PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text BDHSG9_CHỦ ĐỀ 4_ VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991.docx

1 CHỦ ĐỀ 4. VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991 A. MỤC TIÊU - Nhận biết được những biện pháp chủ yếu để xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng, giải quyết những khó khăn về kinh tế, văn hoá, giáo dục, quân sự... trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. - Trình bày được những nét chính về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Nam Bộ. - Giải thích được nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (1946). - Nhận biết và giải thích được đường lối cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Đảng. - Mô tả được những thắng lợi tiêu biểu trên mặt trận chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá, quân sự,... trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1946 - 1950. - Mô tả dược những thắng lợi tiêu biểu trên mặt trận chính trị, kinh tế, văn hoá, quân sự, ngoại giao... trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1951-1954. - Nêu được ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954). - Giới thiệu được những thành tựu tiêu biểu trong công cuộc xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa (hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục và phát triển kinh tế, chi viện cho cách mạng miền Nam...... - Mô tả được các thắng lợi tiêu biểu về quân sự của nhân dân miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1954 1965 (phong trào Đồng khởi, dành bại chiến lược "Chiến tranh đặc biệt"). - Giới thiệu được những thành tựu tiêu biểu trong công cuộc xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa giai đoạn 1965-1975 (chi viện cho cách mạng miền Nam, chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ,...) - Mô tả được các thắng lợi tiêu biểu về quân sự của nhân dân miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1965 - 1975 (đánh bại các chiến lược "Chiến tranh cục bộ và "Việt Nam hóa chiến tranh" của Mỹ, Tổng tiến công nổi dậy năm 1968, 1972; Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975...... - Nêu được nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. - Trình bày được sự thống nhất đất nước về mặt Nhà nước, cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam và vùng biên giới phía Bắc trong những năm 1975 1979, đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo. Nêu được tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam trong những năm 1976-1985. - Mô tả được đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta, giải thích được nguyên nhân, nêu được kết quả và ý nghĩa của công cuộc Đổi mới trong giai đoạn 1986-1991. - Đánh giá được thành tựu và hạn chế trong việc thực hiện đường lối đổi mới. B. NỘI DUNG I. Việt Nam trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 1. Các biện pháp xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng
2 - Trong phiên họp đầu tiên, Quốc hội khoá I đã đưa ra các quyết định về chính sách đối nội, đối ngoại, thành lập Ban Dự thảo Hiến pháp và Chính phủ liên hiệp kháng chiến. - Để tránh phải đối đầu với nhiều kẻ thù cùng một lúc, Chính phủ Việt Nam một mặt chủ trương tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột với quân Trung Hoa Dân quốc, mặt khác kiến quyết làm thất bại âm mưu chia rẽ, phá hoại của chúng - Sau cuộc Tổng tuyển cử, chính quyền địa phương các cấp được củng cố, kiện toàn - Khối đại đoàn kết dân tộc được phát triển thông qua việc củng cố Mặt trận Việt Minh và thành lập một số đoàn thể quần chúng, đảng phái dân chủ  - Lực lượng vũ trang nhân dân cùng được phát triển gồm: đội quân chủ lực và các đội vũ trang địa phương. - Việt Nam Giải phóng quân được chấn chỉnh, đổi thành Vệ quốc đoàn (9 – 1945) và Quân đội quốc gia Việt Nam (5 – 1946). Lực lượng dân quân tự vệ đã tăng lên hàng chục vạn người trên khắp cả nước 2. Giải quyết những khó khăn về kinh tế, văn hóa, giáo dục a. Kinh tế - Chính phủ thực hiện những biện pháp trước mắt như: lập các hũ gạo cứu đói; kêu gọi “nhường cơm sẻ áo”, tổ chức “ngày đồng tâm”; nghiêm trị những kẻ đầu cơ tích trữ lúa gạo; đề ra biện pháp điều hoà thị trường lúa gạo giữa các địa phương - Để giải quyết tận gốc nạn đói và phục hồi nền nông nghiệp, Chính phủ vận động toàn dân tăng gia sản xuất với khẩu hiệu “không một tấc đất bỏ hoang” - Ruộng đất của đế quốc và Việt gian bị tịch thu, đem chia cho nông dân nghèo; còn ruộng đất công được chia lại theo nguyên tắc công bằng, dân chủ; các biện pháp giảm tô, thuế cho nông dân cũng được thực hiện - Để khắc phục tình trạng ngân khố quốc gia trống rỗng, Chính phủ phát động xây dựng “Quỹ độc lập” và phong trào “Tuần lễ vàng” b. Văn hóa, giáo dục - Để xoá nạn mù chữ, ngày 8/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ, kêu gọi toàn dân tham gia xóa nạn mù chữ - Các trường phổ thông và đại học được khai giảng. Nội dung và phương pháp giáo dục được đổi mới theo tinh thần dân tộc, dân chủ - Nhà nước vận động toàn dân xây dựng đời sống văn hoá mới. Công tác y tế, vệ sinh phòng bệnh được tăng cường - Báo chí cách mạng được quan tâm, phát triển và đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục lòng yêu nước 3. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược của nhân dân Nam Bộ - Được sự giúp đỡ của quân Anh, đêm 22 và rạng sáng 23/9/1945, thực dân Pháp đánh úp trụ sở Uỷ ban hành chính Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai - Sáng 23/9/1945, cơ quan kháng chiến ở Nam Bộ đã thống nhất ra Lời kêu gọi đồng bào cầm vũ khí đánh đuổi quân xâm lược - Đêm 23/9: + Công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn đã cắt toàn bộ điện, nước + Trên đường phố, các chiến luỹ được dựng lên bằng bàn, ghế, giường, tủ,... để chặn bước tiến của quân Pháp
