Nội dung text Chuyên Đề 66 - Nêu hiện tượng, viết PTHH hữu cơ - Trịnh Xuân Đức.docx
Tên Giáo Viên Soạn: Trịnh Xuân Đức -0869.666.486 Nhóm Thầy: Nguyễn Quốc Dũng – Tel & Zalo: 0904.599.481 Page 1 Tên Chuyên Đề: NÊU HIỆN TƯỢNG VÀ VIẾT PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC HỮU CƠ Phần A: Lí Thuyết Học sinh nắm vững tính chất hóa học của các chất đặc biệt chú ý đến màu sắc trạng thái của các chất , sau khi có phản ứng hóa học xảy ra nhận ra những dấu hiệu thay đổi của phản ứng để nói rõ được hiện tượng xảy ra. Chú ý khi viết phương trình hóa học cần viết đúng phương trình phản ánh bản chất của phản ứng Phần B: Bài Tập Được Phân Dạng (mỗi dạng tối thiểu 10 câu) DẠNG 1: NÊU HIỆN TƯỢNG PHẢN ỨNG - Phương pháp: Cách trình bày Bước 1: Nêu hiện tượng xảy ra mà phải quan sát được - Kết tủa, làm đục dung dịch - Bay hơi, tạo bọt khí trong dung dịch - Màu sắc (dung dịch, chất kết tủa) Bước 2: Giải thích nguyên nhân gây ra hiện tượng (nếu cần) Bước 3: Viết PT phản ứng cho giải thích trên - PTPU phải ký hiệu rõ ràng các yếu tố quan sát được (cần có ký hiệu kết tủa, bay hơi, màu sắc,…) - BÀI TẬP GIẢI CHI TIẾT Câu 1. Cho vào ống nghiệm khô khoảng 1 mL hexane và nhỏ thêm vào ống nghiệm khoảng 1 mL nước bromine. Lắc nhẹ hỗn hợp phản ứng. Nút ống nghiệm bằng bông đã tẩm dung dịch NaOH rồi nhúng ống nghiệm vào trong cốc nước nóng 50 °C (đã chuẩn bị trước) hoặc để ống nghiệm ra nơi có ánh sáng Mặt Trời. Quan sát, nhận xét màu sắc và tính đồng nhất của hỗn hợp phản ứng trước và sau khi đun nóng (hoặc để ra ngoài ánh nắng Mặt Trời). Lời giải: Ban đầu ống nghiệm có hai lớp, lớp dưới là bromine màu vàng, lớp trên là hexane không màu. Sau khi đặt ống nghiệm vào cốc nước nóng, thu được hỗn hợp không có màu. Câu 2. Cho vào ống nghiệm khoảng 1 mL hexane, thêm tiếp vào ống nghiệm vài giọt dung dịch thuốc tím (KMnO 4 ) 1% và lắc đều. Quan sát, nhận xét màu sắc và tính đồng nhất của hỗn hợp phản ứng. Lời giải: Quan sát thấy ống nghiệm có 2 lớp, lớp dưới là dung dịch KMnO 4 trong nước màu tím, lớp trên là hexane không màu. Câu 3. Thêm hex – 1 – ene (khối lượng riêng D = 0,67 g mL -1 ) vào mỗi ống nghiệm chứa nước (D = 1,00 g mL -1 ) hoặc chloroform (CHCl 3 có D = 1,49 g mL -1 ) rồi lắc đều. Nêu hiện tượng quan sát được Lời giải: Dựa vào khối lượng riêng và độ tan của các chất, xác định được như sau: - Khi cho hex – 1 – ene vào ống nghiệm chứa nước xảy ra sự phân lớp, trong đó hex – 1 – ene ở lớp trên và nước ở lớp dưới do hex – 1 – ene không tan trong nước và nhẹ hơn nước. - Khi cho hex – 1 – ene vào ống nghiệm chứa chloroform không có sự phân lớp do hex – 1 – ene tan trong chloroform. Câu 4. Chuẩn bị: đất đèn (chứa CaC2), nước tinh khiết; ống nghiệm chứa khoảng 2 mL dung dịch KMnO4 loãng, ống nghiệm chứa khoảng 2 mL dung dịch nước Br2 loãng, bình cầu có nhánh 250 mL, ống dẫn thuỷ tinh hình chữ L, ống dẫn thuỷ tinh đầu vuốt nhọn, giá để ống nghiệm, que đóm, bình thuỷ tinh chứa dung dịch NaOH.
