PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text DEMO Q1002.pdf

1 Đề tài: Một số biện pháp dạy học tích cực nhằm phát huy năng lực đọc hiểu, cảm thụ tác phẩm văn học của học sinh trong chương trình Ngữ văn 10 MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài......................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................2 5. Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến .....................................................................2 B. NỘI DUNG.................................................................................................................3 1. Cơ sở lý luận ............................................................................................................3 1.1. Căn cứ thực hiện đề tài......................................................................................3 1.2. Khái niệm và ý nghĩa của năng lực đọc hiểu và cảm thụ văn học.....................4 1.3. Đặc điểm nội dung về các tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn lớp 10 ..............................................................................................................................4 2. Cơ sở thực tiễn .........................................................................................................5 3. Biện pháp thực hiện .................................................................................................7 Biện pháp 1. Giao nhiệm vụ tổ chức giờ học tác phẩm văn học theo hình thức “Lớp học đảo ngược” giúp học sinh chủ động khám phá kiến thức ........................7 Biện pháp 2. Vận dụng “Kỹ thuật dạy học tích cực” nâng cao năng lực hợp tác, phân tích tác phẩm văn học cho học sinh .................................................................9 Biện pháp 3. Vận dụng yếu tố nghệ thuật “Hội họa” và “Sân khấu” trong giảng dạy giúp học sinh phát huy năng lực đọc hiểu và cảm thụ.....................................12 Biện pháp 4. Xây dựng môi trường học tập cạnh tranh thông qua “Cuộc thi học tập” nhằm thúc đẩy tinh thần cho học sinh.............................................................15 Biện pháp 5. Áp dụng mô hình “Hộp thư văn học” nhằm giúp học sinh giải đáp thắc mắc và hiểu biết rõ hơn về tác phẩm văn học.................................................18 4. Hiệu quả của sáng kiến ..........................................................................................20 6. Khả năng áp dụng và nhân rộng sáng kiến ............................................................22 C. KẾT LUẬN ..............................................................................................................23 1. Kết luận..................................................................................................................23 2. Đề xuất, kiến nghị..................................................................................................24 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................25 PHỤ LỤC......................................................................................................................26
Biện pháp 2. Vận dụng “Kỹ thuật dạy học tích cực” nâng cao năng lực hợp tác, phân tích tác phẩm văn học cho học sinh * Mục đích: Biện pháp dạy học tích cực được phát triển nhằm mục đích trang bị cho học sinh những kỹ năng cần thiết để trở thành những người đọc hiểu biết, có khả năng phân tích và đánh giá tác phẩm văn học một cách khách quan, sâu sắc và có chiều sâu. Qua việc làm việc nhóm và trình bày cá nhân, học sinh không chỉ nắm vững nội dung văn bản mà còn rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp, tư duy phản biện, từ đó hình thành thói quen đọc sách và yêu thích văn học. * Nội dung và cách thực hiện: Để xây dựng và vận dụng tính hiệu quả của biện pháp dạy học tích cực, tôi tổ chức thực hiện các hoạt động dựa trên 4 bước