3 + Các đội tự vệ, thanh niên xung kích nhanh chóng triển khai chiến đấu. Hàng trăm xí nghiệp và công sở, kho tàng, bến bãi,... cũng bị phá huỷ, không để rơi vào tay thực dân Pháp - Ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, phong trào quyên góp “Ủng hộ cuộc kháng chiến anh dũng của đồng bào Nam Bộ” đã diễn ra rộng khắp, thanh niên nô nức tòng quân, các chi đội Nam tiến gấp rút lên đường vào Nam chiến đấu,... * Nhận xét - Nhân dân Việt Nam có một lòng yêu nước nồng nàn, quyết không để thực dân Pháp lấn tới xâm lược - Khi chiến tranh xảy ra, nhân dân ta đã phát huy được truyền thống yêu nước, sức mạnh của lòng dân, sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân tộc cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. II. Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1946 – 1950 1. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ a. Một số thể hiện âm mưu xâm lược toàn bộ Việt Nam của thực dân Pháp - Thực dân Pháp đã bội ước, liên tiếp có những hành động gây hấn, khiêu khích và vi phạm các văn bản ký kết - Quân Pháp đã chiếm đóng trái phép Sở Tài chính, Phủ Toàn quyền cũ ở Hà Nội (25 – 6–1946), thực hiện kế hoạch lật đổ Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa, lập “Chính phủ Nam Kỳ tự trị”,...  - Tháng 11/1946, quân Pháp đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn, Đà Nẵng,... * Nguyên nhân - Ngày 17/12/1946, quân Pháp gây ra vụ thảm sát ở phố Hàng Bún và phố Yên Ninh (Hà Nội) - Ngay sau đó, chúng liên tiếp gửi các tối hậu thư đòi Chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để cho quân Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trị an ở Hà Nội và quyền kiểm soát Thủ đô. - Trước tình thế cấp bách, ngày 18 và 19/12/1946, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã họp và quyết định phát động cuộc kháng chiến trên toàn quốc. - Tối 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Hưởng ứng lời kêu gọi, nhân dân trong cả nước đã đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp b. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp Nội dung cơ bản và giải thích đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Đảng: - Toàn dân: Cuộc kháng chiến do toàn dân tiến hành, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, đảng phái. - Toàn diện: Cuộc kháng chiến diễn ra trên tất cả các mặt trận như quân sự, chính trị, kinh tế,... - Trường kỳ: Cuộc kháng chiến phải tiến hành lâu dài do so sánh lực lượng lúc đầu giữa ta và địch chênh lệch. - Tự lực cánh sinh: Vận mệnh của dân tộc phải do chính nhân dân Việt Nam quyết định, sự giúp đỡ bên ngoài chỉ là điều kiện hỗ trợ. 2. Một số thắng lợi tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1946 – 1950 a. Chính trị, ngoại giao
4 - Chính quyền dân chủ nhân dân từ trung ương đến cơ sở được kiện toàn và củng cố để thực hiện nhiệm vụ vừa kháng chiến, vừa kiến quốc - Công tác vận động đoàn kết dân tộc và tôn giáo được triển khai đã góp phần làm thất bại chính sách “dùng người Việt đánh người Việt” của thực dân Pháp - Đầu năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ tuyên bố sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với các nước. Ngay sau đó, Trung Quốc, Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa khác như Tiệp Khắc, Ru-ma-ni, Ba Lan,... đã lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà b. Kinh tế - Nền kinh tế kháng chiến được xây dựng để đảm bảo khả năng tự cấp, tự túc. Các hoạt động tăng gia sản xuất, trước hết là sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh. - Về công nghiệp, một số xí nghiệp quốc phòng và dân dụng có quy mô thích hợp đã lần lượt được xây dựng ở các vùng tự do, căn cứ kháng chiến. Các ngành khai khoáng, cơ khí, hoá chất, diêm, giấy,... từng bước đi vào hoạt động c. Văn hóa, giáo dục - Văn hoá, giáo dục được chú trọng nhằm bồi dưỡng sức mạnh tinh thần và trí tuệ của nhân dân để vừa kháng chiến, vừa kiến quốc. - Phong trào Bình dân học vụ được tiếp tục đẩy mạnh. Đến tháng 6 – 1950, khoảng 10 triệu người đã được xóa nạn mù chữ - Cuộc Cải cách giáo dục phổ thông lần thứ nhất được triển khai với mục tiêu đưa giáo dục phục vụ tích cực kháng chiến, xây dựng nền giáo dục dân tộc, dân chủ d. Quân sự - Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 (1946 – 1947) - Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947 (từ tháng 10 đến tháng 12 – 1947) - Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 (từ tháng 9 đến tháng 10 – 1950) * Vì sao Chiến thắng Biên giới năm 1950 được coi là bước ngoặt của cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp xâm lược? - Vì đây là chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam, giải phóng được vùng biên giới rộng lớn và mở đường liên lạc quốc tế, bảo vệ được căn cứ địa Việt Bắc, chọc thủng hành lang Đông – Tây, làm phá sản Kế hoạch Rơve của Pháp - Từ đây, quân đội Việt Nam đã giành được thế chủ động trên chiến Trường chính Bắc Bộ, mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến. * Hoàn thành bảng về các thắng lợi hoặc thành tựu tiêu biểu trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1950). Lĩnh vực Thắng lợi/ thành tựu tiêu biểu Chính trị, ngoại giao - Chính quyền dân chủ nhân dân từ trung ương đến cơ sở được kiện toàn và củng cố  - Làm thất bại chính sách “dùng người Việt đánh người Việt” của thực dân Pháp - Các nước xã hội chủ nghĩa đã lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Kinh tế - Nền kinh tế kháng chiến được xây dựng để đảm bảo khả năng tự cấp, tự túc

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.