PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text CHUYÊN ĐỀ 3. TÁCH KIM LOẠI VÀ VIỆC SỬ DỤNG HỢP KIM (File HS).docx

CHUYÊN ĐỀ 3. TÁCH KIM LOẠI VÀ VIỆC SỬ DỤNG HỢP KIM KIẾN THỨC CẦN NHỚ I. Phương pháp tách kim loại Phương pháp điện phân nóng chảy Phương pháp nhiệt luyện ♦ Nguyên tắc: Cho dòng điện một chiều qua chất nóng chảy. ♦ Phạm vi: Tách các kim loại mạnh như Na, K, Ca, Mg, Al, … (mạnh hơn Zn). VD: Tách Al ra khỏi Al 2 O 3 bằng điện phân nóng chảy: 2Al 2 O 3 ®iÖnph©nnãngch¶y cryolite 4Al + 3O 2 Cryolite (Na 3 AlF 6 ) có tác dụng hạ nhiệt độ nóng chảy của Al 2 O 3 nhằm tiết kiệm năng lượng. ♦ Nguyên tắc: Cho C, H 2 , CO, Al, … tác dụng với oxide kim loại cần tách ở nhiệt độ cao. ♦ Phạm vi: Tách các kim trung bình như Zn, Fe, … VD: Tách Fe ra khỏi Fe 2 O 3 bằng CO. 3CO + Fe 2 O 3 ot  2Fe + 3CO 2 VD: Tách Zn ra khỏi ZnS bằng O 2 , C. Ban đầu: ZnS + O 2 ot  ZnO + SO 2 Sau đó: C + ZnO ot  Zn + CO Quặng bauxite (Al 2 O 3 .2H 2 O) Quặng hematite (Fe 2 O 3 ) Quặng sphalerite (ZnO) ♦ Ngoài hai phương pháp trên người ta còn sử dụng phương pháp thủy luyện (dùng kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi muối) để điều chế các kim loại yếu như Ag, Au … II. Hợp kim 1. Khái niệm hợp kim - Hợp kim là vật liệu kim loại có chứa ít nhất một kim loại cơ bản và một số kim loại hoặc phi kim khác. - Kim loại cơ bản chiếm thành phần chính trong hợp kim. VD: Thép có kim loại cơ bản là sắt, đuy-ra có kim loại cơ bản là nhôm, … 2. Ưu điểm của hợp kim - Một số hợp kim có nhiều tính chất ưu việt hơn so với kim loại tạo nên chúng như tính cứng, độ bền cơ học, hóa học, khả năng chịu mài mòn, … nên được sử dụng phổ biến. VD: Đồng thau (hợp kim của đồng và kẽm) thì cứng hơn, chịu ăn mòn tốt hơn đồng và kẽm. Thép inox Đuy-ra Đồng thau
❖ BÀI TẬP TỰ LUẬN ♦ VÍ DỤ MINH HỌA Câu 1. Viết phương trình hóa học xảy ra trong các thí nghiệm sau và cho biết kim loại tạo thành trong mỗi phản ứng bằng phương pháp nào? (a) Điện phân nóng chảy Al 2 O 3 . (b) Điện phân nóng chảy NaCl (sản phẩm là sodium và khí chlorine). (c) Cho CO dư qua Fe 2 O 3 , nung nóng. KIẾN THỨC CẦN NHỚ 3. Một số hợp kim phổ biến Hợp kim Thành phần Tính chất Ứng dụng Gang Chủ yếu là sắt, 2% - 5% carbon và một số nguyên tố khác Có độ cứng và độ bền tương đối cao, dẫn nhiệt tốt. Sản xuất bếp, nồi, chảo, lò hơi, chi tiết máy, ống dẫn nước, nắp cống, … Thép thường (thép carbon) Chủ yếu là sắt, dưới 2% carbon và một lượng nhỏ nguyên tố khác. Dẻo và cứng. Làm vật liệu xây dựng, thiết bị, máy móc, vật dụng, … Inox (thép đặc biệt) Chủ yếu là sắt và một số nguyên tố khác như Cr, Ni, … Khó bị gỉ Dao, kéo, bồn rửa nhà bếp, dụng cụ phẫu thuật, … Đuy – ra (duralumin) Hợp kim của nhôm với Cu, Mg, Mn, … Nhẹ và bền Chế tạo vỏ máy bay, áo giáp, khung xe đạp, … III. Sản xuất gang, thép Sản xuất gang Sản xuất thép ♦ Nguyên liệu: Quặng sắt (thường là hematite: Fe 2 O 3 ), than cốc, chất tạo xỉ CaCO 3 , SiO 2 , … - Các nguyên liệu được xếp thành lớp xen kẽ và được cho vào lò cao qua miệng lò, chuyển dần từ trên xuống tiếp xúc với không khí nóng được thổi từ dưới lên. ♦ Các giai đoạn chính: - Phản ứng tạo thành khí CO: C + O 2 ot  CO 2 C + CO 2 ot  2CO - Khí CO phản ứng với oxide sắt: 3CO + Fe 2 O 3 ot  2Fe + 3CO 2 Sắt nóng chảy hòa tan một lượng nhỏ carbon và một số nguyên tố khác tạo thành gang lỏng - Quá trình tạo xỉ: Đá vôi bị phân hủy thành CaO, CaO kết hợp với SiO 2 tạo thành xỉ. CaCO 3 ot  CaO + CO 2 CaO + SiO 2 ot  CaSiO 3 Xỉ nhẹ nổi lên trên gang lỏng, được đưa ra ngoài qua cửa tháo xỉ. ♦ Nguyên liệu: Gang hoặc thép phế liệu và oxygen. ♦ Oxygen được thổi vào lò đựng gang nóng chảy ở nhiệt độ cao, đốt cháy cac tạp chất (C, S, Si, Mn, …) trong gang. - Các oxide tạo thành ở dạng khí (CO 2 , SO 2 ) sẽ thoát ra ngoài theo khí thải, các oxide còn lại ở dạng rắn (SiO 2 , MnO 2 , …) sẽ tạo xỉ nhẹ, nổi lên trên thép lỏng và được tách ra để thu lấy thép. Sơ đồ lò thổi
(d) Cho C qua ZnO, nung nóng. (e) Cho H 2 dư qua Fe 3 O 4 , nung nóng. (g) Cho Fe tác dụng với dung dịch AgNO 3 . (h) Cho Fe tác dụng với dung dịch CuSO 4 . Câu 2. [CTST - SGK] Trong công nghiệp, phương pháp nào dùng để sản xuất nhôm? Nguyên liệu để sản xuất nhôm là gì? Câu 3. [CTST - SGK] Quan sát trong nhà, em thấy những vật dụng nào được chế tạo từ hợp kim? Kể tên hợp kim làm nên vật dụng đó. Câu 4. [CTST - SGK] Vì sao người ta thường sử dụng hợp kim mà không dùng kim loại tinh khiết để chế tạo các vật dụng trong đời sống? Câu 5. [CD - SGK] Pha trộn bột mịn của Al và Mg với nhau có thu được hợp kim không? Giải thích. Câu 6. [CD - SGK] Theo em, nên sử dụng thép, inox hay duralumin để chế tạo chân (móng) và khung của bảng quảng cáo ngoài trời. Giải thích. Câu 7. [CD - SGK] Trong quá trình sản xuất gang, phương pháp nào đã được sử dụng để tách kim loại ra khỏi oxide? Câu 8. [CTST - SGK] Vì sao khi sản xuất thép thì khí oxygen được thổi liên tục qua gang nóng chảy? Câu 9. (a) Những khí thải (CO 2 , SO 2 , …) trong quá trình sản xuất gang thép có ảnh hưởng như đến môi trường xung quanh? (b) Để hạn chế khí thải trên thoát ra môi trường, trong quá trình sản xuất gang thép có thể dẫn khí thải đó qua dung dịch nào? (c) Hãy nêu biện pháp để chống ô nhiễm môi trường ở khu dân cư gần cơ sở sản xuất gang thép. ♦ BÀI TẬP TỰ LUYỆN Câu 10. [KNTT - SGK] Phương pháp nào thường được dùng để tách các kim loại hoạt động hóa học mạnh như K, Na, Al, …? Lấy ví dụ minh họa. Câu 11. [KNTT - SGK] Phương pháp nào thường được dùng để tách các kim loại hoạt động hóa học trung bình như Zn, Fe …? Lấy ví dụ minh họa. Câu 12. [KNTT - SGK] Gang, thép, inox, đuy-ra có thành phần và tính chất đặc trưng là gì? Tại sao các hợp