Nội dung text CHUYÊN ĐỀ VĂN 9.pdf
2 CHUYÊN ĐỀ 1 : ĐỌC HIỂU. A.TỔNG HỢP KIẾN THỨC KĨ NĂNG CƠ BẢN BÀI TẬP PHẦN ĐỌC HIỂU. Phần I. KIẾN THỨC TẬP LÀM VĂN. DẠNG 1: NHẬN DIỆN PHƢƠNG THỨC BIỂU ĐẠT. I. Các phƣơng thức biểu đạt đã học: Có 6 Phƣơng thức biểu đạt tƣơng ứng với 6 kiểu văn bản. - Phương thức tự sự - Phương thức miêu tả - Phương thức biểu cảm - Phương thức nghị luận - Phương thức thuyết minh - Hành chính - công vụ. II. Những dạng câu về phƣơng thức biểu đạt. 1. Xác định phƣơng thức biểu đạt chính trong văn bản trên? - Nếu là xác định phương thức biểu đạt chính thì chọn phương phương thức biểu đạt được sử dụng nhiều nhất bao trùm văn bản. 2. Xác định Các phƣơng thức biểu đạt trong văn bản trên? - Nếu là xác định các phương thức biểu đạt thì phải kể tên được các phương thức biểu đạt trong văn bản.( Một văn bản có thể sử dụng kết hợp một số PTBĐ). Như vậy ta chỉ ra phương thức chính trước và PT kết hợp sau. 3 Xác định Các phƣơng thức biểu đạt trong văn bản trên? Cho biết PTBĐ nào là phƣơng thức chính. - Như vậy ta phải nêu các PTBĐ có trong ngữ liệu sau đó xác định PT chính. III. Kiến thức kĩ năng cần biết để nhận diện các phƣơng thức biểu đạt. 1. Phƣơng thức biểu đạt (PTBĐ) TỰ SỰ: Thƣờng là những văn bản là văn xuôi.
3 * Dấu hiệu nhận biết: - Trong văn bản thường sử dụng các kiểu câu kể, câu trần thuật, có các từ dùng để kể như: Hồi, lúc, khi,... - Có nhân vật, sự việc, sự kiện, ý nghĩa. VD: Một số văn bản sử dụng phương thức biểu đạt tự sự ở lưps 9 như: Truyện ngắn Làng - Kim Lân, Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long, Chiếc lược Ngà - Nguyễn Quang Sáng, Những Ngôi Sao Xa Xôi của Lê Minh Khuê... - Ngoài ra cũng có những truyện bằng thơ sử dụng PTBĐ Tự sự như : văn bản Truyện Kiều – Nguyễn Du, Truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu. 2. PTBĐ MIÊU TẢ : - Tái hiện con người, sự vật, cảnh vật như hiện ra trước mắt ta. Dấu hiệu nhận biết: - Trong văn bản thường sử dụng các tính từ miêu tả - Có các từ ngữ chỉ màu sắc, hình dáng, cảnh vật... VD "Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc" (Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải) Câu thơ có các từ ngữ chỉ hình ảnh như "dòng sông xanh, bông hoa tím biếc", các từ ngữ chỉ màu sắc như "xanh, tím biếc". 3. PTBĐ BIỂU CẢM: - Biểu cảm là bộc lộ tình cảm, thái độ, cảm xúc... - Có các từ ngữ cảm thán: Ôi, tiếc thay, than ôi, trời ơi... - Có các từ ngữ thể hiện tình cảm như: yêu, thương, ghét, giận, nhớ mong,... Lưu ý: Bất kì văn bản thơ nào cũng có PTBĐ này. 4. PTBĐ NGHỊ LUẬN : - Mục đích cuối cùng của văn bản nghị luận là để thuyết phục người đọc/nghe. Mà muốn vậy phải có các lí lẽ, dẫn chứng, lập luận sắc bén, có luận điểm, luận cứ rõ ràng. - Thường sử dụng các từ tuy nhưng, vì, nên, bởi vậy, tóm lại, qua đó.
4 5. PTBĐ THUYẾT MINH : - Giới thiệu cho người đọc/nghe hiểu, biết về những sự vật, hiện tượng,... - Các sự vật, hiện tượng,... phải có nguồn gốc, đặc điểm, cấu tạo, tác dụng... - Thường sử dụng kiểu câu nêu định nghĩa, khái niện, sử dụng số liệu thống kê. 6. PTBĐ HÀNH CHÍNH – CÔNG VỤ: ( phƣơng thức này thƣờng không xuất hiện trong các ngữ liệu phần đọc hiểu ) - Các loại văn bản hành chính của Nhà nước, như: Đơn từ, hợp đồng, báo cáo, biên bản, thông báo... DẠNG 2: NHẬN DIỆN CÁC HÌNH THỨC NGHỊ LUẬN (hoặc cách thức trình bày của đoạn văn/ Kết cấu đoạn văn) - Diễn dịch - Qui nạp - Tổng – Phân – Hợp - Tam đoạn luận.... 1. Đoạn văn diễn dịch (Có câu chủ đề): Đoạn diễn dịch là đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai cụ thể ý của câu chủ đề, bổ sung, làm rõ cho câu chủ đề. Các câu triển khai được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, có thể kèm theo nhận xét, đánh giá và bộc lộ cảm nhận của người viết. VD: Một chiếc lá rụng có linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa như mũi tên nhọn, từ cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho tận tới cái giây nằm phơi trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, hay múa may với làn gió thoảng như thầm bảo rằng vẻ đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây không bằng một vài giây bay lượn, nếu sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ. Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như