PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Đề 22 - Phát triển đề tham khảo BGD môn Lịch Sử năm 2025.doc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ 22 (Đề thi có … trang) KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Các nước Đông Âu xây dựng chủ nghĩa xã hội từ những năm 50 của thế kỉ XX có ý nghĩa nào sau đây? A. Làm sụp đổ hệ thống xã hội tư bản chủ nghĩa. B. Thúc đẩy mạnh mẽ cuộc đấu trang chống khủng bố. C. Dẫn tới sự ra đời của khối Liên hiệp châu Âu. D. Đưa chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới. Câu 2. Vào năm 1785, nước nhân dân Đại Việt chống quân xâm lược nhà A. Hán. B. Tống. C. Lương D. Xiêm. Câu 3. Liên Hợp Quốc có vai trò nào sau đây? A. Giải quyết hòa bình Chiến tranh thế giới thứ hai. B. Góp phần phát triển quan hệ giữa các nước. C. Xóa bỏ khoảng cách giữa các nước thành viên. D. Buộc các nước đế quốc tuyên bố tự giải thể. Câu 4. Nội dung nào sau đây là mục tiêu của Cộng đồng văn hóa ASEAN? A. Đảm bảo có nền văn hóa chung của khu vực. B. Phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc. C. Giữ vững nền kinh tế nông nghiệp làm nền tảng. D. Giúp đỡ các dân tộc xây dựng nền văn hóa chung. Câu 5. Từ những năm cuối của thế kỉ XX, ASEAN đạt được thành tựu nào sau đây? A. Xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. B. Chấm dứt cuộc chiến tranh mang tính khu vực. C. Kết nạp được nhiều thành viên mới. D. Mở đầu kỉ nguyên văn hóa hiện đại. Câu 6. Nội dung nào sau đây là ý nghĩa của chiến thắng Hồ Chí Minh (1975)? A. Buộc Mĩ phải cam kết rút hết quân đội về nước. B. Bảo vệ vững chắc nhà nước cách mạng vừa mới thành lập. C. Kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước. D. Tạo điều kiện thuận lợi để giải phóng miền Bắc. Câu 7. Quân dân Việt Nam mở chiến dịch Tây Bắc (1953) nhằm mục đích nào sau đây? A. Đánh bại chiến tranh cục bộ. B. Phân tán lực lượng của Pháp. C. Lật đổ chính quyền thân Mĩ. D. Giải phóng Tây Nguyên. Câu 8. Năm 1964, nhân dân miền Nam Việt Nam giành được chiến thắng nào sau đây? A. Đông Khê. B. Thất Khê. C. Bình Giã. D. Xuân Lộc. Câu 9. Công cuộc Đổi mới đất nước ở Việt Nam đạt được thành tựu nào sau đây? A. Có nền văn hóa hiện đại nhất. B. Thống nhất được quốc gia. C. Đưa Đảng lên cầm quyền. D. Ổn định đời sống nhân dân. Câu 10. Một trong những hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương vào năm 1930 là A. Giải phóng các nước Đông Dương. B. Tham gia Liên hợp quốc. C. Đề ra đường lối kháng chiến. D. Đoàn kết với nhân dân thế giới. Câu 11. Năm 1950, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có hoạt động đối ngoại nào sau đây? A. Kí hiệp định Sơ bộ. B. Kí Tạm ước với Pháp. C. Thiết lập quan hệ với Liên Xô. D. Vận động thanh niên sang Nhật học. Câu 12. Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc có hoạt động nào sau đây? A. Thành lập Mặt trận Việt Minh. B. Ra chỉ chị Kháng chiến và kiến quốc. C. Xuất bản báo Thanh niên. D. Viết Tuyên ngôn độc lập. Câu 13. Cuba đạt được thành tựu nào sau đây trong những năm 90 của thế kỉ XX? A. Buộc Mĩ phải bỏ chính sách cấm vận. B. Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. C. Đưa nhân dân lên nắm chính quyền. D. Hội nhập sâu rộng với các nước Tây Âu. Câu 14. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở Việt Nam vào thế kỉ XIII? A. Thành lập nhà nước của dân, do dân, vì dân. B. Củng cố, mở rộng hệ thống chủ nghĩa xã hội. C. Cổ vũ nhân dân Trung Quốc giành độc lập. D. Đánh bại âm mưu xâm lược của ngoại bang.
