Nội dung text 65. Chuyên ĐH Vinh (Lần 1 - Chính thức) [Thi thử Tốt Nghiệp THPT 2025 - Môn Hóa Học].docx
Trang 3/6 – Mã đề 051 Câu 8: Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Điện phân MgCl 2 nóng chảy. (b) Nhiệt phân hoàn toàn BaCO 3 . (c) Cho kim loại K vào dung dịch CuSO 4 dư. (d) Dẫn khí CO dư đi qua bột Fe 2 O 3 nung nóng. (e) Cho dung dịch Fe(NO 3 ) 2 vào dung dịch AgNO 3 dư. Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kim loại là A. 4. B. 5. C. 3. D. 2. Câu 9: Chất hữu cơ X được dùng trong sản xuất thuốc chữa bệnh, các chất phòng trừ dịch hại, chất dẫn dụ côn trùng, chất tăng tốc lưu hoá cao su và chất ức chế ăn mòn kim loại. Dung dịch X làm quỳ tím hoá xanh. Kết quả phân tích phổ khối lượng cho thấy phân tử khối của X là 45. Chất X có thể là A. methyl formate. B. methylamine. C. formic acid. D. ethylamine. Câu 10: Chất nào sau đây là amine bậc hai? A. CH 3 NHCH 3 . B. CH 3 CH 2 N(CH 3 ) 2 . C. CH 3 CH 2 NH 2 . D. CH 3 NH 2 . Câu 11: Chất nào sau đây gọi là xút ăn da ? A. Na 2 CO 3 . B. NaNO 3 . C. NaOH. D. NaHCO 3 . Câu 12: Phát biểu nào sau đây sai ? A. Kim loại có tính ánh kim là do các electron tự do trong mạng tinh thể kim loại phản xạ hầu hết những tia sáng mà con người nhìn thấy được. B. Kim loại có tính dẻo là nhờ lực hút tĩnh điện giữa các cation kim loại và các electron hoá trị tự do trong mạng tinh thể. C. Tungsten (vonfram) được dùng làm dây tóc bóng đèn vì là kim loại dẫn điện tốt nhất trong số các kim loại. D. Ở nhiệt độ phòng, các đơn chất kim loại ở thể rắn và có cấu tạo tinh thể (trừ thuỷ ngân). Câu 13: Ethyl butyrate là ester có mùi thơm của dứa. Công thức của ethyl butyrate là : A. CH 3 CH 2 CH 2 COOCH 2 CH 3 . B. C 2 H 5 COOCH 2 CH 2 CH 2 CH 3 . C. CH 3 CH 2 COOCH 2 CH 3 . D. CH 3 CH=CHCOOCH 2 CH 3 . Câu 14: Kim loại nào sau đây tan trong nước ở điều kiện thường ? A. Na. B. Cu. C. Al. D. Fe. Câu 15: Một trong các phương pháp bảo vệ chống ăn mòn kim loại được sử dụng rộng rãi là phương pháp điện hoá. Trong phương pháp này, người ta nối hoặc cho kim loại cần bảo vệ tiếp xúc với kim loại hoạt động hoá học mạnh hơn (kim loại hi sinh). Phát biểu nào sau đây sai ? A. Để bảo vệ vỏ tàu bằng thép, người ta gắn các lá kẽm vào phía ngoài vỏ tàu ở phần chìm trong nước biển. B. Các electron chuyển từ kim loại hi sinh tới kim loại cần bảo vệ. C. Sắt bị gỉ nhanh hơn khi tiếp xúc với đồng trong không khí ẩm. D. Kim loại hi sinh luôn có thế điện cực chuẩn cao hơn kim loại cần được bảo vệ. Câu 16: Phản ứng nào sau đây được gọi là phản ứng xà phòng hoá ? A. H 2 NCH 2 COOH + NaOH → H 2 NCH 2 COONa + H 2 O. B. C 17 H 35 COONa + HCl → C 17 H 35 COOH + NaCl. C. CH 3 COOH + NaOH → CH 3 COONa + H 2 O. D. CH 3 COOC 2 H 5 + NaOH (t°) → CH 3 COONa + C 2 H 5 OH. Câu 17: Cho phản ứng: CH 3 -CH 2 -CH=O + HCN → CH 3 -CH 2 -CHOH-CN Cơ chế của phản ứng trên như sau :
