Nội dung text (Bản học sinh). Chương III- Động lực học.pdf
Trang 2 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN Câu 1: Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng 0 thì vật đó A. sẽ giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều. B. luôn đứng yên. C. đang rơi tự do. D. có thể chuyển động chậm dần đều. Câu 2: Hợp lực tác dụng vào một vật đang chuyển động thẳng đều bằng hợp lực tác dụng vào vật A. chuyển động tròn đều. B. rơi tự do. C. chuyển động chuyển động nhanh dần đều. D. đứng yên. Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Khi không có lực tác dụng thì các vật sẽ đứng yên. B. Vật chịu tác dụng của một lực có độ lớn tăng dần thì chuyển động chậm dần. C. Một vật có thể chịu tác dụng đồng thời của nhiều lực mà vẫn chuyển động thẳng đều. D. Vật không thể chuyển động ngược chiều với lực tác dụng lên nó. Câu 4: Cho các phát biểu sau Định luật I Niu− tơn còn được gọi là định luật quán tính. Mọi vật đều có xu hướng bảo toàn vận tốc của mình. Chuyển động thẳng đều được gọi là chuyển động theo quán tính. Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không chuyển động được. B. Nếu thôi tác dụng lực vào vật thì vật dừng lại. C. Vật luôn chuyển động theo hướng tác dụng của lực. D. Vận tốc của vật chỉ thay đổi khi có lực tác dụng vào vật. Câu 10: Trong chuyển động thẳng chậm dần đều thì hợp lực tác dụng vào vật A. cùng chiều với chuyển động. B. cùng chiều với chuyển động và có độ lớn không đổi. C. ngược chiều với chuyển động và có độ lớn nhỏ dần. D. ngược chiều với chuyển động và có độ lớn không đổi. Câu 11: Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là A. trọng lượng. B. khối lượng. C. vận tốc. D. lực. Câu 14: Nếu một vật đang chuyển động mà tất cả các lực tác dụng vào nó bỗng nhiên ngừng tác dụng thì A. vật lập tức dừng lại. B. vật chuyển động chậm dần rồi dừng lại. C. vật chuyển động chậm dần trong một thời gian, sau đó sẽ chuyển động thẳng đều. D. vật chuyển động thẳng đều. Câu 18: Khi một ô tô đột ngột phanh gấp thì người ngồi trong xe
Trang 3 A. ngả người về sau. B. chúi người về phía trước. C. ngả người sang bên cạnh. D. dừng lại ngay. Câu 19: Vật nào sau đây chuyển động theo quán tính? A. Vật chuyển động tròn đều. B. Vật chuyển động trên quỹ đạo thẳng. C. Vật chuyển động thẳng đều. D. Vật chuyển động rơi tự do. Câu 20: Một xe ô tô đang chuyển động thẳng với vận tốc không đổi là 20 m/s. Hợp lực tác dụng lên ô tô có độ lớn bằng A. 20 N. B. 0N. C. 10 N. D. - 20 N. Câu 21: Một vật đang chuyển động với vận tốc 3 m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó mất đi thì A. vật dừng lại ngay. B. vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc 3 m/s. C. vật đổi hướng chuyển động. D. vật chuyển động chậm dần rồi dừng lại. Câu 22: Khi nói về tác dụng của lực đối với chuyển động, điều nào dưới đây đúng? A. Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không thể chuyển động. B. Một vật bất kì chịu tác dụng của một lực có độ lớn tăng dần thì chuyển động nhanh dần. C. Một vật có thể chịu tác dụng đồng thời của nhiều lực mà vẫn chuyển động thẳng đều. D. Không vật nào có thể chuyển động ngược chiều với lực tác dụng lên nó. Câu 25: Khi đang đi ô tô trên đường nằm ngang, nếu ta phanh gấp, xe vẫn tự di chuyển. Đó là nhờ A. trọng lượng của xe. B. lực ma sát nhỏ. C. quán tính của xe. D. phản lực của mặt đường. Câu 26: Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là A. trọng lượng. B. khối lượng. C. vận tốc. D. lực. Câu 27: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Nếu không chịu lực nào tác dụng thì vật phải đứng yên. B. Vật chuyển động được là nhờ có lực tác dụng lên nó. C. Khi vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắn đã có lực tác dụng lên vật. D. Khi không chịu lực nào tác dụng lên vật nữa thì vật đang chuyển động sẽ lập tức dừng lại. Câu 28: Hành khách ngồi trên xe ôtô đang chuyển động, xe bất ngờ rẽ sang phải. Theo quán tính hành khách sẽ: A. nghiêng sang phải. B. nghiêng sang trái. C. ngả người về phía sau. D. chúi người về phía trước. Câu 29: Khi nói về tác dụng của lực lên vật, phát biểu nào dưới đây đúng? A. Khi vật thay đổi vận tốc thì bắt buộc phải có lực tác dụng vào vật.