Nội dung text Quy trình thực hành TMS Đau mạn tính.docx
Quy trình thực hành TMS cho bệnh nhân đau mạn tính Tài liệu cung cấp cho học viên TS BS. Lê Viết Thắng ThS BS. Bùi Hoàng Tuấn Dũng Quy trình thực hiện TMS : 1. Đánh giá các thang điểm cho đau 2. Bảng sàng lọc an toàn, các thuốc đang sử dụng 3. Giải thích quy trình TMS, ký giấy đồng thuận 4. Thực hiện đo đạc: xác định motor threshold, xác định vị trí chạy 5. Tiến hành chạy TMS 1. Đánh giá ban đầu và sàng lọc : 1.1. Đánh giá mức độ trầm cảm và các triệu chứng liên quan Những bệnh nhân nào phù hợp với TMS: ● Đau mạn tính kéo dài trên 3 tháng. ● Người đáp ứng một phần với liệu pháp dược lý: 1. Giảm mức độ triệu chứng: Thông thường, đáp ứng một phần được xác định khi BN giảm từ 25%- dưới 50% điểm số trên các thang đo đánh giá triệu chứng (VAS hoặc NRS). 2. Còn lại triệu chứng đáng kể: Mặc dù có cải thiện, BN vẫn còn các triệu chứng đáng kể ảnh hưởng đến chức năng,vd: cảm giác buồn bã, mất hứng thú, mất năng lượng. ● Bệnh nhân có bệnh lý tâm thần đồng mắc: rối loạn lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), và rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD). TMS có thể điều trị đồng thời nhiều triệu chứng tâm thần khi BN mắc đồng thời nhiều rối loạn=>Giảm tương tác thuốc ● Bệnh nhân có bệnh lý nội khoa đồng mắc: giảm tương tác thuốc, giảm ảnh hưởng đến hệ thống chuyển hóa và nội tiết. ● Bệnh nhân không thể dung nạp được tác dụng phụ của thuốc ● Phụ nữ mang thai Sử dụng các thang điểm chuẩn để đánh giá bệnh nhân: (PHỤ LỤC) ● VAS (Visual Analogue Scale) ● NRS (Numberic Rating Scale) 1.2. Sàng lọc an toàn (PHỤ LỤC)
Điền bảng sàng lọc an toàn TMS, bao gồm: o Lịch sử động kinh hoặc bệnh lý thần kinh. o Tiền sử sử dụng các thiết bị kim loại hoặc cấy ghép trong cơ thể (đặc biệt trong vùng đầu). o Các loại thuốc đang sử dụng (như thuốc chống co giật, benzodiazepin) có thể ảnh hưởng đến hiệu quả TMS. Loại trừ bệnh nhân không phù hợp với TMS, như bệnh nhân có nguy cơ co giật cao hoặc mang thiết bị cấy ghép không tương thích. 1.3. Giải thích quy trình và ký giấy đồng thuận Giải thích lợi ích, tác dụng phụ có thể gặp (đau đầu, khó chịu vùng da đầu). Ký giấy đồng thuận sau khi bệnh nhân hiểu rõ. 2. Xác định thông số cá nhân hóa 2.1. Xác định ngưỡng vận động nghỉ (Resting Motor Threshold - RMT) Mục đích: Tìm cường độ tối thiểu tạo ra co cơ ở ngón tay cái để thiết lập cường độ phù hợp. Quy trình: 1. Đặt coil từ trên vùng vỏ não vận động (motor cortex), thường ở bán cầu đối diện tay thuận. 2. Tăng dần cường độ xung để tìm ngưỡng mà 50% các xung tạo ra co cơ. 3. Lưu cường độ ngưỡng vận động nghỉ (RMT) làm cơ sở tính toán cường độ điều trị. 2.2. Xác định vị trí kích thích Khu vực kích thích: Vùng vỏ não vận động nguyên phát M1. Phương pháp xác định: 1. Đo theo vị trí xác định MT 2. Phương pháp 10-20 EEG: Xác định vị trí theo hệ thống tọa độ EEG. 3. Neuronavigation: Nếu có MRI, sử dụng hệ thống dẫn hướng để định vị chính xác. Cách tìm khu vực motor threshold 1. Xác định Nation - Inion 2. Xác định Tragus - Tragus => Tìm Cz 1. Từ Cz tiến theo chiều dọc 5cm, và chiều ngang 5cm 2. Nối các điểm cạnh tam giác 3. Dò motor threshold dọc theo cạnh huyền của tam giác
1. XÁC ĐỊNH MOTOR THRESHOLD – Đau 2. Đặt cường độ ở mức 30% và phát 3 xung (cách nhau 6-10 giây) 3. Tăng dần theo các bước 5-10% cho đến khi quan sát thấy MEP 4. Phát nhiều xung để đảm bảo phản ứng nhất quán (MEP) rõ ràng (trên ngưỡng) 5. Kiểm tra bốn điểm xung quanh vị trí của MEP - 1 cm về phải, trái, trước, sau - Phát 3 xung tại mỗi vị trí 1. Lặp lại Bước 4 cho đến khi xác định được "hot spot" Vị trí tạo ra biên độ MEP đỉnh-đỉnh lớn nhất là "hot spot
XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ CHẠY 1. Lựa chọn phác đồ chạy TMS Bệnh nhân đau một bên: M1 đối bên Bệnh nhân đau lan tỏa hai bên: M1 bên trái