PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 46_P45 final-412-419.pdf

412 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA VỀ LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG VIỆT NAM LẦN THỨ 4 (CLSCM-2024) NĂNG LỰC LOGISTICS VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP: TRƯỜNG HỢP CÁC DOANH NGHIỆP TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, VIỆT NAM LOGISTICS ORIENTED CAPABILITIES AND FIRM PERFORMANCE: A CASE OF MANUFACTURING ENTERPRISES IN MEKONG DELTA RIVER, VIETNAM NGUYỄN THỊ LỆ THỦY1*, NGÔ MỸ TRÂN2 , THÁI NHƯ MỸ3 1Khoa Quản lý công nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ 2Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ 3 Sinh viên Khoa Quản lý Công Nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ *Email liên hệ: [email protected] Tóm tắt Logistics đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó logistics sẽ giúp giải quyết cả đầu vào và đầu ra cho doanh nghiệp một cách hiệu quả, quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp. Nghiên cứu nhằm kiểm định tác động của các nhân tố năng lực logistics đến năng lực phục hồi và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Dữ liệu được thu thập thông qua khảo sát các doanh nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm Cần Thơ, An Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang. Nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS 20 và AMOS 20 để phân tích dữ liệu đã thu thập dựa trên các phương pháp: Cronbach’s Alpha, phương pháp phân tích nhân tố khám phá - EFA, CFA - phân tích nhân tố khẳng định, mô hình cấu trúc tuyến tính - SEM. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng Năng lực quản lý thông tin, Năng lực quản lý nhu cầu, Năng lực quản lý cung ứng, Năng lực hợp tác có tác động cùng chiều đến Hiệu quả hoạt động thông qua Năng lực tích hợp logistics và Năng lực phục hồi. Từ khoá: Năng lực quản lý thông tin, Năng lực quản lý nhu cầu, Năng lực quản lý cung ứng, Năng lực hợp tác, Năng lực phục hồi, Năng lực tích hợp Hiệu quả hoạt động. Abstract Logistics is critical in manufacturing and commercial operations since it helps the firm successfully handle both input and output, defining the business's performance. This study analyzes the relationship between logistics capability and business performance, which can help businesses develop appropriate business strategies, improving and enhancing operational efficiency. To clarify the relationship among them, data were gathered from conducted survey from manufacturing businesses in the Mekong Delta, specifically provinces and cities such as Can Tho, An Giang, Hau Giang, Vinh Long, Kien Giang, The project uses data analysis software SPSS 20 and AMOS 20 to analyze collected data based on the methods: Cronbach's Alpha, exploratory factor analysis method - EFA, and CFA - confirmatory factor analysis and structural equation model - SEM. Research results have shown that Information Management Capability, Demand Management Capability, Supply Management Capability, and Collaboration Management Capability have the critical impact on Operational Efficiency through Logistics Integration Capability and Resilience Capability. Keywords: Information management capability, Demand management capability, Supply management capability, Collaboration capability, Logistics Integration Capability, Resilience capability, Firm performance. 