Tên Giáo Viên Soạn: Trịnh Xuân Đức -0869.666.486 Nhóm Thầy: Nguyễn Quốc Dũng – Tel & Zalo: 0904.599.481 Page 2 Tiến hành: - Cho khoảng 5 g đất đèn vào bình cầu có nhánh và cho nước cất vào phễu nhỏ giọt. Lắp dụng cụ như Hình 16.6 (chú ý đuôi của phễu nhỏ giọt không chạm vào chất rắn). - Mở khoá phễu nhỏ giọt để nước chảy từ từ xuống, khí acetylene sinh ra được sục ngay vào các ống nghiệm chứa dung dịch KMnO4 và nước Br2 đã chuẩn bị ở trên đến khi dung dịch mất màu. - Thay ống dẫn khí thuỷ tinh hình chữ L bằng ống dẫn thuỷ tinh có đầu vuốt nhọn. Dùng que đóm đang cháy để đốt acetylene sinh ra ở đầu ống dẫn khí. Hãy giải thích hiện tượng và viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra. GIẢI: Đất đèn (thành phần chính CaC 2 ) tác dụng với nước sinh ra khí acetylene (C 2 H 2 ). Khí này có thể lẫn tạp chất nên được dẫn qua bình (1) chứa NaOH để tinh chế. Dẫn acetylene vào các ống nghiệm chứa dung dịch KMnO 4 và nước Br 2 thấy các dung dịch này nhạt dần đến mất màu do liên kết pi ở acetylene kém bền vững. Khi đốt acetylene cháy, toả nhiều nhiệt. Phương trình hoá học minh hoạ: 2222 2 222 422 22222 2 2 – 3 8 3 – 8 2 2 5 2 2 o t CaCHOCaOHCH CHCHBrCHBrCHBr CHCHKMnOKOOCCOOKMnOKOHHO CHOCOHO Câu 5. Cho 2 mL ethanol vào ống nghiệm khô, thêm dần từng giọt 4 mL dung dịch sulfuric acid đặc (cho chảy dọc theo thành ống nghiệm), lắc đều. Cho vào ống nghiệm một ít cát hoặc 1 – 2 mảnh sứ xốp. Kẹp ống nghiệm lên giá và lắp với ống dẫn khí hình chữ L qua phần ống nối có mẩu bông tẩm dung dịch NaOH đặc. Đun nóng ống nghiệm và sục ống dẫn khí vào ống nghiệm có chứa khoảng 1 mL nước bromine. Khi nước bromine bị mất màu thì thay ống nghiệm bằng ống nghiệm khác có chứa 1 mL dung dịch KMnO 4 1%. Khi màu tím biến mất thì thay ống dẫn khí hình chữ L bằng ống dẫn khí hình chữ Z (đầu được vuốt nhọn hướng lên phía trên) và đốt khí thoát ra ở đầu ống dẫn khí. Quan sát, viết phương trình hoá học và giải thích hiện tượng xảy ra. Lời giải: Hiện tượng: có khí sinh ra, khí này làm mất màu dung dịch bromine, làm mất màu thuốc tím. Đốt khí thoát ra ở đầu ống dẫn khí, thấy khí cháy và toả nhiều nhiệt. Phương trình hoá học giải thích hiện tượng: C 2 H 5 OH 24,HSOto CH 2 = CH 2 + H 2 O
Tên Giáo Viên Soạn: Trịnh Xuân Đức -0869.666.486 Nhóm Thầy: Nguyễn Quốc Dũng – Tel & Zalo: 0904.599.481 Page 3 CH 2 = CH 2 + Br 2 → CH 2 Br – CH 2 Br 3CH 2 = CH 2 + 2KMnO 4 + 4H 2 O → 3HO – CH 2 – CH 2 – OH + 2MnO 2 + 2KOH C 2 H 4 + 3O 2 t 2CO 2 + 2H 2 O. Đun ethanol với sulfuric acid đặc sinh ra khí ethylene; dẫn tiếp khí qua ống nghiệm đựng Br 2 (hoặc thuốc tím) thấy dung dịch Br 2 (hoặc dung dịch KMnO 4 ) nhạt dần đến mất màu do liên kết pi ở liên kết đôi của ethylene kém bền vững. Câu 6. Dẫn một lượng nhỏ khí chlorine vào bình nón chứa một ít benzene, đậy kín lại rồi đưa bình ra ngoài ánh nắng. Nêu hiện tượng và giải thích. Giải: Hiện tượng: Trong bình xuất hiện khói trắng và trên thành bình thấy xuất hiện một lớp bột màu trắng. Giải thích: Benzene phản ứng với chlorine (điều kiện: ánh sáng), tạo thành lớp bột màu trắng là 1,2,3,4,5,6 – hexachlorocyclohexane (C 6 H 6 Cl 6 ). Phản ứng này là phản ứng cộng, theo phương trình hoá học sau: Câu 7. - Cho vào hai ống nghiệm, mỗi ống 1 mL dung dịch KMnO 4 0,05 M và 1 mL dung dịch H 2 SO 4 2M. - Cho tiếp vào ống (1) 1 mL benzene, ống nghiệm (2) 1 mL toluene. Lắc đều và đậy cả hai ống nghiệm bằng nút có ống thuỷ tinh thẳng. - Đun cách thuỷ hai ống nghiệm trong nồi nước nóng. Ông nghiệm (2) màu tím nhạt dần và mất màu, ống nghiệm (1) vẫn giữ nguyên màu tím. Nêu hiện tượng và giải thích GIẢI: Hiện tượng: Toluene làm mất màu dung dịch thuốc tím khi đun nóng; Benzene không làm mất màu dung dịch thuốc tím cả ở điều kiện thường và khi đun nóng. Giải thích: Do hiệu ứng liên hợp π bền vững nên benzene không tác dụng với KMnO 4 (không làm mất màu dung dịch KMnO 4 ) kể cả khi đun nóng. Do ảnh hưởng của vòng benzene, mạch nhánh – CH 3 của toluene dễ bị oxi hoá khi tương tác với chất oxi hoá mạnh như KMnO 4 . Phương trình hoá học: 6534246524425 6 9 5 3 6 14.CHCHKMnOHSOCHCOOHKSOMnSOHO Câu 8. Nhỏ từ từ nước bromine vào ống nghiệm chứa styrene, lắc đều rồi để yên ống nghiệm. Dự đoán hiện tượng xảy ra. Giải thích. Lời giải: - Hiện tượng: Dung dịch bromine nhạt dần đến mất màu. - Phương trình hoá học: Giải thích:
Tên Giáo Viên Soạn: Trịnh Xuân Đức -0869.666.486 Nhóm Thầy: Nguyễn Quốc Dũng – Tel & Zalo: 0904.599.481 Page 4 Cấu tạo phân tử styrene có đặc điểm giống etylene và có đặc điểm giống benzene, do đó có thể dự đoán styrene vừa có tính chất giống alkene, vừa có tính chất giống benzene. Do đó styrene có thể làm mất màu dung dịch bromine ngay điều kiện thường. Câu 9. - Cho khoảng 1,0 mL dung dịch phenol 5% vào ống nghiệm. - Nhỏ vài giọt nước bromine bão hoà vào ống nghiệm, lắc đều. Nước bromine mất màu và xuất hiện kết tủa trắng. Hãy giải thích hiện tượng xảy ra và viết phương trình hoá học của phản ứng. Lời giải: Hiện tượng: Nước bromine mất màu và xuất hiện kết tủa trắng do phenol phản ứng với nước bromine tạo thành sản phẩm thế 2,4,6 – tribromophenol ở dạng kết tủa màu trắng. Phương trình hoá học: Câu 10. - Cho 0,5 g phenol và khoảng 1,5 mL H 2 SO 4 đặc vào ống nghiệm, đun nhẹ hỗn hợp trong khoảng 10 phút để thu được chất lỏng đồng nhất. - Để nguội ống nghiệm rồi ngâm bình trong cốc nước đá. - Nhỏ từ từ 3 mL dung dịch HNO 3 đặc vào hỗn hợp và lắc đều. Nút bằng bông tẩm dung dịch NaOH. - Đun cách thuỷ hỗn hợp trong nồi nước nóng 15 phút. - Làm lạnh hỗn hợp rồi đem pha loãng hỗn hợp với khoảng 10 mL nước cất, picric acid kết tủa ở dạng tinh thể màu vàng. Hãy giải thích hiện tượng xảy ra và viết phương trình hoá học của phản ứng. Chú ý: Thí nghiệm thực hiện trong tủ hốt hoặc nơi thoáng khí. Cần thận trọng khi làm việc với dung dịch HNO 3 đặc và dung dịch H 2 SO 4 đặc. Lời giải: Phenol phản ứng với dung dịch nitric acid đặc trong dung dịch sulfuric acid đặc tạo ra sản phẩm 2,4,6 – trinitrophenol (picric acid, dạng tinh thể màu vàng). Phương trình hoá học: Câu 11. Chuẩn bị: dung dịch CH 3 CHO 5%, dung dịch AgNO 3 1%, dung dịch NH 3 5%, cốc nước nóng, ống nghiệm. Tiến hành: - Cho khoảng 1 mL dung dịch AgNO 3 1% vào ống nghiệm.