PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text CHƯƠNG 1. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO.doc

Trang 1 PHẦN I. SINH HỌC TẾ BÀO CHƯƠNG I. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM VÀ CHUYÊN SÂU I. Các nguyên tố cấu tạo nên tế bào - Tế bào là một tổ chức sống được cấu trúc theo nguyên tắc thứ bậc mà bậc cấu trúc nhỏ nhất là các nguyên tử. Nguyên tử xây dựng thành phân tử, phân tử xây dựng thành bào quan, bào quan xây dựng thành tế bào. - Có khoảng 25 đến 30 loại nguyên tố cấu trúc nên tế bào. Dựa vào hàm lượng người ta chia thành 2 loại là nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng. - Nguyên tố đa lượng là những nguyên tố có hàm lượng trên 0,01% (so với hàm lượng chất khô) bao gồm các nguyên tố C, H, O, N, P, Ca, Na, Mg, K, S,… trong đó chủ yếu là C, H, O, N. Vai trò chủ yếu của nguyên tố đa lượng là cấu tạo nên các hợp chất hữu cơ của tế bào. Ngoài ra nguyên tố đa lượng cũng tham gia các hoạt động sống của tế bào. - Nguyên tố vi lượng là những nguyên tố có hàm lượng dưới 0,01%. VD: Fe, Mn, Cu, Ag… Nguyên tố vi lượng tham gia các hoạt động sống của tế bào bằng cách tham gia hoạt hóa các enzym, enzym thực hiện xúc tác cho các phản ứng hóa sinh trong tế bào. - Trong tế bào, các nguyên tố không tồn tại một cách riêng rẽ mà liên kết với nhau theo những cách nhất định để hình thành nên các phân tử vô cơ và phân tử hữu cơ. Để hình thành các phân tử hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau bằng các liên kết cộng hóa trị bền vững. - Trong tất cả mọi tế bào sống, nguyên tử cacbon là nguyên tố chúng cấu trúc nên các đại phân tử hữu cơ. Chỉ có nguyên tử cacbon mới đủ điều kiện trở thành nguyên tố chính xây dựng nên tất cả các hợp chất hữu cơ vì nguyên tố cacbon có hóa trị 4, có thể hình thành 4 liên kết với nguyên tử khác. Đặc điểm này cho phép hình thành được một mạch cacbon dài và tạo nên các loại phân tử có các mức độ phức tạp khác nhau. II. Các chất vô cơ trong tế bào Trong tế bào, các chất vô cơ gồm có O 2 , CO 2 , các muối vô cơ, các ion, nước,… 1. Nước và vai trò của nước: a. Cấu tạo của phân tử nước: - Phân tử nước (H 2 O) được cấu tạo gồm một nguyên tử oxi liên kết với 2 nguyên tử hiđro bằng liên kết cộng hóa trị phân cực. Do độ âm điện của nguyên tử oxi lớn hơn độ âm điện của nguyên tử hiđro nên cặp electron dùng chung bị kéo về phí nguyên tử oxi làm cho nước có tính phân cực (vùng gần nguyên tử oxi tích điện âm, vùng gần nguyên tử hiđro tích điện dương). - Tính phân cực của nước là đặc tính quan trọng quy định các chức năng của phân tử nước trong tế bào. b. Vai trò của nước Sự hình thành liên kết hiđro Liên kết hiđro gắn kết các phân tử nước với nhau

Trang 3 3. Các phân tử khí - Các phân tử khí O 2 là thành phần tham gia vào hô hấp tế bào, là chất nhận điện tử cuối cùng trong chuỗi truyền điện tử trên màng trong của ti thể (Được trình bày kỹ ở phần hô hấp tế bào). - Các phân tử khí CO 2 hòa tan trong tế bào chất tạo thành axit H 2 CO 3 và phân li thành H + và HCO - . Ion H + do H 2 CO 3 tạo ra làm giảm độ pH của tế bào. III. Các chất hữu cơ trong tế bào - Trong tế bào có nhiều loại hợp chất hữu cơ khác nhau nhưng chủ yếu có 4 loại hợp chất chủ yếu là cacbohiđrat, lipit, protein và axit nucleic. Cả 4 loại hợp chất hữu cơ này đều là các đại phân tử, chúng có kích thước và khối lượng lớn. Trong 4 loại đại phân tử thì protein và axit nucleic có tính đa dạng rất cao và có tính đặc trưng cho từng loài. Trong đó protein có tính đa dạng cao nhất. - Trong các đại phân tử sinh học thì hầu hết các hoạt động sống của tế bào đều do protein quy định. 1. Cacbohidrat (hay còn gọi là saccarit) Được cấu tạo từ 3 loại nguyên tốc C, H, O theo công thức chung (CH 2 O)n a. Đường