Nội dung text 3. CHỦ ĐỀ 3.docx
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT I. RƠI TỰ DO 1. Sự rơi của các vật trong không khí Trong không khí các vật rơi nhanh, chậm khác nhau là do lực cản. Nếu loại bỏ được lực cản thì các vật rơi như nhau. 2. Sự rơi tự do Sự rơi tự do là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực. Nếu vật rơi trong không khí mà độ lớn của lực cản không khí không đáng kể so với trọng lượng của vật thì cũng coi là rơi tự do. Đặc điểm của chuyển động rơi tự do: - Phương: thẳng đứng. - Chiều: từ trên xuống dưới. - Tính chất chuyển động: thẳng nhanh dần đều với gia tốc rơi tự do g→ . 3. Gia tốc rơi tự do Tại một nơi nhất định trên Trái Đất và ở gần mặt đất, mọi vật đều rơi tự do với cùng một gia tốc g. Gia tốc rơi tự do ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất thì khác nhau. Ở gần bề mặt Trái Đất người ta thường lấy 2g9,8 m/s hoặc 2g10 m/s . 4. Công thức rơi tự do Công thức tính vận tốc: v = gt. Độ lớn độ dịch chuyển = Quãng đường đi được của vật: 22 gtv ds 22g . II. CHUYỂN ĐỘNG NÉM 1. Chuyển động ném ngang Chuyển động ném ngang là chuyển động có vận tốc ban đầu theo phương ngang và vật chỉ chuyển động dưới tác dụng của trọng lực. Chuyển động ném có thể phân tích thành hai chuyển động 3 CHUYỂN ĐỘNG RƠI TỰ DO VÀ CHUYỂN ĐỘNG NÉM
thành phần vuông góc với nhau: chuyển động với gia tốc rơi tự do theo phương thẳng đứng, chuyển động đều theo phương nằm ngang. Các công thức của chuyển động ném ngang: Thời gian rơi: 2 h t g . Tầm ném xa: max 00 2h Lxvtv g. . Dạng quỹ đạo: 2 2 0 g yx 2v Quỹ đạo là một nhánh parabol có bề lõm quay xuống dưới. 2. Chuyển động ném xiên Chuyển động ném xiên là chuyển động có vận tốc ban đầu theo phương xiên góc với phương nằm ngang và vật chuyển động dưới tác dụng của trọng lực. Các công thức của chuyển động ném xiên: - Thời gian vật đạt độ cao cực đại: 0vsin t g . - Tầm ném cao: 22 0vs.in H 2g . - Tầm ném xa: 2 0vs g .in2 L . B. BÀl TẬP KHỞI ĐỘNG Câu 1. Các vật rơi trong không khí nhanh chậm khác nhau là do A. các vật nặng nhẹ khác nhau. B. các vật to nhỏ khác nhau. C. lực cản của không khí lên vật. D. các vật làm bằng chất liệu khác nhau. Câu 2. Rơi tự do là chuyển động A. thẳng đều. B. chậm dần đều. C. nhanh dần. D. nhanh dần đều. Câu 3. Rơi tự do có quỹ đạo là A. đường thẳng. B. đường cong. C. đường tròn. D. đường parabol. Câu 4. Trong chuyển động rơi tự do A. vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực.
B. vật chỉ chịu tác dụng của lực cản. C. vật chịu tác dụng của trọng lực và lực cản. D. vật không chịu tác dụng của bất kì lực nào. Câu 5. Thả vật rơi tự do từ độ cao h xuống đất. Công thức tính vận tốc của vật khi chạm đất là A. 2ghv . B. 2ghv . C. vgh . D. gh 2v . Câu 6. Chuyển động nào dưới đây được xem là rơi tự do? A. Một cánh hoa rơi. B. Một mẩu phấn rơi không vận tốc đầu từ mặt bàn. C. Một hòn sỏi được ném lên theo phương thẳng đứng. D. Một vận động viên nhảy dù. Câu 7. Bi A có khối lượng lớn gấp 4 lần bi B . Tại cùng một lúc và ở cùng một độ cao, bi A được thả rơi tự do còn bi B được ném theo phương ngang. Nếu coi sức cản của không khí là không đáng kể thì A. bi A chạm đất trước bi B . B. bi A chạm đất sau bi B. C. cả hai bi chạm đất cùng lúc với vận tốc bằng nhau. D. cả hai bi chạm đất cùng lúc với vận tốc khác nhau. Câu 8. Trong chuyển động của vật được ném xiên từ mặt đất thì đại lượng nào sau đây không đổi? A. Gia tốc của vật. B. Độ cao của vật. C. Khoảng cách theo phương nằm ngang từ vị trí vật được ném tới vật. D. Vận tốc của vật. Câu 9. Trong chuyển động ném ngang bỏ qua sức cản của không khí, gia tốc của vật tại một vị trí bất kì luôn có hướng theo A. phương ngang, cùng chiều chuyển động. B. phương ngang, ngược chiều chuyển động. C. phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống. D. phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên. Câu 10. Thực hiện thí nghiệm được bố trí như hình 1H , viên bi B được thanh thép đàn hồi ép vào vật đỡ. Dùng búa đập vào thanh thép, thanh thép gạt viên bi A rời khỏi giá đỡ, đồng thời không ép vào viên bi B nữa làm viên bi
B rơi xuống. Chuyển động của hai viên bi A và B được ghi lại như hình 2H , ta thấy hai viên bi luôn ở cùng độ cao. Phương án nào sau đây phù hợp với kết quả của thí nghiệm? A. Theo phương ngang, vật ném ngang rơi tự do. B. Theo phương thẳng đứng, vật ném ngang chuyển động rơi tự do. C. Theo phương thẳng đứng, vật ném ngang có vận tốc không thay đổi. D. Theo phương ngang, vật ném ngang có vận tốc tăng đều. BẢNG ĐÁP ÁN 01. C 02. D 03.A 04.A 05. B 06. B 07. D 08.A 09. C 10. B C. CÁC DẠNG BÀI TẬP DẠNG 1 XÁC ĐỊNH THỜI GIAN, QUÃNG ĐƯỜNG, VẬN TỐC TRONG CHUYÊN ĐỘNG RƠI TỰ DO Phương pháp giải Vận dụng các công thức của chuyển động rơi tự do: Gia tốc: ag hằng số. Vận tốc tức thời: vgt . Độ lớn độ dịch chuyển = quãng đường đi được: 22 gtv ds 22g . Vận tốc của vật lúc chạm đất: v2gh(sh là độ cao thả vật). Ví dụ 1 Một vật bắt đầu rơi tự do từ độ cao 80 m xuống đất, lấy 2g10 m/s . Thời gian để vật rơi xuống đến mặt đất là A. 2 s . B. 3 s . C. 4 s . D. 5 s . Phân tích: Khi vật rơi tự do từ độ cao h xuống mặt đất thì h chính là quãng đường s mà vật đi được trong suốt quá trình rơi: 2 shgt2 h st 2 g . Lời giải: Chọn C.