Nội dung text [Thuvienhanhchinh]Bai soan tom tat ngan gon 6 chuyen de tham khao thi cong chuc 2018.doc
1 I- HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ 1. Thế nào là tổ chức chính trị - xã hội: Đây là các tổ chức tự nguyện được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có hệ thống tổ chức từ Trung ương đến cơ sở. Các tổ chức xã hội này có Điều lệ hoạt động do hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu các thành viên thông qua. Bao gồm các tổ chức: Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của MTTQ Việt Nam (Công đoàn, Đoàn TN, Hội liên hiệp Phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội Nông dân). 2. Bản chất của ĐCSVN: Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc. 3. Vị trí của ĐCSVN trong HTCT: là hạt nhân, là lực lượng lãnh đạo nhà nước, là lực lượng lãnh đạo xã hội, là thành viên của HTCT. 4. Sự khác nhau giữa bộ máy nhà nước và bộ máy cơ quan Đảng: + BMNN: 3 hệ thống : - HT cơ quan quyền lực hay cơ quan dân cử (Quốc hội, HĐND các cấp) - HT cơ quan hành chính (Chính phủ, các Bộ ngành và UBND các cấp) - HT cơ quan tư pháp (Toán án, Viện Kiểm sát ND các cấp) + BMCQ Đảng: 4 hệ thống: - HT các đảng bộ, chi bộ - HT các cơ quan lãnh đạo của Đảng (Đại hội và cấp ủy các cấp) - Ban cán sự đảng đoàn. - HT cơ quan tham mưu giúp việc và đơn vị sự nghiệp 5. Nhà nước pháp quyền XHCN nước ta hiện nay: (04) a). Khái niệm: Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Tất cả quyền lực của Nhà nước thuộc về nhân dân ta mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức làm nền tảng, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nhà nước ban hành pháp luật, tổ chức quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Nhà nước phục vụ nhân dân, gắn bó chặt chẽ với nhân dân, thực hiện quyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân; có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, vô trách nhiệm, lạm quyền, xâm phạm quyền dân chủ của công dân; giữ nghiêm kỷ cương xã hội, nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và nhân dân. Tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước theo nguyên tắc tập trung, dân chủ. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phân cấp, đồng thời bảo đảm sự chỉ đạo tập trung, thống nhất của Trung ương.
2 Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thống nhất ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện ba quyền đó. b). Đặc trưng: (06) - Nhà nước pháp quyền XHCNVN là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân. - Nhà nước pháp quyền XHCNVN tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, tôn trọng và bảo vệ Hiến pháp - Nhà nước pháp quyền Việt Nam quản lý xã hội bằng pháp luật, bảo đảm vị trí tối thượng của pháp luật trong đời sống xã hội - Nhà nước pháp quyền XHCNVN tôn trọng và bảo vệ quyền con người, các quyền và tự do của công dân, giữ vững mối liên hệ giữa Nhà nước và công dân, giữa Nhà nước và xã hội - Trong nhà nước pháp quyền XHCNVN, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp, có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện quyền lực nhà nước - Nhà nước pháp quyền XHCNVN là Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo (cơ bản nhất) 6. Các tổ chức thành viên của MTTQ Việt Nam: MTTQVN là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và cá nhân tiêu biểu của các giai cấp và tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. 7. Cơ quan lãnh đạo của Đảng các cấp: Đại hội và cấp ủy các cấp (do bầu cử lập ra): BCHTW, BCH đảng bộ tỉnh, thành ủy… 8. Chức năng của Quốc hội: - Quốc hội là cơ quan đại biểu của nhân dân, cơ quan quyền lực của nhà nước cao nhất. - Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp; quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước; giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước. (Tính đại diện – Tính quyền lực) 9. Chức năng của Chính phủ: - Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, là cơ quan hành chính cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam. - Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước; bảo đảm hiệu lực của bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. - Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
3 XÂY DỰNG ĐẢNG 1. Nguy cơ đối với Đảng: (04) - Nguy cơ tụt hậu xa hơn về k.tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, do điểm xuất phát thấp. - Nguy cơ sai lầm về đường lối, đi chệch định hướng xã hội chủ nghĩa. * - Nguy cơ về tệ nạn tham nhũng và tệ quan liêu, lãng phí. * - Nguy cơ “Diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch. 2. Nguyên tắc tổ chức hoạt động của Đảng (05) Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, đồng thời thực hiện các nguyên tắc: tự phê bình và phê bình; đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng; gắn bó mật thiết với nhân dân; Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. 3. Phương thức lãnh đạo của Đảng (03) - Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng duy nhất cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn; bằng tuyên truyền, thuyết phục, vận động; bằng công tác tổ chức, cán bộ và kiểm tra; bằng sự gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên. - Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, giới thiệu những đảng viên có đủ phẩm chất, năng lực vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo của hệ thống chính trị. Đảng tôn trọng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân; dựa vào dân để xây dựng Đảng.. - Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy. Đảng lãnh đạo, phát huy vai trò của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội. Đảng kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân, góp phần tích cực vào sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của nhân dân thế giới. 4. Nhiệm vụ và giải pháp lớn trong công tác xây dựng Đảng (08) - Tăng cường xây dựng Đảng về chính trị - Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng, lý luận - Rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân - Tiếp tục kiện toàn, đổi mới tổ chức, bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị - Kiện toàn tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đảng viên - Tiếp tục đổi mới công tác cán bộ và bảo vệ chính trị nội bộ - Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát - Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng 5. Nhiệm vụ cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay (03) - Kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.
4 - Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp Trung ương, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế. - Xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong mối quan hệ với tập thể cấp ủy, cơ quan, đơn vị; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. 6. Các nhóm giải pháp trong công tác xây dựng Đảng (04) - Nhóm giải pháp về tự phê bình và phê bình, nêu cao tính tiền phong gương mẫu của cấp trên, theo trình tự từ trên xuống dưới - Nhóm giải pháp về tổ chức, cán bộ và sinh hoạt đảng - Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách - Nhóm giải pháp về công tác giáo dục chính trị tư tưởng