Nội dung text 6. Hình phạt cộng đồng trong luật hình sự một số quốc gia và kinh nghiệm cho Việt Nam - Ts. Nguyễn Thị Ánh Hồng.pdf
HÌNH PHẠT CỘNG ĐỒNG TRONG LUẬT HÌNH SỰ MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Nguyễn Thị Ánh Hồng Tóm tắt Trong vài thập kỷ gần đây, giảm thiểu việc giam giữ là mục tiêu và cũng là chính sách hình sự quan trọng trong pháp luật hình sự quốc tế và nhiều quốc gia. Để thực hiện chính sách này, các quốc gia dùng nhiều biện pháp thay thế cho việc giam giữ. Trong đó, các hình phạt cộng đồng có vai trò quan trọng và ngày càng được áp dụng phổ biến trong giai đoạn xét xử. Bằng các phương pháp nghiên cứu: lý thuyết luật học, so sánh luật, thống kê tác giả đã làm rõ một số vấn đề lý luận, quy định trong pháp luật hình một số nước, thực trạng quy định và áp dụng hình phạt cộng đồng tại Việt Nam. Từ đó, bài viết đã gợi mở các hướng hoàn thiện quy định của luật hình sự Việt Nam về các hình phạt cộng đồng. Từ khoá: luật hình sự, hình phạt, hình phạt chính không giam giữ, hình phạt cộng đồng 1. Khái quát về hình phạt cộng đồng Chính sách hình phạt luôn là một trong các nội dung quan trọng của pháp luật hình sự các quốc gia và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố xã hội, chính trị, kinh tế, văn hoá và điều này đã gây khó khăn cho việc thực hiện.1 Từ cuối thế kỷ 19, các nhà khoa học phương Tây đề xuất hủy bỏ các hình thức phạt tù với thời gian ngắn vì cho rằng phạt tù với thời gian ngắn không đủ để giáo dục cải tạo người phạm tội nhưng lại có thể đủ cho người phạm tội tiếp xúc với các tội phạm nguy hiểm hơn.2 Trong phần lớn thế kỷ XX, nhiều nhà hoạch định chính sách tư pháp hình sự và các nhà tội phạm học đã bị ám ảnh bởi việc tìm kiếm các lựa chọn thay thế khả thi cho các bản án giam giữ.3 Giải pháp để giảm thiểu việc giam giữ cần được thực hiện trong toàn bộ quá trình tố tụng gồm giai đoạn trước, trong và sau Tiến sĩ, Giảng viên chính, Trưởng Bộ môn Luật hình sự, Khoa Luật Hình sự, Trường Đại học Luật TP.HCM. 1 Rob Canton, “The future of community penalties, Resource material series No.99” [https://www.unafei.or.jp/publications/pdf/RS_No99/No99_VE_Canton_3.pdf] (truy cập ngày 2/10/2024). 2 Martin Killias, Patrice Villettaz, Isabel Zoder (2006), “The Effects of Custodial vs. Non-Custodial Sentences on Re- Offending: A Systematic Review of the State of Knowledge”, Campbell Systematic Reviews, tr 4. 3 George Mair (1995), “Evaluating the impact of community penalties”, 2U.Chi. L. Sch. Roundtable 455 [https://heinonline.org/HOL/LandingPage?handle=hein.journals/ucroun2&div=22&id=&page=] (truy cập ngày 7/10/2024).
khi xét xử. Khuyến nghị cho các giải pháp để giảm thiểu sự giam giữ trong định hướng chính sách hình sự gồm phi tội phạm hoá và xử lý chuyển hướng.4 Bên cạnh đó, mỗi giai đoạn tố tụng khác nhau sẽ có các giải pháp khác nhau để thực hiện việc giảm thiểu giam giữ. Ở giai đoạn xét xử thì một trong các giải pháp áp dụng là sử dụng các hình phạt không giam giữ (non-custodial penalties) trong đó có hình phạt cộng đồng để thay thế cho hình phạt tù.5 Hình phạt cộng đồng, một trong các loại hình phạt không giam giữ ra đời từ rất sớm nhưng sự chú ý đến các hình phạt này chủ yếu bắt đầu từ giữa thế kỷ 196 khi tư tưởng xã hội học pháp luật, tư tưởng nhân đạo, tư tưởng công bằng và bảo đảm quyền con người ngày càng ảnh hưởng sâu sắc đến pháp luật.7 Các hình phạt cộng đồng ngày càng trở nên phổ biến và mở rộng việc sử dụng nhằm thay thế cho hình phạt tù ở các nước phương Tây,8 thậm chí trường hợp sử dụng các hình phạt cộng đồng một cách hợp lý trong xã hội là điều hiển nhiên.9 Trong xu thế chung của pháp luật hình sự hiện nay, các hình phạt chính không giam giữ ngày càng được chú trọng, khuyến khích, thúc đẩy việc quy định và sử dụng trên toàn thế giới.10 Các hình phạt cộng đồng đối với người trưởng thành đã thu hút rất ít sự chú ý của giới học giả, mặc dù thực tế nhiều nơi ở phương Tây số người phải chịu các hình phạt cộng đồng nhiều hơn là người bị áp dụng hình phạt tù. 11 Trong những năm gần đây, nhiều khu vực pháp lý đã chứng kiến sự mở rộng và đa dạng hoá các biện pháp cộng đồng cũng như số lượng người phạm tội ngày càng tăng.12 Tăng cường các biện pháp hình sự dựa trên cộng đồng đang là xu bướng và ảnh hưởng sâu rộng đến chính sách hình phạt 4 UNODC (2007), Handbook of basic principles and promising practices on Alternatives to Imprisonment, p.13-15 [https://www.unodc.org/pdf/criminal_justice/Handbook_of_Basic_Principles_and_Promising_Practices_on_Alterna tives_to_Imprisonment.pdf] (truy cập ngày 1/10/2024). 