Nội dung text BÀI 7. AMINO ACID VÀ PEPTIDE.docx
BÀI 7. AMINO ACID VÀ PEPTIDE I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Học sinh nêu được: + Khái niệm về amino acid, amino acid thiên nhiên, amino acid trong cơ thể; gọi được tên một số amino acid thông dụng, đặc điểm cấu tạo phân tử của amino acid. + Đặc điểm về tính chất vật lí của amino acid (trạng thái, nhiệt độ sôi, khả năng hoà tan). + Khả năng di chuyển của amino acid trong điện trường ở các giá trị pH khác nhau (tính chất điện di). + Khái niệm peptide và viết được cấu tạo của peptide. - Trình bày được: + Tính chất hoá học đặc trưng của amino acid (tính lưỡng tính, phản ứng ester hoá; phản ứng trùng ngưng của amino acid). + Tính chất hoá học đặc trưng của peptide (phản ứng thuỷ phân, phản ứng màu biuret). - Thực hiện được thí nghiệm phản ứng màu biuret của peptide. 2. Năng lực: * Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm kiếm thông tin trong SGK, quan sát hình ảnh về cấu tạo, thí nghiệm từ đó rút ra được khái niệm, tính chất vật lí, hóa học của amino acid, peptide. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt các vấn đề cơ bản như khái niệm, tính chất, tên gọi, ứng dụng. Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm, biết lắng nghe, phản hồi và phối hợp cùng các thành viên trong nhóm để hoàn thành các nhiệm vụ học tập về tính chất vật lí đặc trưng, tính chất hóa học amino acid, peptide. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải thích được tại sao ở điều kiện thường amino acid thường ở trạng thái rắn và dễ tan trong nước, nhiệt độ nóng chảy cao, vừa có tính acid và base, giải thích các vấn đề trong thực tiễn. * Năng lực hóa học: a. Nhận thức hoá học: Học sinh đạt được các yêu cầu sau: - Học sinh nêu được: + Khái niệm về amino acid, amino acid thiên nhiên, amino acid trong cơ thể; gọi được tên một số amino acid thông dụng, đặc điểm cấu tạo phân tử của amino acid. + Đặc điểm về tính chất vật lí của amino acid (trạng thái, nhiệt độ sôi, khả năng hoà tan). + Khả năng di chuyển của amino acid trong điện trường ở các giá trị pH khác nhau (tính chất điện di). + Khái niệm peptide và viết được cấu tạo của peptide. - Trình bày được: + Tính chất hoá học đặc trưng của amino acid (tính lưỡng tính, phản ứng ester hoá; phản ứng trùng ngưng của amino acid).
+ Tính chất hoá học đặc trưng của peptide (phản ứng thuỷ phân, phản ứng màu biuret). - Thực hiện được thí nghiệm phản ứng màu biuret của peptide. b. Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học được thực hiện thông qua các hoạt động: Thảo luận, quan sát mô hình cấu tạo, thí nghiệm từ đó rút ra khái niệm, tính chất vật lí, tính chất hóa học, thực hiện được thí nghiệm phản ứng màu biuret của peptide. c. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích được tính chất vật lí, hóa học, vai trò một số amino acid, peptide trong tự nhiên và đối với cơ thể người; Đưa ra được cách ứng xử thích hợp đối với việc sử dụng một số thực phẩm bổ sung amino acid cho cơ thể. 3. Phẩm chất: - Chăm chỉ, tự tìm tòi thông tin trong SGK về amino acid, peptide. Tiết kiệm, cận thận trong khi làm thí nghiệm. - HS có trách nhiệm trong việc hoạt động nhóm, hoàn thành các nội dung được giao, ý thức xây bài học nghiêm túc. - Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hoá học. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên - Hình ảnh về các mô hình cấu tạo amino acid, peptide. - Hóa chất, dụng cụ thí nghiệm về phản ứng màu biuret. - Xây dụng các phiếu học tập. 2. Học sinh - Ôn lại các kiến thức đã học liên quan: carboxylic acid(lớp 11), amine học ở tiết trước. - Nghiên cứu trước bài học, chuẩn bị sẵn giấy A0 để làm việc nhóm. III. Tiến trình dạy học Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép trong hoạt động khởi động. 1. Hoạt động 1: Khởi động a) Mục tiêu: Thông qua hoạt động giúp học sinh củng cố lại tính chất của carboxylic acid( lớp 11), amine học ở tiết trước từ đó có sự liên hệ vào bài học. - Kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú của học sinh về chủ đề sẽ học; tạo không khí lớp học sôi nổi, chờ đợi, thích thú. b) Nội dung: GV tiến hành cho học sinh tham gia chơi trò chơi vòng quay may mắn. Bộ câu hỏi trò chơi Câu 1. Hợp chất nào sau đây không phải là amine? A. CH 3 NH 2 B. (CH 3 ) 2 NH C. C 6 H 5 NH 2 D. C 2 H 3 CN. Câu 2. Carboxylic acid là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có A. nhóm –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon hoặc nguyên tử hydrogen. B. nhóm C=O liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon hoặc nguyên tử hydrogen. C. nhóm –COOH liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon hoặc nguyên tử hydrogen. D. nhóm –CHO liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon hoặc nguyên tử hydrogen. Câu 3. Acid fomic có trong nọc kiến. Khi bị kiến cắn, nên chọn chất nào sau đây bôi vào vết thương để giảm sưng tấy?
