đợi chứng từ với bộ phận kho. Hơn nữa, trong hoạt động cung cấp dịch vụ giao nhận xuất nhập khẩu nội địa và quốc tế hiện có phần mềm đặt trực tuyến (booking online) hay phát hành vận đơn trực tuyến (e- booking), e-tracking: Phần mềm truy cập vị trí hàng hóa cập nhật trên hành trình hàng hóa vận chuyển (địa điểm, thông tin hàng đến), e-payment: Phần mềm thanh toán hóa đơn vận chuyển trực tuyến. - Lý thuyết nền Mô hình UTAUT (Unified Theory of Acceptance and Use of Technology) là một mô hình được phát triển dựa trên sự tổng hợp và bổ sung các mô hình trước đó như TAM, TRA, TPB. Mô hình UTAUT bao gồm bốn biến (giới tính, tuổi tác, kinh nghiệm với công nghệ và tính tự nguyện sử dụng) điều tiết mối quan hệ giữa bốn yếu tố chính với ý định hành vi và hành vi sử dụng (Venkatesh và cộng sự, 2003)... UTAUT được coi là một trong những mô hình tổng hợp và toàn diện nhất để giải thích và dự đoán hành vi chấp nhận công nghệ của người dùng. Trong lĩnh vực logistics thì mô hình TAM2 (Technology Acceptance Model 2) là một mô hình mở rộng của Mô hình Chấp nhận Công nghệ (TAM) ban đầu, được phát triển để nghiên cứu và giải thích hành vi của con người trong việc chấp nhận và sử dụng công nghệ. Trong đó có các yếu tố như chủ quan chuẩn đề cập đến ảnh hưởng từ các đối tác, khách hàng, nhà cung cấp về việc sử dụng các công nghệ logistics và sự kỳ vọng của lãnh đạo và tổ chức về việc áp dụng công nghệ; hình ảnh: vị thế và thương hiệu của DN; công việc liên quan công nghệ; chất lượng kết quả do công nghệ mang lại; Khả năng thể hiện kết quả (Result Demonstrability): Mức độ dễ quan sát, đo lường được lợi ích của việc áp dụng công nghệ. Trong sự phát triển xu hướng công nghệ số, TAM 3 có bổ sung các yếu tố như đặc điểm cá nhân, yếu tố tổ chức, yếu tố xã hội... được thêm vào để mô tả đầy đủ hơn các yếu tố ảnh hưởng đến chấp nhận công nghệ. Nghiên cứu các mối quan hệ giữa các yếu tố như nhận thức về hữu ích, nhận thức về dễ sử dụng, thái độ sử dụng, ý định sử dụng... một cách chi tiết hơn. Mở rộng việc áp dụng TAM3 trong các bối cảnh công nghệ, ứng dụng khác nhau như sử dụng internet, các hệ thống thông tin, thiết bị di động... Việc hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng theo mô hình TAM3 sẽ giúp các doanh nghiệp logistics xây dựng các chiến lược và kế hoạch hiệu quả hơn khi triển khai các ứng dụng công nghệ số trong hoạt động của mình. Trong bài báo này nhóm tác giả nghiên cứu về ICTs được áp dụng trong lĩnh vực logistics và chuỗi cung ứng ở đó đề cập đến việc chấp nhận công nghệ hoặc hành vi đối với công nghệ nên sẽ dùng mô hình TAM 3 là căn cứ cho lý thuyết cho các đối tượng nghiên cứu của bài báo. Dựa trên lý thuyết TAM3, nhóm tác giả muốn xem xét một số đặc điểm doanh nghiệp có hành vi sử dụng ICTs trong lĩnh vực logistics. Cụ thể, bài nghiên cứu có kế thừa một số khái niệm của TAM3 về giới tính, độ tuổi, kinh nghiệm trong bối cảnh logistics 4.0 thì các khái niệm này có thay đổi để từ đó xác định các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức và chấp nhập ICTs trong ngành này. - Phát triển giả thuyết nghiên cứu (1) Kiến thức ICTs trong logistics Việc sở hữu kiến thức ICT trong ngành logistics là vô cùng quan trọng để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, phát triển kỹ năng số cho nhân viên, thiết kế hệ thống logistics linh hoạt, tối ưu hóa quy trình, và đáp ứng các yêu cầu của kỷ nguyên số hóa. Việc trang bị kiến thức ICT cho nhân viên có thể giúp họ phát huy và khai thác triệt để các năng lực tiềm ẩn, thông qua việc ứng dụng công nghệ vào công việc (Ben Youssef, Dahmani, & Ragni, 2022). Phát triển kiến thức số cho sinh viên giữa giữa nhân viên mới ra trường và nhân viên có kinh nghiệm sẽ giúp xác định những khoảng cách và nhu cầu phát triển kỹ năng số cho sinh viên. Chuyên gia logistics cần có tầm nhìn chiến lược để phục hồi (Koh & Yuen, 2022) và khả năng tối ưu hóa luồng cùng định tuyến nguyên liệu, cũng như kiến thức về công nghệ mới (Korepin, Dorozhkin, Mikhaylova, & Davydova, 2020).
