PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text TỔNG HỢP LÝ THUYẾT SINH 12 kèm Công thức Sinh học cấp III Biên soạn GV Phan Thanh Huy, Trường THPT Nguyễn Du (BRVT).pdf

T À I L I Ệ U L Ý T H U Y Ế T S I N H L Ớ P 1 2 Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection DẠY KÈM QUY NHƠN EBOOK PHÁT TRIỂN NỘI DUNG TỔNG HỢP LÝ THUYẾT SINH 12 kèm Công thức Sinh học cấp III Biên soạn: GV Phan Thanh Huy, Trường THPT Nguyễn Du (BRVT) PDF VERSION | 2020 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL [email protected] Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594 vectorstock.com/10554609 Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group
TỔNG HỢP LÝ THUYẾT SINH 12 Gv Phan Thanh Huy _THPT Nguyễn Du 1 Chƣơng 1: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ § 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN I. Khái niệm gen - Gen là một đoạn ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN. - Vd: Gen Hb mã hoá chuỗi pôlipeptit , gen tARN mã hoá cho phân tử vận chuyển,... II. Mã di truyền 1. Khái niệm - Mã di truyền là trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong gen (mạch gốc) quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin.  Bảng mã di truyền có 64 bộ ba Với 4 loại nucleotit: A, U, G, X tạo nên 43 = 64 bộ ba  61 bộ ba mã hóa cho axit amin, trong đó AUG là bộ ba mở đầu + SV nhân sơ: AUG mã hóa cho axit amin Foocmin metionin + SV nhân thực: AUG mã hóa cho axit amin Metionin  3 bộ ba không mã hóa axit amin (3 bộ ba kết thúc: UAA, UAG, UGA) 2. Đặc điểm (1) MDT được đọc từ một điểm theo chiều 5’ → 3’, theo từng bộ ba, không gối lên nhau. (2) Mã di truyền có tính phổ biến (tất cả các loài có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ) (3) Mã di truyền có tính đặc hiệu: 1 bộ ba mã hóa 1 a.amin (một mã một) Vd: Bộ ba GXA mã hóa axit amin Alanin (4) Mã di truyền có tính thoái hoá: nhiều bộ ba cùng mã hóa cho một axit amin. (nhiều mã một) trừ AUG mã hóa axit amin Metionin và UGG mã hóa cho Trytophan. Vd: 4 bộ ba: GXA, GXU, GXG, GXX đều mã hóa cho axit amin Alanin III. Quá trình nhân đôi ADN 1. Đặc điểm - Thời điểm: pha S của kì trung gian. - Vị trí: + Tế bào nhân thực: trong nhân tế bào bào (AND trong nhân), trong tế bào chất (AND trong ti thể, lục lạp) + Tế bào nhân sơ: trong tế bào chất - Chiều tổng hợp: 5’ – 3’ - Hai mạch đều làm khuôn (mạch gốc có chiều 3’ → 5’) - Mục đích: chuẩn bị cho sự phân bào (nguyên phân hoặc giảm phân) 2. Diễn biến (1) Bước 1: (Tháo xoắn phân tử ADN): Nhờ các enzim tháo xoắn làm đứt các liên kết hidro giữa 2 mạch => phân tử ADN tháo xoắn và 2 mạch đơn tách dần nhau ra hình thành nên chạc hình chữ Y để lộ 2 mạch khuôn. Nhân đôi ADN DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Biên soạn: GV Phan Thanh Huy, Trường THPT Nguyễn Du (BRVT)
TỔNG HỢP LÝ THUYẾT SINH 12 Gv Phan Thanh Huy _THPT Nguyễn Du 2 (2) Bước 2:(Tổng hợp các mạch ADN mới): Enzim ADN-polimeraza trƣợt trên mạch gốc theo chiều 3’ – 5’ của mạch gốc và tiến hành tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ → 3’: + Trên mạch khuôn có chiều 3’ → 5’: mạch bổ sung được tổng hợp liên tục theo nguyên tắc bổ sung (A – T; G- X) + Trên mạch khuôn 5’ → 3’: mạch bổ sung được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn (đoạn Okazaki), sau đó được nối lại với nhau bởi enzim nối ligaza. (3) Bước 3: (2 phân tử ADN được tạo thành): Mỗi phân tử ADN mới gồm 2 mạch: 1 mạch của phân tử ADN ban đầu và 1 mạch mới được tổng hợp (nguyên tắc bán bảo tồn) * Lưu ý:  Vai trò của enzim AND polimeraza trong quá trình nhân đôi AND là lắp ráp các nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của AND.  