1. Giới thiệu Trong bối cảnh hiện nay, một doanh nghiệp muốn duy trì và phát triển thì cần phải tận dụng năng lực logistics hiện có hoặc xây dựng năng lực logistics mới để đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững. Ngày nay, thành công thực sự phụ thuộc vào việc đáp ứng vượt xa sự hài lòng của khách hàng và hướng đến sự mong đợi của họ bằng cách phát triển các sản phẩm và dịch vụ mà khách hàng chưa yêu cầu. Trong những trường hợp này, quản lý logistics hiệu quả được coi là thành phần then chốt để tăng lợi thế cạnh tranh và lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã đạt được thành công lớn nhờ có chiến lược và hoạt động
413 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA VỀ LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG VIỆT NAM LẦN THỨ 4 (CLSCM-2024) logistics đúng đắn. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm chí thất bại vì có những quyết định sai lầm trong hoạt động logistics. Vùng đồng bằng sông Cửu Long gồm 13 tỉnh, chiếm 13% diện tích và 18% dân số cả nước, giữ vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế và sự phát triển chung của cả nước. Vùng đồng bằng sông Cửu Long có nhiều tiềm năng, cơ hội, lợi thế phát triển; là trung tâm sản xuất lớn nhất cả nước về lương thực, thực phẩm, thủy sản, trái cây. Theo mục tiêu phát triển đề ra đến năm 2030, tăng trưởng bình quân của Vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021-2030 đạt khoảng 6,5 - 7%/năm, quy mô nền kinh tế năm 2030 gấp 2 - 2,5 lần so với năm 2021, dẫn tới nhu cầu rất lớn đối với dịch vụ logistics. Tuy nhiên, hàng hóa khu vực này chưa phát triển như mong muốn vì có nhiều yếu tố tác động, kìm hãm, trong đó có gánh nặng về chi phí logistics cao, có thể chiếm đến 30% giá thành sản phẩm. Để phát triển và hoàn thiện chuỗi giá trị hàng hóa, trước hết phải phát triển và hoàn thiện hoạt động quản trị logistics bao gồm hoạch định và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến tìm nguồn cung, mua hàng, logistics trong sản xuất, các hoạt động tồn trữ, vận chuyên, phân phối hàng hóa. 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết Lý thuyết Quan điểm dựa trên nguồn lực (RBV) đã được áp dụng cho nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, bao gồm quản lý chuỗi cung ứng và logistics. Lý thuyết này cho rằng các nguồn lực và khả năng (năng lực) đóng vai trò then chốt trong việc xác định hiệu quả hoạt động của một công ty. Cụ thể, việc sở hữu các khả năng cần thiết để tận dụng các nguồn lực logistics đặc biệt nhằm cải thiện hiệu suất tổng thể có thể được coi là động lực quan trọng của lợi thế cạnh tranh, vì mỗi nguồn lực hữu hình và vô hình phải đóng góp, tạo ra hoặc ảnh hưởng đến giá trị hiệu suất, dù là về mặt dịch vụ, chi phí hay lợi thế đổi mới. Năng lực là "tập hợp phức tạp các kỹ năng và kiến thức tích lũy được thực hiện thông qua các quy trình tổ chức cho phép các công ty điều phối các hoạt động và sử dụng tài sản của mình" [1] [2]. Năng lực logistics là tài sản, quy trình làm việc, năng lực tổ chức, thông tin, kiến thức và các đặc điểm của công ty cho phép công ty áp dụng các phương pháp nhằm tăng hiệu quả và hiệu suất [3]. Về phía doanh nghiệp, trong các nghiên cứu có liên quan, năng lực logistics thể hiện trong các hoạt động quản lý đầu vào, đầu ra, thu hồi, đã được chứng minh là mang lại cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh [4, 5, 6]. Năng lực logistics xác định mức độ mà một công ty có thể quản lý các hoạt động logistics của mình một cách hiệu quả [7] và là nguồn lợi thế cạnh tranh tiềm năng cho một doanh nghiệp [4, 6] 2.2. Mô hình