PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text B. CÁC DẠNG CÂU HỎI ĐỌC HIỂU VÀ CÁCH LÀM.docx

I. MÔ HÌNH CÂU HỎI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN II. CÁC DẠNG CÂU HỎI TRONG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VÀ CÁCH TRẢ LỜI Sau đây là bảng mô tả chi tiết về các dạng câu hỏi đọc hiểu văn bản và cách làm Câu hỏi nhận biết Câu hỏi thông hiểu Câu hỏi vận dụng Mục đích đánh giá Nhằm đánh giá khả năng tái hiện các thông tin được thể hiện một cách tường minh trong văn bản. Nhằm đánh giá khả năng suy luận, tìm hiểu, phân tích những chi tiết, đặc điểm cụ thể về nội dung, hình thức của các kiểu loại văn bản. Nhằm đánh giá tư duy bậc cao, khả năng tổng hợp, kết nối liên văn bản, kết nối văn bản với trải nghiệm và giá trị sống của cá nhân. Từ ngữ thể hiện mức độ cáu hỏi Nêu, chỉ ra, kể lại (câu chuyện, sự việc, đối tượng, thông tin, ...); xác định (kiểu văn bản, thể loại; nhân vật, lý lẽ, bằng chứng, thông tin; biện pháp tu từ, ...). Phân tích (chủ đề, thông điệp; tình cảm, cảm xúc của người viết; cách triển khai ý tưởng;...); phân loại, so sánh (đặc điểm kiểu văn bản, thể loại;...); giải thích (tác dụng của biện pháp tu từ,...); tóm tắt (các ý chính của một đoạn, nội dung của văn bản,...); nhận xét (nội dung, hình thức, các biện pháp nghệ thuật, cách lập luận, đề tài, cách chọn lọc và sắp xếp thông tin, thái độ và quan điểm người viết;...). Vận dụng (kiến thức tiếng Việt, văn học, kinh nghiệm,...); kết nối (nhân vật, văn bản,...); liên hệ (văn bản với bản thân, văn bản với bối cảnh,...); cảm nhận (những trải nghiệm riêng của cá nhân về văn bản). Nội dung câu hỏi (gắn với các kiểu loại văn bản) Văn bản văn học: câu hỏi về thể loại văn bản, đề tài, phương thức biểu đạt, nội dung khái quát của văn bản, nhân vật chính, các chi tiết tường minh, biện pháp tu từ được sử dụng,... Vỉ dụ: Văn bản sử Văn bản văn học: câu hỏi phân tích mạch truyện; cấu tứ của bài thơ; lí giải tác dụng của biện pháp tu từ; cách xây dựng hình ảnh, xây dựng nhân vật; phân loại, kết nối các mạch nội dung của văn bản; tình cảm, cảm xúc của tác giả,... Ví dụ: Xác định mạch cảm xúc của văn bản. Nêu ý nghĩa của chi tiết. Nêu cảm hứng chủ đạo Văn bản văn học: câu hỏi đánh giá về giá trị của văn bản; kết nối văn bản với các vấn đề của đời sống; so sánh, kết nối liên văn bản; liên hệ văn bản với trải nghiệm của cá nhân,... Ví dụ: Nêu thông điệp sâu sắc mà cá nhân nhận được qua văn bản. Văn bản đem lại cho bạn cảm nhận gì về
dụng thể thơ nào? Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? Xác định ngôi kể của văn bản. Biện pháp tu từ nào được của văn bản. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ. Nhân vật được miêu tả từ những phương diện nào? Nhận xét về vẻ đẹp của nhân vật... vẻ đẹp và giá trị sống? Đánh giá về ý nghĩa, giá trị của văn bản... Văn bản nghị luận: câu hỏi nêu đặc điểm của kiểu văn bản, vấn đề được đề cập, các yếu tố phụ trợ, cấu trúc chung,... Ví dụ: Vấn đề nghị luận được đề cập đến trong văn bản là gì? Vấn đề được trình bày theo lối nào (diễn dịch hay quy nạp)? Tác giả đã sử dụng yếu tố nào để bổ trợ cho việc trình bày luận điểm?... Văn bản nghị luận: câu hỏi phân tích mối quan hệ giữa luận đề và các luận điểm; lí giải, suy luận về lí lẽ và bằng chứng được trình bày trong văn bản; nhận xét về cách trình bày văn bản (giọng điệu, cảm hứng, biện pháp tu từ,...),... Ví