Dựa theo nguyên tắc nhân đôi AND, hiện nay người ta đã đề xuất phương pháp có thể nhân đôi một đoạn AND nào đó trong ống nghiệm thành vô số bản sao trong thời gian ngắn phục vụ cho nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn ( Phương pháp PCR) .............................................. §2: PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ I. Phiên mã 1. Cấu trúc và chức năng của các loại ARN (1) ARN thông tin (mARN): Mạch thẳng, làm khuôn cho quá trình dịch mã (2) ARN vận chuyển (tARN): Mỗi phân tử tARN đều có 1 bộ ba đối mã (anticôdon) và 1 đầu để liên kết với axit amin tương ứng. Vận chuyển axit amin tới ribôxôm để tham gia tổng hợp chuỗi pôlipeptit.  Lưu ý: axit amin gắn vào đầu 3’OH của tARN, tARN đóng vai trò là người phiên dịch (3) ARN ribôxôm( rARN): Là thành phần kết hợp với prôtêin tạo nên ribôxôm.  Lưu ý: Trong tế bào, hàm lượng rARN là cao nhất và mARN là thấp nhất (vì rARN có cấu trúc xoắn cục bộ hình thành nhiều liên kết hidro quyết định tính bền vững của chúng. Ngược lại, mARN có cấu trúc mạch thẳng => liên kết hidro thấp nên tính bền vững thấp) 2. Cơ chế phiên mã: (Tổng hợp ARN ): Phiên mã là quá trình tổng hợp ARN trên mạch khuôn ADN.  Đặc điểm - Sử dụng 1 mạch của AND để làm khuôn (gọi là mạch gốc có chiều 3’ – 5’) - Enzim: ARN polimeraza (từ polimera có nghĩa là tổng hợp) DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Biên soạn: GV Phan Thanh Huy, Trường THPT Nguyễn Du (BRVT)
TỔNG HỢP LÝ THUYẾT SINH 12 Gv Phan Thanh Huy _THPT Nguyễn Du 3 - Nguyên tắc bổ sung: A – U, G – X - Vị trí + Tế bào nhân thực: Xảy ra bên trong nhân (AND trong nhân) và xảy ra ở tế bào chất (ADN trong ti thể và lục lạp) + Tế bào nhân sơ: xảy ra trong tế bào chất  Diễn biến (1) ARN polimeraza bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn lộ mạch gốc có chiều 3’ - 5’ bắt đầu phiên mã tại vị trí đặc hiệu (2) ARN polimeraza trượt trên mạch gốc theo chiều 3’=>5’ và tổng hợp nên phân tử mARN theo chiều 5’- 3’ theo nguyên tắc bổ sung : A-U, G- X, T-A, X-G (3) Khi enzim ARN polimeraza di chuyển tới cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì dừng phiên mã và phân tử mARN được giải phóng. (vùng nào trên gen được phiên mã song thì sẽ đóng xoắn ngay). * Lưu ý: Ở sinh vật nhân sơ, kết thúc quá trình phiên mã tạo nên mARN hoàn thiện và được dùng trực tiếp để tiến hành quá trình dịch mã tại tế bào chất. (Vì gen ở sinh vật nhân sơ chỉ có các đoạn exon – mã hóa cho axit amin) Ở sinh vật nhân thực, kết thúc quá trình phiên mã tạo nên tiền mARN (trong nhân tế bào). Sau đó, tiền mARN chui ra khỏi màng nhân đến tế bào chất để cắt bỏ các đoạn Intron, nối các đoạn Exon tạo thành mARN trưởng thành làm nguyên liệu cho quá trình dịch mã. Enzim ARN polimeraza vừa làm chức năng tháo xoắn, vừa làm chức năng tổng hợp ARN Phiên mã ở sinh vật nhân sơ Phiên mã ở sinh vật nhân thực  Kết quả - Tạo nên phân tử mARN dùng làm khuôn để tham gia dịch mã - Tùy theo nhu cầu của tế bào mà số lượng mARN được tạo ra nhiều hay ít  Lưu ý: Các gen trên các NST khác nhau trong 1 tế bào thường có số lần nhân đôi giống nhau và số lần phiên mã khác nhau. Vì: các NST trong 1 tế bào đều đồng loạt nhân đôi nên các gen cũng nhân đôi để có đủ nguyên liệu chia cho các tế bào con, do đó các gen có số lần nhân đôi bằng nhau. Các gen khác nhau có số lần phiên mã khác nhau tùy vào nhu cầu của tế bào. II. Dịch mã 1. Hoạt hoá axit amin: Nhờ các enzim đặc hiệu và năng lượng ATP, mỗi axit amin được hoạt hoá và gắn với tARN tương ứng tạo phức hợp axit amin- tARN( aa- tARN).  (axit amin như gói hàng được bốc lên xe tARN để chở đến bãi đổ xe mARN) DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Biên soạn: GV Phan Thanh Huy, Trường THPT Nguyễn Du (BRVT)

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.