nghiên cứu Đối với doanh nghiệp, dịch vụ logistics giúp giải quyết hiệu quả các yếu tố đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp bằng cách tối ưu hóa việc vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa dịch vụ...; nâng cao hiệu quả quản lý, giảm chi phí trong quá trình sản xuất và phân phối hàng hóa, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, đồng thời tạo lợi thế về thời gian địa điểm việc phân phối tiêu thụ sản phẩm trong điều kiện thị trường tiêu thụ và nguồn cung ngày càng cách xa về mặt địa lý với xu hướng toàn cầu hóa hiện nay. Ngoài ra, dịch vụ logistics còn giúp doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa và cung cấp dịch vụ cho khách hàng một cách hiệu quả và nhanh chóng. Năng lực quản lý nhu cầu là khả năng cân bằng sự mong đợi của khách hàng với năng lực của doanh nghiệp để cung cấp thành công và hiệu quả các yêu cầu của khách hàng [8]. Ngoài ra, dịch vụ khách hàng trước và sau bán hàng, tốc độ giao hàng, độ tin cậy, năng lực đáp ứng yêu cầu của khách hàng, tính sẵn có của hàng tồn kho, chất lượng dữ liệu và các biến số khác được sử dụng để điều tra năng lực được đề cập [9] [10] . Năng lực quản lý cung ứng được mô tả là các hoạt động chức năng liên quan đến sự di chuyển của sản phẩm và dịch vụ thông qua một tổ chức [11]. Quản lý nguồn cung đã được mở rộng để bao gồm sự chuyển đổi kỹ lưỡng hơn sang trọng tâm chiến lược là thu mua và nó ngày càng gắn liền với việc hoạch định chiến lược kinh doanh nhằm tối ưu hóa phản ứng của công ty với thị trường [12]. Do đó, định hướng chiến lược trong quản lý cung ứng đặc biệt quan trọng trong thị trường toàn cầu cạnh tranh [13] và thu hút được nhiều sự chú ý hơn do xu hướng có ảnh hưởng trong việc Hình 1. Mô hình nghiên cứu
414 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA VỀ LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG VIỆT NAM LẦN THỨ 4 (CLSCM-2024) tạo ra các hoạt động logistics trong tương lai [14]. Quản lý cung ứng là một công cụ nâng cao hiệu quả kinh doanh quan trọng cho tổ chức và tầm quan trọng chiến lược của nó đã được mở rộng [15] Công nghệ thông tin hỗ trợ giải quyết các vấn đề về chuỗi cung ứng đồng thời nâng cao hiệu suất tổng thể và hiệu quả hoạt động của công ty bằng cách tăng hiệu quả, giảm lỗi và rút ngắn thời gian xử lý [16]. Các nhà nghiên cứu điều tra mối liên hệ giữa năng lực dựa trên công nghệ thông tin, hiệu suất logistics và hiệu quả tài chính và phát hiện ra rằng năng lực công nghệ thông tin có ảnh hưởng gián tiếp đến hiệu quả tài chính thông qua các năng lực logistics khác. Ngoài ra, thông tin về yêu cầu của khách hàng hoặc xu hướng thị trường được chia sẽ với các nhà cung cấp của doanh nghiệp, giúp việc quản lý các hoạt động thượng nguồn được dễ dàng hơn. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập kế hoạch và lên lịch phù hợp cho quá trình đưa các nguyên vật liệu cần thiết từ các nhà cung cấp đến nhà sản xuất và thành phẩm từ nhà sản xuất đến khách hàng của mình [17]. Nhà sản xuất cần xây dựng mối quan hệ lành mạnh và minh bạch với các nhà cung cấp và khách hàng của mình. Từ đó, việc quản lý thông tin giúp công ty quản lý tốt hơn các hoạt động từ phía cầu và phía cung. Dựa trên lập luận này, chúng tôi đưa ra giả thuyết rằng: H1: Năng lực quản lý cung ứng có mối quan hệ cùng chiều với năng lực quản lý nhu cầu. H2: Năng lực quản lý thông tin có mối quan hệ cùng chiều với năng lực quản lý nhu cầu. H3: Năng lực quản lý thông tin có mối quan hệ cùng chiều với năng lực quản lý cung