PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 9.Đề HSG 9.docx

nguyenthiquynhnga.1700480054 @hoabinh.edu.vn ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 9 Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề bài gồm có 01 trang) I. ĐỌC - HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi: CHIẾC BÁT VỠ Ở thành phố nọ, có một bác thợ rèn. Bác có một người con trai duy nhất. Từ bé tới lớn anh đều là một con người xuất chúng, vì thế bác rất yêu quý anh, đặt mọi hi vọng vào anh. Anh vừa đẹp trai, vừa giỏi giang nên bác vô cùng tự hào. Thật không may, đến một ngày, anh bị tai nạn xe hơi. Sau vụ tai nạn, anh giữ được tính mạng nhưng lại bị mất cả hai chân. Vốn là niềm tự hào của cha, giờ đây thành người khuyết tật. Vì quá tuyệt vọng với cú sốc này, hằng ngày, anh chỉ ngồi ủ rũ trong phòng, im lặng nhìn ra cửa sổ. Chuỗi ngày mất niềm tin vào cuộc sống kéo dài. Đến một ngày, nỗi đau khổ lên đến đỉnh điểm, anh quyết định tự tử bằng cách uống thuốc ngủ. Thật may khi cha anh kịp thời phát hiện và đưa anh tới bệnh viện, cứu anh qua cơn nguy kịch. Một ngày sau người con trai tỉnh, bác thợ rèn mang đồ ăn tới cho con. Anh con trai tức giận hất đổ khay đồ ăn, rồi chỉ chiếc bát vỡ dưới nền, nói: - Cha à, cha cứu con làm gì, cuộc đời con giờ như chiếc bát vỡ kia rồi, mãi mãi không lấy lại được nữa. Người cha già tội nghiệp lặng lẽ xoa đầu người con trai, vỗ về rồi giúp anh nằm nghỉ. Xong ông dọn dẹp những thứ dưới đất, đôi mắt ông đỏ hoe. Một tuần sau anh được đưa trở về nhà. Anh thấy trên bàn mình có một chiếc bát sắt. Anh rất ngạc nhiên và tò mò về chiếc bát này. - Con có biết nguồn gốc chiếc bát sắt này không, con trai? - Dạ... ý cha là? – Anh ấp úng nói. - Đây là chiếc bát sành hôm trước đó con. Cha cho nó vào lò nung, cho thêm sắt nữa, rồi đúc, thế là nó trở thành chiếc bát sắt này đó. Người cha nói tiếp: - Con à, cuộc đời chúng ta có lúc sẽ như chiếc bát vỡ. Nhưng chỉ cần ta cho thêm khát vọng sống rồi nung trong ý chí, xong đúc trong tình yêu thì mọi chuyện sẽ lại ổn con à. Khi đó, cho dù có đập, có ném thế nào ta cũng sẽ không bao giờ vỡ nữa đâu con. - Vâng, thưa cha, con đã hiểu. Nói rồi anh vươn người ôm lấy cha mình. Cả hai cha con cùng khóc vì xúc động. (Nguồn: songdep.com.vn) Câu 1. (1,0 điểm) Khi bác thợ rèn mang đồ ăn tới cho con, anh con trai đã có hành động gì? Hành động ấy có ý nghĩa như thế nào? Câu 2. (1,0 điểm)
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ có trong câu văn: “Con à, cuộc đời chúng ta có lúc sẽ như chiếc bát vỡ”. Câu 3. (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu chức năng của thành phần biệt lập được sử dụng trong những câu sau: - Vâng, thưa cha, con đã hiểu. Nói rồi anh vươn người ôm lấy cha mình. Cả hai cha con cùng khóc vì xúc động. Câu 4. (1,0 điểm) Trong văn bản, người cha có nói với con: “...cuộc đời chúng ta có lúc sẽ như chiếc bát vỡ... chỉ cần ta cho thêm khát vọng sống rồi nung trong ý chí, xong đúc trong tình yêu thì mọi chuyện sẽ lại ổn”. Câu nói gợi cho em những bài học gì? II. VIẾT (16,0 điểm) Câu 1. (6,0 điểm) Từ câu chuyện “Chiếc bát vỡ” trong phần Đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về vai trò của ý chí trong cuộc đời mỗi con người. Câu 2. (10,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: Thơ là ý rộng, tình sâu trong lời hay, tiếng đẹp. Phân tích bài thơ sau để làm sáng tỏ ý kiến trên. ÁO CŨ (Lưu Quang Vũ) Áo cũ rồi, mỗi ngày thêm ngắn Chỉ đứt sờn màu bạc hai vai Thương áo cũ như là thương kí ức Đựng trong hồn cho mắt phải cay cay. Mẹ vá áo mới biết con chóng lớn Mẹ không còn nhìn rõ chỉ để xâu kim Áo con có đường khâu tay mẹ vá Thương mẹ nhiều con càng yêu áo thêm. Áo đã ở với con qua mùa qua tháng Cũ rồi con vẫn quý vẫn thương Con chẳng nỡ mỗi lần thay áo mới Áo dài hơn thấy mẹ cũng già hơn. Hãy biết thương lấy những manh áo cũ Để càng thương lấy mẹ của ta Hãy biết thương những gì đã cùng ta sống Những gì trong năm tháng trôi qua... ------------------------------ Hết-----------------------------