đơn (Monosaccarit): Mỗi phân tử có từ 3 đến 7 nguyên tử cacbon - Tính chất: + Là những chất kết tinh có vị ngọt và tan trong nước. + Có tính khử mạnh. + Dùng dung dịch Phêling để thử tính khử của đường đơn. Khi sử dụng Phêling thì sẽ tạo kết tủa của Cu 2 O có màu đỏ gạch. ½ O 2 - Vai trò: + Cung cấp năng lượng cho tế bào, ví dụ như glucozơ. + Là nguyên liệu để tạo đường đôi, đường đa; tham gia cấu tạo các thành phần của tế bào. Ví dụ đường pentozơ (đường deoxiribozơ và đường ribozơ) tham gia cấu tạo ADN, ARN. b. Đường đôi (đissaccarit) Gồm 2 phân tử đường đơn cùng loại hay khác loại liên kết với nhau nhờ liên kết glicozit và một phân tử nước. - Tính chất: Có vị ngọt và tan trong nước. - Vai trò: là đường ở dạng vận chuyển và được cơ thể dùng làm chất dự trữ cacbon và năng lượng. c. Đường đa (polisaccarit) Gồm nhiều đường đơn liên kết với nhau - Tính chất: là các chất đa phân, không tan trong nước - Các dạng thường gặp + Tinh bột: gồm nhiều phân tử glucozơ liên kết với nhau theo kiểu phân nhánh. Là dạng dự trữ cacbon và năng lượng của thực vật và là nguồn lương thực chủ yếu của con người. Có nhiều trong củ, hạt. Hecxozơ Pentozơ Cacbohidrat Đường đôi Đường đơn Đường đa (Glucozơ, Fructozơ) (Ribozơ, Đeoxiribozơ) (Saccarozơ, galactozơ, mantozơ) (Tinh bột, glicogen, xenlulozơ, kitin)
Trang 4 + Glicogen: Gồm nhiều phân tử glucozơ liên kết với nhau thành một phân tử có cấu trúc phân nhánh phức tạp. Là dạng dự trữ cacbon và năng lượng của cơ thể động vật. Có nhiều trong gan và cơ. + Xenlulozơ: Gồm nhiều đơn phân glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết 14 glucozit tạo nên sự đan xen một sấp một ngửa. Các phân tử xenlulozơ duỗi thẳng, không có sự phân nhánh. Các liên kết hiđro giữa các phân tử nằm song song và hình thành nên bó dài dạng sợi, bền chắc. 2. Lipit a. Đặc tính: - Được cấu tạo từ 3 loại nguyên tố chính là C, H, O nhưng có tỷ lệ O thấp hơn cacbohiđrat. - Không tan trong nước nhưng tan trong dung môi hữu cơ như axeton, clorofooc,… - Cho nhiều năng lượng hơn cacbohiđrat. - Khoohng có cấu trúc đa phân (không phải là pôlime). b. Phân loại: - Lipit đơn giản (dầu, mỡ, sáp) + Cấu trúc: Mỗi phân tử dầu, mỡ được cấu túc từ 1 glixerol liên kết với 3 axit béo (mỡ chứa nhiều axit béo no, dầu chứa nhiều axit béo không no) Một phân tử sáp gồm 1 axit béo liên kết với một rượu mạch dài. + Chức năng: Lipit là nguồn nguyên liệu dự trữ năng lượng chủ yếu của tế bào. - Lipit phức tạp (Photpholipit, steroit) * Photpholipit: + Một phân tử glixerol liên kết với 2 phân tử axit béo và nhóm photphat có gắn một ancol phức + Phân tử photpholipit có tính lưỡng cực: đầu ancol ưa nước và đuôi kị nước (mạch cacbua hiđro dài của axit béo). + Chức năng: cấu trúc màng sinh chất (màng sinh học nói chung) * Steroit: + Phân tử steroit có chứa các nguyên tử kết vòng. + Các steroit quan trọng: Colesteron, hoocmon sinh dục testosteron (ở nam) và ostrogen (ở nữ), một số vitamin A, D, E và K… 3. Protein a. Cấu trúc của protein * Cấu trúc hóa học: Protein có cấu trúc đa phân mà đơn phân là các axit amin. Trong tự nhiên có hơn 20 loại axit amin cấu trúc nên protein. Cấu trúc chung của 1 axit amin: - Các axit amin chỉ khác nhau bởi gốc R. Nếu gốc R là cacbuahiđro thì axit amin đó thuộc nhóm không phân cực; Nếu gốc R có nhóm –COOH thì axit amin đó có tính axit: Nếu gốc R có nhóm –NH 2 thì axit amin đó có tính kiềm,… - Các axit amin liên kết với nhau bằng liên kết peptit giữa nhóm cacboxit ( − COOH) cỉa axit amin này với nhóm amin ( − NH 2 ) của axit amin tiếp theo (mỗi liên kết loại một phân tử nước) tạo nên chuỗi polipeptit. - Một phân tử protein gồm 1 hay nhiều chuỗi polipeptit cùng loại hay khác loại.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.