Nội dung text ĐỀ 7 - Kiểm tra cuối Học kì 1 - Vật Lí 10 - Form 2025 (Dùng chung 3 sách).pdf
ĐỀ THI THAM KHẢO ĐỀ 7 – TTH1 (Đề thi có...trang) ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn thi: VẬT LÍ KHỐI 10 Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề PHẦN I. Câu trắc nhiệm nhiều phương án lựa chọn (4,5 điểm). Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Đối tượng nghiên cứu của vật lí là A. chuyển động của các loại phương tiện giao thông. B. năng lượng điện và ứng dụng của năng lượng điện vào đời sống. C. các ngôi sao và các hành tinh. D. các loại vật chất, năng lượng và sự vận động của chúng. Câu 2. Đo tốc độ trung bình của một ô tô đồ chơi qua phép đo gian tiếp xác định được quãng đường S = 80 ± 0,5 (cm) và thời gian chuyển động t = 4 ± 0,1 (s). Kết quả phép đo xác định được sai số tuyệt đối của tốc độ trung bình là A. 0,5 m/s. B. 0,625 m/s. C. 0,1 m/s. D. 0,6 (m/s). Câu 3. Đặc điểm nào sau đây không phải là tính chất của vectơ vận tốc của một chất điểm? A. Gốc nằm trên chất điểm. B. Cùng hướng với độ dịch chuyển của chất điểm. C. Ngược chiều chuyển động của chất điểm. D. Độ dài tỉ lệ với độ lớn của vận tốc. Câu 4. Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều, vectơ gia tốc có độ lớn A. bằng không. B. không đổi. C. tăng dần đều. D. giảm dần đều. Câu 5. Một vật chuyển động thẳng chậm dần đều có vận tốc ban đầu v0 , gia tốc có độ lớn a không đổi, phương trình vận tốc có dạng: v = v0 + at. Vật này có A. tích v.a >0. B. a luôn dương. C. v tăng theo thời gian. D. a luôn ngược dấu với v. Câu 6. Chuyển động của vật rơi tự do không có tính chất nào sau đây? A. Vận tốc của vật tăng đều theo thời gian. B. Gia tốc của vật tăng đều theo thời gian. C. Càng gần tới mặt đất vật rơi càng nhanh. D. Là chuyển động thẳng nhanh dần đều. Câu 7. Vật m được thả rơi tự do từ độ cao h0 so với mặt đất. Trong 1 giây trước khi chạm đất vật rơi được quãng đường 45 m. Lấy g = 10 (m/s2 ). Độ cao h0 nơi thả vật là A. 45 (m). B. 80 (m). C. 125 (m). D. 180 (m). Câu 8. Một vật được ném theo phương ngang với vận tốc ban đầu v0. Bỏ qua sức cản của không khí. Vật tham gia đồng thời hai chuyển động A. thẳng đều theo phương ngang và rơi tự do theo phương thẳng đứng. B. nhanh dần đều theo phương ngang và rơi tự do theo phương thẳng đứng. C. chậm dần đều theo phương ngang và rơi tự do theo phương thẳng đứng. D. chậm dần đều theo phương ngang và nhanh dần đều theo phương thẳng đứng. Câu 9. Ném ngang vật m từ độ cao h0 = 45 (m) với vận tốc ban đầu v0. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy g = 10 (m/s2 ). Biết tầm bay xa của vật đạt được là 60 (m). Vận tốc ban đầu v0 của vật là A. 10 (m/s). B. 20 (m/s). C. 30 (m/s). D. 60 (m/s). Câu 10. Độ lớn của hợp lực hai lực đồng qui hợp với nhau góc α được xác định bằng biểu thức A. 2 2 1 2 1 2 F F F 2F F cos . B. 2 2 1 2 1 2 F F F 2F F cos . C. 2 2 1 2 1 2 F F F F F cos . D. 2 2 1 2 1 2 F F F 2F F . Câu 11. Hợp lực của hai lực đồng quy F1 = 3 (N) và F2 = 8 (N) có thể nhận giá trị nào sau đây? A. 2 (N). B. 4 (N). C. 8 (N). D. 16 (N). Câu 12. Một vật đang chuyển động nhanh dần đều, nếu đột nhiên không còn lực nào tác dụng vào vật thì vật sẽ A. tiếp tục chuyển động nhanh dần đều. B. tiếp tục chuyển động thẳng chậm dần đều. C. đột ngột dừng lại ngay. D. tiếp tục chuyển động thẳng đều. Câu 13. Chất điểm có khối lượng m = 500 (g) chịu tác dụng của một lực F = 2 (N). Gia tốc của vật là