5 UNODC (2007), tlđd, tr.13-15. 6 Oznur Sevdiren, Alternatives to Imprisonment in England and Wales, Germany and Turkey, Springer, tr.13. 7 Nguyễn Thị Ánh Hồng (2018), Hình phạt chính không giam giữ trong luật hình sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học thực hiện tại Trường ĐH Luật TP.HCM, tr. 40, 42. 8 Martin Killias, Patrice Villettaz, Isabel Zoder (2006), “The Effects of Custodial vs. Non-Custodial Sentences on Re- Offending: A Systematic Review of the State of Knowledge”, Campbell Systematic Reviews, tr 4. 9 Michael Tonry, “Community Punishments”, Reforming Criminal Justice, p. 187 [https://law.asu.edu/sites/default/files/pdf/academy_for_justice/10_Criminal_Justice_Reform_Vol_4_Community- Punishments.pdf] (truy cập ngày 30/9/2024). 10 Mục 1.1, mục 2.4 Quy tắc Tokyo. 11 Gwen Robinson, Fergus McNeill (2016), Community Punishment: European perspectives, Publish by Routledge, p.1. 12 Gwen Robinson, Fergus McNeill (2016), tldd, tr.4.
trong pháp luật hình sự của các nước. Xu hướng này dựa trên cơ sở của việc đề cao học thuyết cải tạo (Reformative theory)13 và học thuyết phục hồi (Rehabilitation theory)14 . Hình phạt cộng đồng trong pháp luật hình sự quốc tế đã phát triển như một phần trong xu hướng tìm kiếm các biện pháp trừng phạt thay thế, đặc biệt là những hình thức hình phạt nhân đạo hơn, nhằm thúc đẩy sự tái hòa nhập xã hội cho người phạm tội và giảm thiểu sự giam giữ dài hạn. Hình phạt này được công nhận và thực thi trong hệ thống tư pháp của nhiều quốc gia và cũng có vai trò nhất định trong luật pháp quốc tế. Quy tắc chuẩn tối thiểu của Liên hiệp quốc về những biện pháp không giam giữ (Quy tắc Tokyo) đã nhấn mạnh rằng cần khuyến khích sự tham gia rộng rãi hơn nữa của cộng đồng vào hoạt động tư pháp hình sự, đặc biệt trong việc đối xử với người phạm tội, cũng như nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của những người phạm tội đối với xã hội.15 Có nhiều cách mà các thành viên trong cộng đồng có thể hỗ trợ thực hiện các giải pháp thay thế dựa trên cộng đồng cho án tù mà không gây nguy hiểm cho quyền của người phạm tội. Việc thu hút các thành viên trong cộng đồng có thêm lợi thế là họ sẽ được hưởng lợi ích khi có thể giữ mọi người tránh xa nhà tù và nói chung sẽ ủng hộ nhiều hơn các giải pháp thay thế cho án tù16 . Khái niệm hình phạt cộng đồng Có nhiều thuật ngữ để chỉ về các biện pháp hình sự có tính chất cộng đồng với các mức độ rộng hẹp khác nhau. Cụ thể như: “Bản án cộng đồng” (Community sentences) được hiểu là bản án kết hợp một số hình phạt với các hoạt động được thực hiện trong cộng đồng.17 Thuật ngữ “các biện pháp và hình phạt cộng đồng” (Community sanctions and measures) được đưa ra bởi Quy tắc về các biện pháp và chế tài cộng đồng của Hội đồng Châu Âu năm 1992 về các biện pháp và trừng phạt của cộng đồng đề cập đến “các hình phạt và biện pháp nhằm duy trì người phạm tội trong cộng đồng và liên quan đến một số hạn chế quyền tự do của người đó thông qua việc áp đặt các điều kiện và/hoặc nghĩa vụ và được thực hiện bởi các cơ quan được luật pháp chỉ định cho việc đó”18 bao gồm bất kỳ 13 A. Krishna Kumari (2007), “Role of theories of punishment on the policy of sentencing”, ICFAI University, Hyderabad, A.P India, tr.28. 14 Tarun Jain, “Fine versus Imprisonment” [http://ssrn.com/abstract=1087591] (truy cập ngày 29/8/2024). 15 Mục 1.2 Quy tắc các quy tắc chuẩn, tối thiểu của liên hợp quốc về những biện pháp không giam giữ (các quy tắc tokyo), 1990 [https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Quy-tac-chuan-toi-thieu-ve-nhung-bien-phap- khong-giam-giu-1990-275802.aspx] (truy cập ngày 1/9/2024). 16 UNODC (2007), tlđd, tr 13-15. 17 Giải thích chính thức trên website của Chính phủ Anh [https://www.sentencingcouncil.org.uk/sentencing-and-the- council/types-of-sentence/community-sentences/] (truy cập ngày 2/9/2024). 18 The Council of Europe 1992 Rules on Community Sanctions and Measures [https://rm.coe.int/16804d5ec6] (truy cập ngày 4/9/2024).