Trang 4/6 – Mã đề 051 Phát biểu nào sau đây sai ? A. Trong giai đoạn (1), có sự phân cắt liên kết π và hình thành liên kết σ. B. Trong giai đoạn (2), có sự tạo thành liên kết O-H. C. Phản ứng trên là phản ứng cộng nucleophile vào hợp chất carbonyl. D. Thay CH 3 CH 2 CHO bằng CH 3 COCH 3 thì phản ứng trên không xảy ra. Câu 18: Cho bảng giá trị thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hoá – khử như sau : Cặp oxi hoá - khử Zn 2+ /Zn Fe 2+ /Fe Cu 2+ /Cu Ag + /Ag Ni 2+ /Ni Thế điện cực chuẩn (V) -0,762 -0,440 +0,340 +0,799 -0,257 Dãy gồm các ion có tính oxi hoá tăng dần từ trái sang phải ở điều kiện chuẩn là : A. Ag + , Cu 2+ , Ni 2+ , Fe 2+ , Zn 2+ . B. Zn 2+ , Fe 2+ , Ni 2+ , Cu 2+ , Ag + . C. Zn 2+ , Ni 2+ , Fe 2+ , Cu 2+ , Ag + . D. Zn 2+ , Fe 2+ , Cu 2+ , Ag + , Ni 2+ . PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 19 đến câu 22. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thi sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 19: Để mạ đồng cho một tấm huy chương bằng sắt với độ dày và diện tích lớp mạ lần lượt là 0,1 mm và 88,5 cm², người ta tiến hành điện phân dung dịch CuSO 4 (điện cực âm là tấm huy chương và điện cực dương là lá đồng (copper) thô, hiệu suất điện phân 100%) với cường độ dòng điện 2A không đổi. Khi kết thúc điện phân (quá trình mạ hoàn thành) thì hết t giây. Cho biết: - Khối lượng riêng của kim loại Cu là 8,96 g/cm³ và giả thiết toàn bộ lượng kim loại Cu sinh ra đều bám hết vào tấm huy chương, nước không bị điện phân ở cả hai điện cực. - Điện lượng: q = I.t = ne.F, trong đó: q là điện lượng (C), ne là số mol electron đi qua dây dẫn, I là cường độ dòng điện (A), t là thời gian điện phân (giây). a) Lá đồng thô đóng vai trò là cathode và tại điện cực này xảy ra quá trình oxi hoá kim loại Cu. b) Lượng CuSO 4 trong dung dịch không đổi trong quá trình điện phân. c) Tấm huy chương đóng vai trò là anode và tại điện cực này xảy ra quá trình khử ion Cu 2+ . d) Giá trị của t là 23912. Câu 20: Ethyl benzoate là hợp chất chính tạo mùi thơm của quả anh đào (cherry). Một học sinh tiến hành tổng hợp ethyl benzoate từ benzoic acid và ethyl alcohol theo phương trình hoá học sau: C 6 H 5 COOH + C 2 H 5 OH (H 2 SO 4 đặc, t°) ⇋ C 6 H 5 COOC 2 H 5 + H 2 O Sau thí nghiệm, tiến hành phân tách sản phẩm. Ghi phổ hồng ngoại của ethyl benzoate, benzoic acid và ethyl alcohol. Cho biết số sóng hấp thụ đặc trưng của một số liên kết trên phổ hồng ngoại như sau: Liên kết O-H (alcohol) O-H (carboxylic acid) C=O (ester, carboxylic acid) Số sóng (cm -1 ) 3650 - 3200 3300 – 2500 1780 - 1650 a) Phổ hồng ngoại có số sóng hấp thụ đặc trưng ở 3391 cm -1 là phổ của ethyl alcohol. b) Phổ hồng ngoại có số sóng hấp thụ đặc trưng ở 1726 cm -1 mà không có số sóng hấp thụ đặc trưng của liên kết O-H là của ethyl benzoate. c) Dựa vào phổ hồng ngoại phân biệt được benzoic acid, ethyl alcohol và ethyl benzoate.