Nội dung text Chương 4 - Môn 4.8.pdf
Tài liệu lưu hành nội bộ của Bộ môn PPGD - Khoa Hóa học - Trường ĐHSP HN MỤC LỤC Danh mục từ viết tắt ............................................................................... 2 Chương 4. Ứng dụng công nghệ thông tin và thí nghiệm trong dạy học hoá học3 I. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học hoá học .......................... 3 1. Một số thuật ngữ liên quan ............................................................... 3 2. Cơ sở, vai trò và yêu cầu của ứng dụng công nghệ thông tin........... 4 3. Thiết kế, biên tập học liệu số và trình diễn....................................... 7 4. Hỗ trợ dạy học trực tuyến................................................................. 7 5. Phần mềm hỗ trợ kiểm tra, đánh giá................................................. 7 6. Quản lí lớp học và hỗ trợ học sinh.................................................... 8 7. Một số mô hình và phương pháp dạy học trong môi trường CNTT 8 II. Sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học ........................................ 8 1. Vai trò, ý nghĩa của thí nghiệm trong dạy học hóa học.................... 8 2. Mục đích và các hướng sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học 9 3. Những yêu cầu sư phạm đối với thí nghiệm thực hành và thí nghiệm biểu diễn................................................................................................... 12 4. Phương pháp sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học .............. 16 Tóm tắt chương 4 ............................................................................ 28 Câu hỏi, bài tập chương 4 ................................................................. 29 Phần ứng dụng CNTT trong dạy học hoá học .................................... 29 Phần sử dụng thí nghiệm trong dạy học hoá học................................ 29
Tài liệu lưu hành nội bộ của Bộ môn PPGD - Khoa Hóa học - Trường ĐHSP HN 2 Danh mục từ viết tắt STT VIẾT TẮT Ý NGHĨA 1 LL&PPDH Lí luận và phương pháp dạy học 2 LLDH Lí luận dạy học 3 GV Giáo viên 4 HS Học sinh 5 NCKH Nghiên cứu khoa học 6 PPDH Phương pháp dạy học 7 HTTCDH Hình thức tổ chức dạy học 8 QĐDH Quan điểm dạy học 9 KTDH Kĩ thuật dạy học
Tài liệu lưu hành nội bộ của Bộ môn PPGD - Khoa Hóa học - Trường ĐHSP HN 3 Chương 4. Ứng dụng công nghệthông tin và thí nghiệm trong dạy học hoá học I. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC HOÁ HỌC 1. Một số thuật ngữ liên quan TT Thuật ngữ Ý nghĩa 1 Công nghệ thông tin Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kĩ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lí, lưu trữ và trao đổi thông tin số*. 2 Học liệu số Học liệu số là học liệu được tạo lập bằng phương pháp dùng tín hiệu số. 3 Ứng dụng công nghệ thông tin Ứng dụng công nghệ thông tin là việc sử dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này*. Mục tiêu 1. SV trình bày và phân tích được các cơ sở pháp lí, vai trò và yêu cầu của việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), học liệu số và thiết bị số trong dạy học hoá học và giáo dục HS trung học phổ thông. 2. SV thiết kế học liệu số và sử dụng được một số phần mềm hỗ trợ hoạt động dạy học hoá học, giáo dục HS trung học phổ thông. 3. SV lựa chọn, ứng dụng thiết bị số, học liệu số và phần mềm hỗ trợ trong việc thiết kế hoạt động dạy học hoá học ở trường trung học phổ thông.
Tài liệu lưu hành nội bộ của Bộ môn PPGD - Khoa Hóa học - Trường ĐHSP HN 4 4 Môi trường mạng Môi trường mạng là môi trường trong đó thông tin được cung cấp, truyền đưa, thu thập, xử lí, lưu trữ và trao đổi thông qua cơ sở hạ tầng thông tin*. 5 Phần cứng Phần cứng là sản phẩm thiết bị số hoàn chỉnh; cụm linh kiện; linh kiện; bộ phận của thiết bị số, cụm linh kiện, linh kiện*. 6 Thiết bị số Thiết bị số là thiết bị điện tử, máy tính, viễn thông, truyền dẫn, thu phát sóng vô tuyến điện và thiết bị tích hợp khác được sử dụng để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lí, lưu trữ và trao đổi thông tin số*. 7 Phần mềm dạy học Phần mềm dạy học là chương trình máy tính được mô tả bằng hệ thống kí hiệu, mã hoặc ngôn ngữ để điều khiển thiết bị số thực hiện chức năng dạy học hoặc hỗ trợ dạy học. 8 Số hóa Số hóa là việc biến đổi các loại hình thông tin sang thông tin số*. 9 Cách mạng công nghiệp 4.0 Klaus Schwab, chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới cho rằng kỷ nguyên công nghiệp 4.0 được đánh dấu bởi những đột phá trong những kĩ thuật nổi bật trong những lĩnh vực như robotics, trí tuệ nhân tạo, công nghệ nano, máy tính lượng tử, công nghệ sinh học, Internet Vạn Vật, điện toán phân tán, công nghệ không dây thế hệ thứ năm, in 3D và phương tiện vận tải không người lái. * Luật Công nghệ thông tin 2017. 2. Cơ sở, vai trò và yêu cầu của ứng dụng công nghệ thông tin a) Cơ sở pháp lí của việc ứng dụng công nghệ thông tin Đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có Giáo dục – Đào tạo là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hoá, nền giáo dục nước ta đang đổi mới căn bản và toàn diện nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. “Nhà nước có chính sách khuyến