biện pháp nào được thực hiện trước hoặc thay thế cho quyết định xử phạt cũng như các cách thi hành hình phạt tù bên ngoài cơ sở giam giữ.19 Định nghĩa pháp lý về hình phạt cộng đồng khó tìm thấy trong luật hình sự các nước. Dựa trên giải thích của Hội đồng Châu Âu, thuật ngữ “hình phạt cộng đồng” (Community punishments/Community penalties) “là một thuật ngữ đề cập đến tính chất hình sự của một loạt các hình phạt được thực hiện trong cộng đồng có điểm chung là hạn chế quyền tự do của người phạm tội thông qua việc áp đặt các điều kiện và/hoặc nghĩa vụ”. 20 Các hình phạt cộng đồng là một hình thức của hình phạt không giam giữ. Đây là các hình phạt đặt trọng tâm của việc giáo dục, cải tạo người phạm tội dựa trên sự hỗ trợ từ cộng đồng nhằm giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật của người phạm tội và nâng cao trách nhiệm của cộng đồng trong tư pháp hình sự nên còn được gọi là các hình phạt mang tính chất cộng đồng. 21 Mục đích của hình phạt này là nhằm cải tạo người phạm tội thông qua lao động phục vụ cộng đồng, giúp họ chuộc lỗi và tái hòa nhập vào xã hội. Thuật ngữ “cộng đồng” phản ánh cả ba cấp độ tham gia của cộng đồng vào hình phạt, cụ thể là: với tư cách là địa điểm; với tư cách là người thụ hưởng; và với tư cách là người tham gia. 22 Ý nghĩa của hình phạt cộng đồng: Mục tiêu của hình phạt cộng đồng góp phần giảm tỷ lệ tù giam; cho phép đáp ứng các nhu cầu liên quan đến tội phạm của người phạm tội; hiệu quả về mặt chi phí.23 Các ưu điểm và nhược điểm của hình phạt cộng đồng: Hình phạt cộng đồng được đánh giá với các ưu điểm chính như: (i) Giảm gánh nặng cho hệ thống nhà tù bằng việc giảm giảm số lượng người bị kết án phạt tù đặc biệt là với những tội phạm ít nghiêm trọng và giảm chi phí vận hành nhà tù;24 (ii) Khả năng tái hòa nhập xã hội của người phạm tội vì việc người phạm tội không bị cách ly khỏi cộng đồng 19 Rob Canton, tlđd, tr.91. The Council of Europe 1992 Rules on Community Sanctions and Measures [https://rm.coe.int/16804d5ec6] (truy cập ngày 4/9/2024). 20 Gwen Robinson, Fergus McNeill (2016), tlđd, tr.5. 21 Nguyễn Thị Ánh Hồng, tlđd, tr.50. 22 David Hayes (2015), The penal impact of community punishment in England and Wales, Thesis submitted to the University of Nottingham for the degree of Doctor of Philosophy, [https://eprints.nottingham.ac.uk/28294/1/David%20Hayes%2C%20%27The%20Penal%20Impact%20of%20Comm unity%20Punishment%20in%20England%20and%20Wales%20- %20A%20Conceptual%20and%20Empirical%20Study%27%20%28PhD%20Thesis%2C%202011-2015%20- %20FINAL%20VERSION%29.pdf] (truy cập ngày 2/9/2024). 23 The Council of Europe 1992 Rules on Community Sanctions and Measures [https://rm.coe.int/16804d5ec6] (truy cập ngày 4/9/2024); Xem thêm: Rob Canton, tlđd. 24 Rob Canton, tlđd, tr.93.