Câu 15. Trong Chiến tranh lạnh, quan hệ quốc tế có biểu hiện nào sau đây? A. Các nước đều lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm. B. Hòa bình nhường chỗ cho xung đột chiến tranh thế giới. C. Phần lớn các nước tham gia vào chiến tranh toàn cầu. D. Tình trạng căng thẳng giữa các siêu cường kéo dài. Câu 16. Nội dung nào sau đây là biểu hiện phát triển kinh tế của khu vực Đông Nam Á vào những năm đầu thế kỉ XXI? A. Đa số các quốc gia giành được độc lập. B. Nhiều nước có tốc độ tăng trưởng cao. C. Là trung tâm công nghệ cao trên toàn cầu. D. Trở thành kinh đô thời trang của thế giới. Câu 17. Cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam từ những năm 80 đến nay có ý nghĩa nào sau đây? A. Thúc đẩy cuộc chiến giành độc lập. B. Làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân. C. Đưa nhân dân lên nắm chính quyền. D. Góp phần duy trì ổn định ở khu vực. Câu 18. Nội dung nào sau đây là ý nghĩa của Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VII năm 1991? A. Đánh dấu sự ra đời của đường lối mới. B. Mở ra thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội. C. Chấm dứt cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp. D. Định hướng sự phát triển của đất nước. Câu 19. Trong thời kì 1954 – 1975, những thắng lợi của cách mạng miền Bắc có ý nghĩa nào sau đây? A. Đánh đổ cơ bản chế độ cai trị của chủ nghĩa thực dân cũ. B. Góp phần hoàn thành công cuộc giải phóng miền Nam. C. Trực tiếp làm thất bại Chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ. D. Làm thất bại hoàn toàn chiến lược toàn cầu của đế quốc Mĩ. Câu 20. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa của việc Nguyễn Ái Quốc tham gia Quốc tế Cộng sản (1920)? A. Góp phần xây dựng quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. B. Chứng tỏ Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường giải phóng dân tộc đúng đắn. C. Đưa nhân dân lên làm chủ đất nước và xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa. D. Chấm dứt thời kì bị cô lập của cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. Câu 21. Trong thời kì Chiến tranh lạnh, quan hệ giữa các nước châu Á có đặc điểm nào sau đây? A. Có sự phân tuyến giữa các nhóm nước theo hệ tư tưởng khác nhau. B. Xuất hiện tình trạng chiến tranh giữa các khối quân sự đối lập. C. Bùng nổ nhiều cuộc chiến tranh cục bộ mang tính toàn cầu. D. Phần lớn các quốc gia vừa cạnh tranh vừa thống nhất con đường phát triển. Câu 22. Nội dung nào sau đây là đặc điểm chung của các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XX? A. Thể hiện khát vọng độc lập tự cường của dân tộc. B. Diễn ra trên phạm vi lớn và mang tính cách mạng. C. Có sự tham gia của đông đảo quần chúng công nông. D. Tận dụng có hiệu quả sự giúp đỡ từ bên ngoài. Câu 23. Thực tiễn công cuộc Đổi mới đất nước ở Việt Nam từ năm 1986 chứng tỏ A. Hệ tư tưởng Mác – Lê nin phù hợp với thời đại và dân tộc. B. Chế độ chính trị phản ánh rõ nét tính hiện đại của nền kinh tế. C. Nhân dân là lực lượng lãnh đạo và động lực của sự phát triển. D. Sức mạnh của nhân dân chỉ được phát huy khi đất nước có độc lập. Câu 24. Ở Việt Nam, trong những năm 1995 - 2024, lĩnh vực ngoại giao có vai trò nào sau đây? A. Góp phần phát huy sức mạnh thời đại trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. B. Diễn ra đồng đều trên các châu lục và tranh thủ được viện trợ của phe xã hội chủ nghĩa. C. Góp phần củng cố mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam giải phóng, tự cường. D. Chấm dứt sự khác biệt về thể chế chính trị của Việt Nam so với các nước tư bản. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Cho đoạn tư liệu sau đây: “Sự tan rã của Liên Xô đã tạo ra cho Mỹ một lợi thế tạm thời. Là cực duy nhất còn lại, Mỹ ra sức củng cố vị trí siêu cường, mưu đồ giữ vai trò chi phối bá chủ thế giới. Nhưng mặt khác, tuy là cực duy nhất còn lại, nhưng tình hình thế giới lại không phải là thế giới một cực. Mỹ đã bị suy yếu tương đối, mâu thuẫn lớn nhất của Mỹ là giữa tham vọng bá chủ và khả năng thực hiện của nó. Rõ ràng là Mỹ không muốn sự phát triển của thế giới theo chiều hướng đa cực, ra sức điều chỉnh chính sách đối