391 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA VỀ LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG VIỆT NAM LẦN THỨ 4 (CLSCM-2024) Giả thuyết H1: Sinh viên và người đi làm (cựu sinh viên học chuyên ngành logistics ) có kiến thức khác nhau về ICTs trong lĩnh vực logistics và SCM. (2) Kỹ năng sử dụng các phần mềm Kỹ năng sử dụng phần mềm là một trong những yếu tố quan trọng quyết định việc ứng dụng ICT trong thực tiễn công việc logistics và SCM. Các phần mềm chuyên dụng như quản lý kho, lập kế hoạch vận tải, phân tích dữ liệu chuỗi cung ứng... đòi hỏi người sử dụng phải có kỹ năng nhất định. Nếu người lao động không có kỹ năng sử dụng thành thạo các phần mềm này, họ sẽ gặp khó khăn trong việc ứng dụng ICT để nâng cao hiệu quả hoạt động logistics và SCM. Trong bối cảnh chuyển đổi số một số công nghệ như big data, blockchain, trí tuệ nhân tạo thì việc tìm kiếm nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công việc cũng là bài toán khó của DN. Nhân viên có đủ năng lực trên thị trường việc làm có kỹ năng làm việc với công nghệ hiện đại, quy trình tương quan với công nghệ hiện đại, công việc mạng và đa xử lý hoặc cần thiết để xác định những năng lực, ngành nghề đang có nhu cầu trên thị trường lao động trong thời gian tới (Delia và cộng sự, 2016). Giả thuyết H2: Kỹ năng sử dụng các phần mềm có tác động đến ứng dụng ICTS trong công việc logistics và SCM. (3) Qui mô hoạt động của DN logistics có ảnh hưởng đến việc ứng dụng ICTs trong các nghiệp vụ logistics. Trong lĩnh vực logistics, việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICTs) đóng vai trò rất quan trọng. Các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam và cho thấy doanh nghiệp có quy mô lớn (doanh thu, số lượng nhân viên) có xu hướng ứng dụng CNTT nhiều hơn so với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (Le Viet & Dang Quoc, 2023). Các tác giả lý giải rằng doanh nghiệp lớn thường có nguồn lực tài chính, nhân sự và công nghệ tốt hơn, từ đó dễ dàng đầu tư và triển khai các giải pháp CNTT trong logistics. Nghiên cứu của trên các doanh nghiệp sản xuất và logistics ở Australia, những doanh nghiệp có quy mô lớn thường tư nhiều hơn vào các công nghệ như EDI, RFID, GPS để tự động hóa và cải thiện hiệu quả các hoạt động logistics (Karman & Savanevičienė, 2020). Qui mô doanh nghiệp (đo lường bằng doanh thu và số lượng nhân viên) là một trong những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng công nghệ số trong hoạt động logistics. Nghiên cứu trên 145 doanh nghiệp logistics ở Trung Quốc (Lai & Cheng, 2016) cho thấy, những doanh nghiệp có quy mô lớn hơn có khả năng ứng dụng ICTs như hệ thống quản lý vận tải, kho hàng, theo dõi lô hàng nhiều hơn so với doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn. Cụ thể, các công ty có doanh thu và quy mô lớn thường đầu tư mạnh hơn vào CNTT, từ đó đạt được nhiều lợi ích hơn trong hoạt động logistics. Giả thuyết H3: Qui mô hoạt động của DN logistics có ảnh hưởng đến việc ứng dụng ICTs trong các nghiệp vụ logistics. (4) Hạ tầng và kỹ thuật công nghệ có ảnh hưởng đến ứng dụng ICTs trong hoạt động