ứng. Năng lực quản lý cung ứng nhằm mục đích làm quá trình lưu thông trơn tru hơn từ khâu vận chuyển nguyên liệu thô từ nhà cung cấp đến nhà sản xuất với thời gian và chi phí giảm, việc này dẫn đến quy trình sản xuất hợp lý [18]. Vì vậy, năng lực quản lý cung ứng đảm bảo rằng tất cả các năng lực logistics và các quy trình liên quan sẽ tốt hơn nếu được tích hợp trong một chuỗi cung ứng [19]. Do đó, chúng tôi đưa ra giả thuyết rằng: H4: Năng lực quản lý cung ứng có mối quan hệ cùng chiều với năng lực tích hợp logistics. Năng lực quản lý nhu cầu đảm bảo rằng công ty có thể quản lý phù hợp các vấn đề khác nhau về phía nhu cầu cùng với việc phân phối kịp thời thành phẩm đến kho, nhà bán buôn và phân phối. Công ty có thể cải thiện doanh số, dịch vụ khách hàng, mức độ dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng [20]. Điều này dẫn đến việc cải thiện việc tích hợp các năng lực và quy trình logistics trên toàn chuỗi cung ứng, thông qua việc sử dụng tối ưu hàng tồn kho và giảm thời gian chờ đợi trong việc cung cấp thành phẩm đưa ra thị trường [20]. Từ đó, Năng lực quản lý nhu cầu giúp tích hợp các năng lực logistics trong chuỗi cung ứng [19]. Do đó, chúng tôi đưa ra giả thuyết rằng: H5: Năng lực quản lý nhu cầu có mối quan hệ cùng chiều với năng lực tích hợp logistics. Vì năng lực quản lý thông tin chia sẻ thông tin một cách quả cả bên trong nội bộ lẫn bên ngoài, năng lực quản lý thông tin giúp truyền thông tin kịp thời và liền mạch trên toàn chuỗi cung ứng. Việc chia sẻ thông tin giữa các đối tác là vô cùng quan trọng đối với việc phối hợp các hoạt động trong chuỗi cung ứng và nối với năng lực tích hợp logistics [19]. Do đó, chúng tôi đưa ra giả thuyết rằng: H6: Năng lực quản lý thông tin có mối quan hệ cùng chiều với năng lực tích hợp logistics Năng lực hợp tác đảm bảo rằng lợi ích của các bộ phận trong chuỗi cung ứng được liên kết hiệu quả [19]. Năng lực hợp tác hoạt động cả bên trong và bên ngoài công ty. Bên trong nội bộ, năng lực hợp tác đảm bảo cho lợi ích của nhân viên, người quản lý, ... của công ty được kết nối với nhau trong quá trình làm việc; còn bên ngoài, năng lực hợp tác đảm bảo sự liên kết lợi ích của các bộ phận trong chuỗi cung ứng. Vì năng lực này tập trung vào sự liên kết đúng đắn của lợi ích và hành động, các công ty muốn tăng cường các năng lực này thường phải đối mặt với những thách thức do thiếu kiến thức liên quan về các nguồn lực và hành vi của đối tác [21]. Dựa trên lập luận này, chúng tôi đưa ra giả thuyết rằng: H7a: Năng lực hợp tác có mối quan hệ cùng chiều đến năng lực quản lý nhu cầu H7b: Năng lực hợp tác có mối quan hệ cùng chiều đến năng lực tích hợp logistics H7c: Năng lực hợp tác có mối quan hệ cùng chiều đến năng lực quản lý cung ứng H7d: Năng lực quản lý thông tin có mối quan hệ cùng chiều đến năng lực hợp tác Năng lực tích hợp logistics bao hồm hai yếu tố chính là sự tương tác và hợp tác. Việc tích hợp giữa các công ty có lẽ sẽ cải thiện chất lượng sản phẩm, thời gian phản hồi của khách hàng nhanh hơn, tiết kiệm chi phí và giảm chi phí do thiết kế hiệu quả hơn [22]. Do đó, giả thuyết tiếp theo như sau: H8: Năng lực tích hợp logistics có mối quan hệ