nội và đối ngoại, tăng cường năng lực cạnh tranh, xây dựng Trật tự thế giới mới do Mỹ lãnh đạo, làm cho sự thay đổi của thế giới đi theo quỹ đạo có lợi cho Mỹ”. ( https://dav.edu.vn/so-28-the-gioi-sau-chien-tranh-lanh-mot-so-dac-diem-va-xu-the/ ) a) Đoạn tư liệu đề cập đến quá trình xác lập trật tự thế giới mới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, trong đó Mĩ có được lợi thế tạm thời. b) Chiến tranh lạnh chấm dứt tạo điều kiện thuận lợi để Mĩ củng cố sức mạnh quốc gia, vươn lên lãnh đạo thế giới từ sau Chiến tranh lạnh đến nay. c) Quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh có điểm khác biệt so với trong Chiến tranh lạnh là phần lớn các quốc gia đều chung sống hòa bình. d) Một trong những đặc điểm của quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh lạnh là có sự hợp tác và đấu tranh giữa các khối nước không cùng hệ tư tưởng. Câu 2. Cho đoạn tư liệu sau đây: “Đây là chiến dịch đầu tiên mà bộ đội Việt Minh chủ động tấn công quân Pháp, làm thay đổi cục diện chiến trường: bắt đầu giành quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ. Quân Pháp thất bại lớn cả về quân sự và chính trị, bị đẩy lùi vào thế phòng ngự bị động. Chiến dịch này có ý nghĩa bản lề quan trọng, là bước ngoặt của cuộc chiến tranh”. ( https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ho-so-su-kien-nhan-chung/su-kien-va-nhan-chung/chien- dich-bien-gioi-1950-169-17101950-3367 ) a) Biên giới thu – đông năm 1950 là chiến dịch tấn công đầu tiên của Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp. b) Nhờ tổ chức phản công kịp thời mà quân dân Việt Nam đã đánh bại kế hoạch Rơve trong năm 1950 của thực dân Pháp. c) Chiến thắng Biên giới thu – đông năm 1950 của quân dân Việt Nam đã đẩy thực dân Pháp lùi sâu vào thế bị động ở các chiến trường trên phạm vi toàn Đông Dương. d) Chiến thắng Biên giới thu – đông năm 1950 có ý nghĩa quan trọng vì đã đánh bại một bước âm mưu của thực dân Pháp và đánh dấu bước phát triển mới của lực lượng kháng chiến. Câu 3. Cho đoạn tư liệu sau đây:   “Nhìn tổng thể, qua 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đồng thời cũng còn nhiều vấn đề lớn, phức tạp, nhiều hạn chế, yếu kém cần phải tập trung giải quyết, khắc phục để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững”. ( https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu- xii/dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-xii-cua-dang-cong-san-viet-nam-3 ) a) Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương thực hiện công cuộc Đổi mới nhằm mục đích đưa đất nước phát triển giàu mạnh. b) Trong công cuộc Đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn chú trọng phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực của đất nước. c) Những thành tựu đạt được bước đầu trong công cuộc Đổi mới chứng tỏ thực trạng xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay là hoàn hảo. d) Để phát triển nhanh và bền vững, hiện nay Việt Nam cần khắc phục nhiều hạn chế và yếu kém thông qua việc thay đổi con đường phát triển. Câu 4. Cho đoạn tư liệu sau đây: “Với tấm lòng yêu nước nồng nàn, Hồ Chủ tịch đã sớm đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm thấy ở chủ nghĩa Mác - Lênin ánh sáng soi đường cứu dân, cứu nước. Hồ Chủ tịch là người Việt Nam đầu tiên đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh nước ta, vạch đường chỉ lối cho cách mạng Việt Nam từng bước tiến lên, từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.” ( https://bqllang.gov.vn/tin-tuc/tin-tong-hop/1605-di-u-van-c-a-ban-ch-p-hanh-trung-uong-d-ng-lao- d-ng-vi-t-nam-do-d-ng-chi-le-du-n-bi-thu-th-nh-t-d-c-t-i-l-truy-di-u-tr-ng-th-h-ch-t-ch-ngay-9-thang-9- nam-1969.html ) a) Nguồn gốc của tư tưởng Hồ Chí Minh xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước. b) Chủ nghĩa Mác – Lênin là học thuyết duy nhất mà Hồ Chí Minh tiếp thu. c) Cứu nước gắn liền với cứu dân là điểm mới và sáng tạo trong tư tưởng yêu nước của Hồ Chí Minh so với Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. d) Khẳng định Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin có nghĩa là Hồ Chí Minh đã bổ sung và hoàn thiện học thuyết về chủ nghĩa xã hội.
