Nội dung text KHTN 9 - SINH HỌC - BÀI 50. CƠ CHẾ TIẾN HÓA - GV.docx
1 BÀI 50. CƠ CHẾ TIẾN HÓA I. QUAN ĐIỂM CỦA LAMARCK VỀ CƠ CHẾ TIẾN HOÁ – Jean Baptiste de Lamarck (1744 – 1829) cho rằng có hai nguyên nhân dẫn đến sự tiến hoá là: (1) bản thân mỗi loài sinh vật có xu hướng vươn tới sự hoàn thiện; (2) những biến đổi trong đời sống của cá thể sinh vật để thích nghi với điều kiện sống thay đổi đều có thể di truyền cho thế hệ sau. Hình. Jean Baptiste de Lamarck (1744 – 1829) – Theo Lamarck, ngoại cảnh đóng vai trò quan trọng đối với sự tiến hoá của sinh giới. Sự thay đổi một cách chậm chạp và liên tục của môi trường sống giúp sinh vật tích luỹ được các biến đổi để thích ứng với các môi trường mới, tạo nên sự tiến hoá "tiệm tiến", từ đó hình thành nên các loài mới. Hình. Sự hình thành cổ dài của hươu cao cổ theo quan điểm Lamarck
2 – Lamarck cho rằng các dạng sống đơn giản được tạo ra độc lập, liên tục từ các chất vô cơ, sinh vật có động lực nội tại để biến đổi thích nghi với điều kiện sống thay đổi chậm chạp và trở nên phức tạp hơn, hoàn thiện hơn. II. QUAN ĐIỂM CỦA DARWIN VỀ CƠ CHẾ TIẾN HOÁ – Charles Darwin (1809 – 1882) là nhà tự nhiên học người Anh, trong tác phẩm Nguồn gốc các loài (On the Origin of Species), được công bố vào năm 1859 đã đưa ra thuyết tiến hoá. Hình. Charles Darwin (1809 – 1882) Theo quan điểm của Darwin về cơ chế tiến hoá, sự hình thành loài hươu cao cổ được giải thích như sau: Quá trình sinh sản đã phát sinh nhiều biến dị sai khác về kích thước cổ giữa các cá thể thuộc loài hươu. Cá thể hươu nào có cổ dài ăn được lá cây trên cao thì sống sót, còn những cá thể hươu cổ ngắn không ăn được lá cây trên cao thì sẽ chết. Qua nhiều thế hệ, kết quả hình thành loài hươu cổ dài ăn được lá cây trên cao. Hình. Sự hình thành cổ dài của hươu cao cổ theo quan điểm Lamarck