logistics. Nghiên cứu trên 300 doanh nghiệp logistics tại Mỹ (Stank, Goldsby, Vickery, & Savitskie, 2003)cho thấy việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại như ERP, WMS, TMS... có ảnh hưởng tích cực đến khả năng ứng dụng các giải pháp logistics thông minh và tối ưu hóa hoạt động. Nghiên cứu trên 200 doanh nghiệp logistics ở Thụy Điển (Kembro, Näslund, Olhager, & Control, 2024) chỉ ra rằng việc sở hữu hệ thống công nghệ thông tin tích hợp, hiện đại như EDI, RFID là yếu tố then chốt để tăng cường khả năng chia sẻ thông tin, minh bạch hóa chuỗi cung ứng. Nghiên cứu của (Le Viet & Dang Quoc, 2023) trên doanh nghiệp logistics Việt Nam cho thấy việc sở hữu hệ thống CNTT như WMS, TMS, IoT... có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng ứng dụng công nghệ số trong hoạt động vận tải, kho vận. Nghiên cứu của (Wamba et al., 2017) và (Le Viet & Dang Quoc, 2023) chỉ ra rằng sự phát triển của hạ tầng số như mạng 5G, IoT, điện toán đám mây... là động lực quan trọng thúc đẩy các doanh nghiệp logistics Việt Nam ứng dụng các giải pháp CNTT tiên tiến. H4: Hạ tầng và kỹ thuật công nghệ có ảnh hưởng đến ứng dụng ICTs trong hoạt động logistics. (5) Năng lực quản lý đổi mới có ảnh hưởng đến ứng dụng ICTs trong hoạt động logistics. Trong các nghiên cứu của các học giả tập trung vào năng lực quản lý của đội ngũ lãnh đạo, liên quan đến các lĩnh vực như hoạch định, tổ chức, kiểm soát, ra quyết định và quản lý đội ngũ là những yếu tố then chốt ảnh hưởng đến khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong logistics. Năng lực lãnh đạo, ra quyết định và quản lý đội ngũ là những yếu tố then chốt ảnh hưởng đến khả năng số hóa chuỗi cung ứng như năng lực lập kế hoạch, tổ chức và kiểm soát hoạt động vận tải, kho vận là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc ứng dụng công nghệ thông tin. (Erceg & Damoska- Sekulowska, 2019). Trong thời gian Covid -19 có nhiều tác động đến nhận thức của lãnh đạo về cách quản trị hoạt động logistics (Karman & Savanevičienė, 2020). Trong thời đại kỹ thuật số nhấn mạnh tầm quan
392 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA VỀ LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG VIỆT NAM LẦN THỨ 4 (CLSCM-2024) trọng của việc ứng dụng công nghệ mới trong logistics và đánh giá vai trò của năng lực đổi mới và chuyển đổi số trong quản lý logistics (Chen, Fung, Yuen, & Logistics, 2019). Trong bối cảnh công nghệ số và thách thức cạnh tranh, nên việc DN cung cấp dịch vụ logistics đề xuất và triển khai các giải pháp công nghệ mới nhằm chuyển giao kiến thức về các công nghệ mới cho nhân viên nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Các biến mới này bổ sung cho các biến đã được nghiên cứu trước đó, nhằm đánh giá toàn diện năng lực quản lý logistics trong bối cảnh Việt Nam, đặc biệt là khả năng ứng phó với những thách thức mới nổi nên tác giả đề xuất giả thuyết H5. Giả thuyết H5: Năng lực quản lý có ảnh hưởng đến ứng dụng ICTs trong hoạt động logistics. Mô hình đề xuất. 2.2. Mẫu nghiên cứu và qui trình phân tích Việc phân tích nhân tố khám phá EFA, cỡ mẫu tối thiểu là 50, tốt hơn