HƯỚNG DẪN GIẢI PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Các nước Đông Âu xây dựng chủ nghĩa xã hội từ những năm 50 của thế kỉ XX có ý nghĩa nào sau đây? A. Làm sụp đổ hệ thống xã hội tư bản chủ nghĩa. B. Thúc đẩy mạnh mẽ cuộc đấu trang chống khủng bố. C. Dẫn tới sự ra đời của khối Liên hiệp châu Âu. D. Đưa chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới. Câu 2. Vào năm 1785, nước nhân dân Đại Việt chống quân xâm lược nhà A. Hán. B. Tống. C. Lương D. Xiêm. Câu 3. Liên Hợp Quốc có vai trò nào sau đây? A. Giải quyết hòa bình Chiến tranh thế giới thứ hai. B. Góp phần phát triển quan hệ giữa các nước. C. Xóa bỏ khoảng cách giữa các nước thành viên. D. Buộc các nước đế quốc tuyên bố tự giải thể. Câu 4. Nội dung nào sau đây là mục tiêu của Cộng đồng văn hóa ASEAN? A. Đảm bảo có nền văn hóa chung của khu vực. B. Phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc. C. Giữ vững nền kinh tế nông nghiệp làm nền tảng. D. Giúp đỡ các dân tộc xây dựng nền văn hóa chung. Câu 5. Từ những năm cuối của thế kỉ XX, ASEAN đạt được thành tựu nào sau đây? A. Xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. B. Chấm dứt cuộc chiến tranh mang tính khu vực. C. Kết nạp được nhiều thành viên mới. D. Mở đầu kỉ nguyên văn hóa hiện đại. Câu 6. Nội dung nào sau đây là ý nghĩa của chiến thắng Hồ Chí Minh (1975)? A. Buộc Mĩ phải cam kết rút hết quân đội về nước. B. Bảo vệ vững chắc nhà nước cách mạng vừa mới thành lập. C. Kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước. D. Tạo điều kiện thuận lợi để giải phóng miền Bắc. Câu 7. Quân dân Việt Nam mở chiến dịch Tây Bắc (1953) nhằm mục đích nào sau đây? A. Đánh bại chiến tranh cục bộ. B. Phân tán lực lượng của Pháp. C. Lật đổ chính quyền thân Mĩ. D. Giải phóng Tây Nguyên. Câu 8. Năm 1964, nhân dân miền Nam Việt Nam giành được chiến thắng nào sau đây? A. Đông Khê. B. Thất Khê. C. Bình Giã. D. Xuân Lộc. Câu 9. Công cuộc Đổi mới đất nước ở Việt Nam đạt được thành tựu nào sau đây? A. Có nền văn hóa hiện đại nhất. B. Thống nhất được quốc gia. C. Đưa Đảng lên cầm quyền. D. Ổn định đời sống nhân dân. Câu 10. Một trong những hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương vào năm 1930 là A. Giải phóng các nước Đông Dương. B. Tham gia Liên hợp quốc. C. Đề ra đường lối kháng chiến. D. Đoàn kết với nhân dân thế giới. Câu 11. Năm 1950, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có hoạt động đối ngoại nào sau đây? A. Kí hiệp định Sơ bộ. B. Kí Tạm ước với Pháp. C. Thiết lập quan hệ với Liên Xô. D. Vận động thanh niên sang Nhật học. Câu 12. Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc có hoạt động nào sau đây? A. Thành lập Mặt trận Việt Minh. B. Ra chỉ chị Kháng chiến và kiến quốc. C. Xuất bản báo Thanh niên. D. Viết Tuyên ngôn độc lập. Câu 13. Cuba đạt được thành tựu nào sau đây trong những năm 90 của thế kỉ XX? A. Buộc Mĩ phải bỏ chính sách cấm vận. B. Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. C. Đưa nhân dân lên nắm chính quyền. D. Hội nhập sâu rộng với các nước Tây Âu. Câu 14. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở Việt Nam vào thế kỉ XIII? A. Thành lập nhà nước của dân, do dân, vì dân. B. Củng cố, mở rộng hệ thống chủ nghĩa xã hội. C. Cổ vũ nhân dân Trung Quốc giành độc lập. D. Đánh bại âm mưu xâm lược của ngoại bang.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.