Nội dung text 09. Chiều dài kênh cổ tử cung ngắn - Sanh non.pdf
DƯƠNG KIM NGÂN Tổ 24 – Y16D 2 o Các dấu hiệu khác: ra nhớt hồng hoặc dịch nhầy cổ tử cung, đau thắt lưng, trằn nặng bụng. (nhớt hồng – ra máu âm đạo với tính chất dịch nhầy đỏ hồng: nút nhầy cổ TC bung ra trước khi bắt đầu vào chuyển dạ – thường là trong vòng 1 tuần) 3. Kế hoạch quản lý – Theo dõi tại viện CL < 25mm fFN fFN (+) PAMG-1 PAMG-1 (+) Trì hoãn sanh non CL < 25mm fFN fFN (-) Dự phòng sanh non Dự phòng sanh non: o Progesteron: dự phòng sanh non cho thai phụ tiền căn sanh non hay có kênh cổ tử cung ngắn. • Sử dụng thuốc từ 16-36 tuần. • 200mg Progesteron/ngày đặt âm đạo o Thủ thuật: Mô tả Chỉ định Chống chỉ định Biến chứng – Theo dõi Khâu vòng cổ tử cung Thủ thuật khâu một đường vòng tròn quanh cổ tử cung để thu hẹp lỗ trong cổ tử cung. Sau khâu dùng kháng sinh (uống) và chống gò. Khâu lúc 13 – 19 tuần. Cắt chỉ khi thai ≥ 38 tuần hoặc khi có chuyển dạ. Có tiền sử khâu vòng cổ tử cung hoặc 2 trong các yếu tố: • Tiền căn sanh non trước 28 tuần. • Nguy cơ hở eo TC: nong nạo buồng TC, khoét chóp, cắt đoạn CTC, rách CTC, bệnh lý collagen, bất thường ở tử cung hoặc CTC. • CL<25mm • Sự thay đổi cổ TC trước 24 tuần: CL ngắn dần qua 3 lần SA • Tử cung có cơn co, chuyển dạ • Chảy máu từ tử cung • Viêm màng ối • Ối vỡ non • Bất thường thai nhi • Viêm nhiễm âm đạo, cổ tử cung. • Nhau tiền đạo • Nhau bám thấp • Ra máu: thường hết ra máu sau khi chèn gạc cầm máu từ 3 - 4 giờ. • Gãy kim vào trong cổ tử cung: nên dùng kim tròn to có độ cong nhỏ. • Tổn thương bàng quang. • Vỡ ối, hoặc rỉ ối non. • Viêm màng ối. • Chuyển dạ sinh non. • Rách CTC. • Sinh khó do CTC xơ hóa, sẹo xơ. • Vỡ TC. Không giao hợp, không đứng lâu, không gắng sức. Nhập viện lại khi có: cơn co tử cung, ra máu âm đạo, ra nước ối. Vòng nâng cổ tử cung (cerclage pessary) Một dụng cụ có nhiệm vụ như một mũi khâu vòng túi ở cổ tử cung, được đặt qua đường âm đạo, có tác dụng nâng đỡ phần lớn trọng lương thai, tử cung, nhau, ối thay cho tử cung. Không cần kháng sinh. Đặt lúc 14-32 tuần. Lấy ra lúc 37 tuần hoặc khi sản phụ chuyển dạ, ối rỉ hoặc vỡ ối. Tương tự như trên hoặc • Nhau tiền đạo không chảy máu • Thai phụ từ chối phẫu thuật • Thai lớn hơn 20 tuần Ưu điểm: ít xâm lấn và kinh tế hơn so với việc khâu vòng tử cung. • Tử cung có cơn co, chuyển dạ • Chảy máu từ tử cung • Viêm nhiễm âm đạo nặng điều trị chưa hết • Dị tật sinh dục bẩm sinh • Ối phồng, rỉ ối, ối vỡ non • Tuột vòng, cấn khó chịu âm đạo. • Tiêu tiểu khó • Đau cộm • Viêm âm đạo • Tiết dịch âm đạo Theo dõi dấu hiệu tuột vòng (vòng lộ ra khỏi mép màng trinh), tình trạng tiết dịch ÂĐ. Trì hoãn – xử trí sanh non: o Hướng dẫn sản phụ nằm nghỉ ngơi tuyệt đối, không kích thích đầu vú và tránh giao hợp. o Ăn uống hợp lý đầy đủ dinh dưỡng. Ăn nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc để tránh táo bón.