là 100, với tỉ lệ số quan sát/biến đo lường là 5/1 (Hair, Risher, Sarstedt, & Ringle, 2019). Nhóm nghiên cứu sử dụng công thức của Tabachnick và Fidell (1996) và (Güvendir & Özkan, 2022): n=50+8*m, trong đó m là số biến độc lập. Vì vậy n ≥ 50 + 8*25 = 250. Trước tiên tác giả xác định rõ mục tiêu nghiên cứu và đối tượng khảo sát, cụ thể là các chuyên gia trong trong lĩnh vực logistics và chuỗi cung ứng (SCM). Các câu hỏi được xây dựng thông qua phóng vấn sơ bộ và phỏng vấn chính thức với các chuyên gia. Sau đó bảng câu hỏi được gửi tới các chuyên gia qua email, qua google form hoặc các kênh truyền thông khác. Việc thu thập và phân tích phản hồi từ chuyên gia sẽ giúp rút ra kết luận về tình hình ứng dụng công nghệ trong logistics và SCM, từ đó cung cấp dữ liệu chất lượng cao cho nghiên cứu. Thang đo likert 5 mức từ mức độ hoàn toàn không đồng ý" đến "hoàn toàn đồng ý". Qui trình phân tích gồm các bước: trình tự tiến hành phân tích dữ liệu được thực hiện như sau: Bước 1: Chuẩn bị thông tin: thu nhận bảng trả lời, tiến hành làm sạch thông tin, mã hóa các thông tin. cần thiết trong bảng trả lời, nhập liệu và phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 26.0. Bước 2: Tiến hành thống kê mô tả dữ liệu thu thập được. Bước 3: Đánh giá mức độ tin cậy, tiến hành đánh giá thang đo bằng phân tích Cronbach’s Alpha. Bước 4: Phân tích thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA. Bước 5: Phân tích tương quan, hồi quy. Bước 6: Kiểm định sự khác biệt. 3. Xử lý kết quả Thống kê mẫu - Thống kê mẫu Cronbach’s Alpha, các biến quan sát được đưa vào phân tích nhân tố khám phá (EFA) bằng phương pháp trích Principal Components và phép xoay Varimax. Phân tích EFA lại tổ hợp của 25 biến quan sát cho được kết quả như Hình 3. Kết quả EFA các thang đo cho thấy các biến KT4, HTKT5 không tương quan với ít nhất 1 nhân tố nên tác giả quyết định loại KT4, HTKT5 đi. Chỉ số KMO = 0.893 (0.5 ≤ KMO ≤ 1) và hệ số Bartlett's có mức ý nghĩa quan sát sig = 0.000% < 0.05 đã khẳng định rằng phương pháp phân tích EFA là phù hợp (hay thỏa mãn điều kiện cho phân tích nhân tố). Các biến quan sát còn được trích thành 5 nhân tố tại Eigenvalue = 1.131 và phương sai trích đạt 52.994% (> 50%). Phương sai trích thỏa mãn yêu cầu. Vì thế kết quả EFA là đáng tin cậy và có thể sử dụng cho phân tích hồi quy ở bước tiếp theo. - Mô hình hồi qui Mô hình hồi qui: mô hình hồi quy biểu thị các yếu tố tác động đến ứng dụng ICTtại công ty logistics được xác định như sau: UDICT = 0.71 + 0.56 KN + 0.51 NLQL + 0.42 QM + 0.20 HTKT + 0.127 KT Về so sánh cường độ tác động (tầm quan trọng) của các yếu tố đến việc ứng dụng ICT trong các công ty cung cấp dịch vụ logistics có ảnh hưởng đến nghề nghiệp của sinh viên được xác định thông qua hệ số Beta. Vì vậy, căn cứ vào kết quả trên có thể nhận xét về cường độ tác động của KN (beta =0.56), kế tiếp đến là NLQL (beta=0.51); kế đến QM (beta= 0.42); HTKT (beta= 0.20) và cuối cùng là KT (beta= 0.127). Qua phương trình hồi qui có thể thấy rằng các yếu tố ảnh Nguồn: Tác giả đề xuất Hình 1. Mô hình đề xuất

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.