415 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA VỀ LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG VIỆT NAM LẦN THỨ 4 (CLSCM-2024) cùng chiều với năng lực phục hồi của doanh nghiệp Ngoài ra, năng lực phục hồi là năng lực cho phép doanh nghiệp/chuỗi cung ứng chuyển sang trạng thái hoạt động tốt hơn khi phải đối mặt với sự gián đoạn [23] [24]. Do đó, năng lực phục hồi đóng góp vào hiệu quả hoạt động cho công ty H9: Năng lực phục hồi có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Dựa trên nền tảng lý thuyết nêu trên và nhiều nghiên cứu thực nghiệm có liên quan, mô hình nghiên cứu của nghiên cứu đã được thiết lập dưới đây: 3. Phương pháp Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả sử dụng phiếu khảo sát để thu thập dữ liệu sơ cấp. Cuộc khảo sát được thực hiện trong tháng 03-06/2024 bằng phỏng vấn trực tiếp và google form. Mỗi nhân tố trong mô hình được đo lường bằng các biến quan sát theo với các mức độ trả lời lần lượt là: (1) Hoàn toàn không đồng ý, (2) Không đồng ý, (3) Trung lập, (4) Đồng ý, (5) Hoàn toàn đồng ý. Thang đo của các biến được tổng hợp từ những nghiên cứu trước đây thông qua kết quả tổng quan tài liệu. Phương pháp phân tích xử lý dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu gồm tính toán hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, xử lý và phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA), thực hiện mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM). 4. Kết quả và thảo luận Sau khi tiến hành khảo sát và làm sạch sơ bộ dữ liệu, tác giả thu được 300 mẫu quan sát hợp lệ. Đối tượng mà nghiên cứu khảo sát là các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất ở các tỉnh, thành phố thuộc Đồng bằng sông Cửu Long như: Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang, An Giang. Sau khi tiến hành kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha các thành phần biến quan sát của các thang đo, nghiên cứu tiếp tục thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA với biến quan sát phù hợp còn lại của thang đo. Độ tin cậy của thang đo được đánh giá dựa trên hai chỉ số: Độ tin cậy tổng hợp (CR), tổng phương sai rút trích (AVE).Với độ tin cậy CR> 0,7, tổng phương sai rút trích AVE > 0,5 thang đo được đánh giá là đáng tin cậy. Vì vậy, kết quả thể hiện trong bảng trên có thể khẳng định các thang đo đã đạt yêu cầu. Sau khi phân tích CFA, mô hình cấu trúc được sử dụng nhằm xác định các yếu tố năng lực logistics ảnh hưởng đến của doanh nghiệp. Phân tích SEM được tiến hành từ mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu. Sau khi đã phân tích, các chỉ số đánh giá mức độ phù hợp của mô hình (CMIN/df = 1,994, TLI = 0,915, CFI = 0,925, GFI = 0,873, RMSEA = 0,058). Kết quả này cho thấy độ phù hợp của mô hình với dữ liệu đã thu thập được. Thực hiện phân tích mô hình thu được kết quả như Bảng 1. Dựa vào bảng kết quả trên, mối quan hệ của các yếu tố có giá trị P-value < 0,05. Do đó, có thể kết luận các yếu tố này có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Sau kết quả hồi quy SEM, các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H6, H7a, H7b, H7c, H7d, H8, H9 đều được chấp nhận. Năng lực tích hợp logistics có tác động lớn đến Năng lực phục hồi với hệ số hồi quy 0,341. Điều này được lý giải bởi Năng lực tích hợp logistics giúp doanh nghiệp hợp nhất các năng lực logistics riêng lẻ nhằm đáp ứng và giải quyết các yêu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng. Bảng 1. Kết quả thống kê mô tả mẫu khảo sát Tiêu thức Tần số Phần trăm Số lượng lao động <100 131 43,8% 100-500 123 40,8% >500 46 15,4% Nguồn vốn <10 tỷ 105 35,1% 10 tỷ-100 tỷ 188 62,6% >100 tỷ 7 2,3% Mặt hàng Sản xuất lương thực 83 27,7% Thủy sản 97 32,3% Trái cây 65 21,7% Các mặt hàng khác 55 18,3% Tổng 300 100 Hình 2. Kết quả mô hình các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.