sau: Bước 1: Khởi nguồn sáng tạo Bước 2: Bùng nổ ý tưởng Bước 3: Vượt qua thử thách Bước 4: Tỏa sáng kiến thức Ví dụ 1: Trong tiết học Văn bản: Hiền tài là nguyên khí quốc gia (Trần Nhân Trung), trang 74, Ngữ văn 10, Kết nối tri thức với cuộc sống, tập 1, tôi đã vận dụng kỹ thuật “Khăn trải bàn” để tổ chức cho học sinh tìm hiểu văn bản. Bước 1: Khởi nguồn sáng tạo Tôi bắt đầu tiết học bằng cách giới thiệu mục tiêu của hoạt động và lý do áp dụng kỹ thuật “Khăn trải bàn”. Sau đó, tôi chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm khoảng 4-5 học sinh. Bước 2: Bùng nổ ý tưởng
Tôi yêu cầu mỗi nhóm đọc một đoạn cụ thể trong Văn bản: Hiền tài là nguyên khí quốc gia và thảo luận về nội dung, ý nghĩa của đoạn văn đó. Các nhóm sẽ sử dụng giấy lớn A3 (khăn trải bàn) để ghi lại những điểm chính, ý kiến và cảm nhận của mình. Chẳng hạn, nội dung phân tích đoạn 3 “Nay thánh minh...mà thôi đâu” của Nhóm 3 như sau: “Qua đoạn trích, ta thấy được việc dựng bia đá không chỉ đơn thuần là để ghi nhớ công lao của người tài mà còn nhằm mục đích khuyến khích thế hệ trẻ noi theo. Hình ảnh những tấm bia đá trở thành động lực để mỗi người chúng ta phấn đấu không ngừng, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh.” Bước 3: Vượt qua thử thách Các nhóm tiến hành thảo luận theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 có thời gian 10 phút, học sinh các nhóm hoạt động cá nhân. Giai đoạn 2 có thời gian là 7 phút, các nhóm sẽ cùng nhau thảo luận và thống nhất ý kiến của các nhóm. Bước 4: Tỏa sáng kiến thức Sau khi hoàn thành thảo luận, mỗi nhóm sẽ trình bày kết quả của mình trước lớp. Cuối cùng, tôi sẽ tổng hợp các ý kiến và đưa ra những phân tích bổ sung, giúp học sinh hiểu sâu hơn về nội dung và ý nghĩa của văn bản. Ví dụ 2: Để phát huy năng lực đọc hiểu của học sinh khi tìm hiểu Văn bản: Yêu và đồng cảm (Phong Từ Khải), trang 77, Ngữ văn 10, Kết nối tri thức với cuộc sống, tập 1, tôi đã vận dụng kỹ thuật “Trình bày 1 phút” để học sinh tóm tắt nội dung chính của văn bản. Bước 1: Khởi nguồn sáng tạo
Biện pháp 3. Vận dụng yếu tố nghệ thuật “Hội họa” và “Sân khấu” trong giảng dạy giúp học sinh phát huy năng lực đọc hiểu và cảm thụ * Mục đích: Bằng việc vận dụng yếu tố nghệ thuật “Hội họa” và “Sân khấu” trong giảng dạy, học sinh sẽ có thể hình dung sinh động các hình ảnh, không gian trong tác phẩm. Từ đó kích thích tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm, giúp các em cảm thụ sâu sắc hơn vẻ đẹp của ngôn từ và ý nghĩa của tác phẩm văn học. Qua đó, góp phần giúp việc học văn trở nên thú vị và hiệu quả hơn bao giờ hết. * Nội dung và cách thực hiện: Để vận dụng yếu tố “Hội họa” và “Sân khấu” trong giảng dạy, tôi bắt đầu bài học với những những bước sau: Bước 1: Chuẩn bị và giới thiệu Bước 2: Thực hiện hoạt động Bước 3: Chia sẻ và thảo luận Bước 4: Kết nối và mở rộng Ví dụ 1: Trước khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung Văn bản: Thế giới mạng & tôi, trang 95, Ngữ văn 10, Kết nối tri thức với cuộc sống, tập 1, tôi đã kết hợp yếu tố “Hội họa” bằng cách giao nhiệm vụ cho học sinh vẽ 1 bức tranh liên quan đến “Thế giới mạng” theo sự trải nghiệm của bản thân và tổ chức triển lãm cho học sinh tham gia. Bước 1: Chuẩn bị và giới thiệu Vào cuối tiết học trước tôi đã giới thiệu khái quát nội dung Văn bản: Thế giới mạng & tôi và giao nhiệm vụ cụ thể như sau: “Mỗi học sinh hãy vẽ 1 bức tranh trên giấy A3 khắc họa những trải nghiệm cá nhân của mình với thế giới mạng (Internet) và mang đến lớp vào tiết học tiếp theo”. Bước 2: Thực hiện hoạt động Học sinh sẽ có thời gian 3 ngày để hoàn thiện bài vẽ của mình. Tôi khuyến khích các em thể hiện sự sáng tạo của bản thân trong bài vẽ thông qua nội dung, màu sắc, hình khối, chất liệu,... Song, vẫn phải đảm bảo truyền tải thông điệp một cách rõ ràng. Bước 3: Chia sẻ và thảo luận

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.