dụ: Tác giả đã sử dụng các luận điểm nào để làm rõ luận đề được đề cập trong văn bản? Những bằng chứng nào được đưa ra? Phân tích sự phù hợp giữa lí lẽ và bằng chứng. Giọng điệu và cách trình bày văn bản giúp gì cho tác giả trong việc thể hiện ý kiến, quan điểm?... Văn bản nghị luận: câu hỏi khái quát ý nghĩa của vấn đề được đề cập trong văn bản; liên hệ giữa vấn đề được đề cập trong văn bản với trải nghiệm của cá nhân, về giá trị tư tưởng của văn bản với bối cảnh chính trị xã hội,... Ví dụ: Vấn đề đặt ra trong văn bản có tác động đến người đọc như thế nào? Trình bày giá trị của văn bản khi ra đời và với cuộc sống đương đại hôm nay... Văn bản thông tin: câu hỏi xác định thông tin chính, một số đặc điểm về hình thức văn bản, một số đặc điểm ngôn ngữ thể hiện trong văn bản (biện pháp tu từ, kiểu câu,...). Ví dụ: Văn bản đề cập đến đối tượng nào trong cuộc sống? Văn bản có sự kết hợp những yếu tố biểu đạt nào? Tác giả đã sử dụng những dấu hiệu hình thức nào để nhấn mạnh những nội dung thông tin về đối tượng?... Văn bản thông tin: câu hỏi phân tích cách trình bày dữ liệu, thông tin của văn bản, lí giải mối quan hệ giữa các yếu tố ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong văn bản; suy luận về các tri thức đời sống được phản ánh trong văn bản; nhận xét về quan điểm của tác giả thể hiện trong văn bản. Ví dụ: Tác giả đã trình bày thông tin theo cách nào? Hãy lí giải về mối quan hệ giữa các dữ liệu được đề cập đến trong văn bản. Nhận xét về yếu tố phi ngôn ngữ trong văn bản... Văn bản thông tin: câu hỏi khái quát ý nghĩa của thông tin trong văn bản; liên hệ giữa vấn đề được đề cập trong văn bản với trải nghiệm của cá nhân; đánh giá về vị trí, đóng góp của thông tin với bối cảnh thực tiễn. Ví dụ: Những thông tin được đề cập đến trong văn bản gửi tới người đọc thông điệp gì? Nêu ấn tượng và cảm nhận sâu sắc bạn rút ra được từ văn bản... Cách trả lời - Đọc lướt văn bản, tập trung vào những - Đọc kĩ văn bản, kết nối cảm xúc và suy nghĩ cá nhân theo - Suy ngẫm để chuyển từ văn bản vừa đọc thành văn
câu hỏi đặc điểm được hiển thị một cách tường minh (qua các dấu hiệu hình thức) để nhận diện các yếu tố cơ bản liên quan đến thể loại và đối tượng được đề cập trong văn bản. - Trả lời trực tiếp vào câu hỏi, cần đảm bảo các thông tin chính xác (chẳng hạn: gọi tên thể loại, biện pháp tu từ, yếu tố bổ trợ,...); câu văn ngắn gọn, cấu trúc đơn giản. mạch đi của văn bản để tiếp nhận những nội dung chi tiết; vận dụng tri thức công cụ về đặc điểm thể loại văn bản để phân tích các yếu tố nội dung và hình thức biểu đạt của văn bản. - Trả lời trực tiếp vào nội dung yêu cầu, lựa chọn từ ngữ chính xác khi gọi tên sự vật hoặc đối tượng được đề cập trong văn bản. Cần có cái nhìn khách quan khi phát hiện và phân tích các đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của văn bản, đồng thời thể hiện góc nhìn riêng của người tiếp nhận. bản trong tâm trí; kết nối những nội dung đã tìm hiểu qua các câu hỏi trước đó, vận dụng suy nghĩ và trải nghiệm cá nhân để cảm nhận và đánh giá khái quát, tổng thể về văn bản; rút ra những giá trị mà văn bản mang lại cho cá nhân và cuộc sống. - Cần trả lời trong khoảng 5 - 7 câu văn, cần trình bày được ý kiến của cá nhân về vấn đề được đặt ra của câu hỏi, có những ý kiến riêng sáng tạo và độc đáo trong cách tiếp nhận

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.