A. Vôi tôi. B. Muối ăn. C. Giấm ăn. D. Nước. Câu 4. Sục khí metylamin vào nước thu được dung dịch làm A. Quỳ tím không đổi màu. B. Quỳ tím hóa xanh. C. Quỳ tím hóa đỏ D. Quỳ tím mất màu Câu 5. Cho các phát biểu sau, phát biểu sai là A. Methylamine, đimethylamine, ethylamine là những chất khí ở điều kiện thường. B. Aniline ít tan trong nước, tan trong benzen. C. Dung dịch các amin đều đổi màu quỳ tím sang xanh. D. Các amine đều có tính base mạnh. Câu 6. Tính chất không phải của carboxylic acid là: A. Làm quỳ tím đổi màu đỏ B. Tác dụng với dung dịch base C. Tác dụng với dung dịch NaCl D. Phản ứng tạo ester c) Sản phẩm: Học sinh trả lời được lần lượt các câu hỏi. Từ đó củng cố kiến thức cần nhớ liên quan amine và carboxylic acid và liên hệ đến bài mới. d) Tổ chức thực hiện: GV: Tổ chức cho HS hoạt động cá nhân tham gia trò chơi vòng quay may mắn. - Luật chơi: + Học sinh giơ tay chọn 1 số bất kì tương ứng với 1 câu hỏi. + Nếu người chơi trả lời đúng câu hỏi thì sẽ được quay vòng quay may mắn để chọn phần thưởng. + Nếu trả lời sai thì giành quyền trả lời cho bạn khác. + Mỗi câu hỏi chỉ được trả lời 1 lần duy nhất. HS: Lần lượt tham gia trò chơi. GV: Đặt ra câu hỏi dẫn dắt vào bài. Nếu chất hội tụ đầy đủ cả 2 nhóm chức amine và carboxylic acid thì sẽ có những tính chất gì?
HS: Liên hệ kiến thức vừa nhắc lại và dự đoán tính chất hợp chất đó. Hợp chất đó vừa có tính chất của nhóm amine vừa có tính chất của nhóm carboxylic acid. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 1: AMINO ACID a) Mục tiêu : HS nêu được khái niệm về amino acid; gọi được tên một số amino acid thông dụng, đặc điểm cấu tạo phân tử của amino acid. Đặc điểm về tính chất vật lí, khả năng di chuyển của amino acid trong điện trường ở các giá trị pH khác nhau (tính chất điện di). HS trình bày được tính chất hoá học đặc trưng của amino acid (tính lưỡng tính, phản ứng ester hoá; phản ứng trùng ngưng của amino acid). b) Nội dung: Sử dụng kĩ thuật mảnh ghép Hoạt động của GV- HS Sản phẩm dự kiến Giao nhiệm vụ học tập: Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm theo 2 giai đoạn Giai đoạn 1: Chia lớp thành 4 nhóm “chuyên gia” cùng thảo luận 5 phút và hoàn thành các phiếu học tập vào giấy A4: 1A, 2A, 3A, 4A Giai đoạn 2: Các thành viên trong nhóm chuyên gia tách ra và tổ hợp lại thành 4 nhóm “mảnh ghép”, hoàn thành phiếu học tập trong 7 phút vào giấy A0. -Nhóm 1,2 mảnh ghép hoàn thành phiếu học tập 1B - Nhóm 3,4 mảnh ghép cùng hoàn thành phiếu học tập 2B Thực hiện nhiệm vụ: -HS hoạt động theo 4 nhóm thảo luận hoàn thành PHT tương ứng 1A, 2A, 3A, 4A - Sau khi hoàn thành nhiệm vụ giai đoạn 1, các nhóm tổ hợp lại thành 4 nhóm mảnh ghép và hoàn thành nhiệm vụ ở giai đoạn Học sinh tham khảo sgk, thảo luận, thống nhất nội dung và hoàn thiện phiếu học tập ở giai đoạn 1. Yêu cầu tất cả các thành viên đều phải nắm rõ nội dung. Giai đoạn 2: Nhóm mảnh ghép hội tụ đầy đủ các thành viên đến từ 4 nhóm chuyên gia cùng thảo luận và đưa ra ý kiến để hoàn thành phiếu học tập 1B, 2B. Từ đó rút ra nội dung chính của bài học. A. AMINO ACID 1. Khái niệm, cấu trúc, tên gọi - Amino acid là hợp chất hữu cơ tạp chức trong phân tử chứa đồng thời nhóm carboxyl(-COOH) và nhóm amino( -NH 2 ). - Nêu được tên và công thức 5 amino acid thường gặp. - Quy tắc gọi tên thay thế : Vị trí nhóm amino – amino- tên carboxylic acid tương ứng. 2. Tính chất vật lí - Do amino acid thường tồn tại dạng ion lưỡng cực( phân cực mạnh) nên amino acid là chất rắn, kết tinh, không màu, tan nhiều trong nước, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao 3. Tính chất điện di - Amino acid có khả năng di chuyển khác nhau trong điện trường tùy thuộc vào pH của môi trường( tính chất điện di). 4. Tính chất hóa học 4.1. Tính lưỡng tính - Amino acid chứa đồng thời 2 nhóm chức nên tính chất hội tụ đầy đủ tính chất của cả hai nhóm chức tính base (- NH 2 ) tính acid( -COOH )=> có tính lưỡng tính.