nguyenthiquynhnga.1700480054 @hoabinh.edu.vn HD CHẤM BÀI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 9 Phần Câu Yêu cầu cần đạt Điể m I. ĐỌC HIỂ U 1 - Khi bác thợ rèn mang đồ ăn tới cho con, anh con trai có hành động hất đổ khay đồ ăn. - Ý nghĩa: + Thể hiện sự tức giận của anh con trai khi người cha đã cứu anh dù anh muốn từ giã cõi đời. + Qua đó cho thấy sự tuyệt vọng, chán chường, mất niềm tin, nỗi đau khổ lên đến đỉnh điểm của anh... 0,25 0,75 2 - Biện pháp tu từ trong câu văn: So sánh: cuộc đời - chiếc bát vỡ - Tác dụng: + Giúp câu văn thêm sinh động, gợi hình, gợi cảm. + Cho thấy cuộc đời đôi khi gặp khó khăn, trắc trở, thậm chí là thất bại... + Thể hiện sự động viên, khích lệ của người cha để con vượt qua nghịch cảnh trong cuộc sống, từ đó diễn tả tình yêu thương con sâu nặng. 0,5 1,5 3 Hs chỉ ra và nêu chức năng của thành phần biệt lập được sử dụng trong những câu: - Vâng, thưa cha, con đã hiểu. Nói rồi anh vươn người ôm lấy cha mình. Cả hai cha con cùng khóc vì xúc động. Gọi đáp Vâng, thưa cha nhằm duy trì quan hệ giao tiếp và thể hiện sự lễ phép, kính trọng của người con đối với cha 1,0 4 HS đưa ra những bài học: - Cuộc sống con người không tránh khỏi những lúc khó khăn, trắc trở, thậm chí là vấp ngã, thất bại... - Muốn vượt qua khó khăn cần có ý chí, nghị lực, khát vọng sống và vươn lên... - Tình yêu thương, sẻ chia của mọi người xung quanh sẽ tiếp thêm động lực để ta vượt qua nghịch cảnh... (Nếu HS nêu được 2 bài học thì cho 0.75 điểm) 1,0 II. VIẾT 1 * Yêu cầu về hình thức: - Đảm bảo đúng hình thức, bố cục một đoạn văn. - Đảm bảo về mặt dung lượng: 10 – 12 câu. 0,5 * Yêu cầu về nội dung: - Giải thích: “ý chí” là chí hướng phấn đấu, nghị lực, quyết tâm thực hiện một mục tiêu nào đó... - Bàn luận về vai trò của ý chí: 5,5 1,0 3,0
+ Giúp con người có động lực vượt qua khó khăn, thử thách... + Kiên định với mục tiêu, vươn tới những ước mơ, khát vọng, đạt được thành công... + Rèn luyện sự kiên trì, bản lĩnh, nghị lực sống... + Người có ý chí sẽ được mọi người yêu quý, tôn trọng, khâm phục... (HS lấy dẫn chứng phù hợp để làm sáng tỏ vai trò của ý chí) - Mở rộng: Phê phán người thiếu ý chí, không biết nỗ lực, thiếu cố gắng, còn nhụt chí trước khó khăn... - Bài học nhận thức và hành động: + Nhận thức được vai trò quan trọng của ý chí. + Rút ra bài học hành động cụ thể, thiết thực thể hiện ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống. 0,5 1,0 2 a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Có đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. - Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận và giới thiệu bài thơ. - Thân bài: Làm rõ được nhận định, triển khai được các luận điểm qua bài thơ. - Kết bài: Khẳng định được vấn đề nghị luận. 0,25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,25 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể triển khai theo hướng sau: 1. Giải thích - Thơ: thể loại văn học thể hiện tình cảm của người viết bằng ngôn từ hàm súc, giàu hình ảnh, nhịp điệu... - Ý rộng, tình sâu: ý nghĩa sâu sắc, tình cảm mãnh liệt. - Lời hay, tiếng đẹp: lời lẽ, ngôn từ độc đáo, đặc sắc. => Một bài thơ chứa đựng nội dung tư tưởng sâu sắc và tư tưởng ấy được thể hiện qua những nét nghệ thuật đặc sắc. Bài thơ “Áo cũ” (Lưu Quang Vũ) đã thể hiện rõ điều đó. 2. Phân tích bài thơ để làm rõ nhận định a. Bài thơ thể hiện ý rộng, tình sâu qua việc gợi tả chiếc áo cũ để khắc họa hình ảnh người mẹ và thể hiện tình cảm sâu nặng của con với mẹ. * Chiếc áo cũ gợi kí ức tuổi thơ của con bên mẹ và thể hiện tình yêu thương sâu nặng của con đối với mẹ (Phân tích 2 khổ thơ đầu). - HS phân tích một số hình ảnh gợi kí ức tuổi thơ của con bên mẹ: áo cũ, chỉ đứt sờn màu bạc hai vai, đường khâu mẹ vá... -> con nhớ đến hình ảnh mẹ tần tảo, chăm chút, yêu thương con. - HS phân tích từ ngữ thể hiện tình yêu thương của con với mẹ: thương áo cũ, thương kí ức, mắt cay cay, thương mẹ 1,0 5,0 2,5 2,5

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.