kim này được sử dụng phổ biến trong công nghiệp và cuộc sống Câu 13. [CD - SGK] Theo em, vì sao người ta không dùng kim loại nhôm để chế tạo ổ khóa và chìa khóa mà thường dùng hợp kim? Câu 14. [CTST - SGK] Hãy giải thích vì sao vàng, đồng, sắt được con người biết đến và sử dụng trước nhôm hàng nghìn năm? Câu 15. Hoàn thành các phương trình hóa học sau: (a) ….C + …….O 2 ot  …..CO 2 (b) ….C + ….CO 2 ot ………………… (c) …..Fe 2 O 3 + …..CO ot  …………….…. (d) ….Si + ….O 2 ot  …..SiO 2 (e) ….S + …O 2 ot  …………………..…… (g) …..CaO + …..SiO 2 ot  …………..…….. Hãy cho biết phản ứng nào xảy ra trong quá trình luyện gang? Phản ứng nào xảy ra trong quá trình luyện thép.
Câu 16. [CD - SGK] Phản ứng C + O 2 ot CO 2 đóng vai trò gì trong quá trình sản xuất thép từ gang? Câu 17. [CTST - SGK] Việc thêm đá vôi có mục đích gì trong quá trình sản xuất gang?  BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 1. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn ♦ Mức độ BIẾT Câu 1. (QG.19 - 202) Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy? A. Fe. B. Na. C. Cu. D. Ag. Câu 2. (QG.17 - 201) Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy? A. Fe. B. Cu. C. Mg. D. Ag. Câu 3. [MH1 - 2020] Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện?  A. Mg.  B. Fe.  C. Na.  D. Al. Câu 4. (QG.19 - 204) Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện với chất khử là H 2 ? A. K. B. Na. C. Fe. D. Ca. Câu 5. [QG.21 - 203] Ở nhiệt độ cao, CO khử được oxide nào sau đây? A. CaO. B. Fe 2 O 3 . C. Na 2 O. D. K 2 O. Câu 6. [QG.20 - 201] Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp thủy luyện? A. Na. B. Ba. C. Mg. D. Ag. Câu 7. [QG.20 - 204] Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp thuỷ luyện? A. Mg. B. Cu. C. Na. D. K. Câu 8. Gang và thép là hợp kim của A. nhôm (aluminium) với đồng (copper). B. sắt (iron) với carbon và một số nguyên tố khác. C. carbon với silicon. D. sắt (iron) với nhôm (aluminium). Câu 9. Trong thành phần của gang, nguyên tố chiếm hàm lượng cao nhất là A. Fe. B. Si. C. Mn. D. S. Câu 10. Gang là hợp kim của sắt (iron) với carbon và một lượng nhỏ các nguyên tố khác như: Si, Mn, S,… trong đó hàm lượng carbon chiếm: A. Từ 2% đến 6%. B. Dưới 2%. C. Từ 2% đến 5%. D. Trên 6%. Câu 11. Thép là hợp kim của sắt (iron) với carbon và một số nguyên tố khác trong đó hàm lượng carbon chiếm: A. Trên 2%. B. Dưới 2%. C. Từ 2% đến 5%. D. Trên 5%. Câu 12. Trong hợp kim đuy-ra, nguyên tố chiếm hàm lượng cao nhất là A. Mg. B. Al. C. Mn. D. Cu. Câu 13. Tính chất đặc trưng của inox là A. nhẹ và bền. B. độ cứng cao. C. khó bị gỉ. D. dẫn điện tốt. Câu 14. Tính chất đặc trưng của đuy-ra là A. nhẹ và bền. B. độ cứng cao. C. khó bị gỉ. D. dẫn điện tốt. Câu 15. Nguyên liệu để sản xuất gang là A. quặng sắt, than cốc, chất tạo xỉ CaCO 3 , SiO 2 , ... B. quặng nhôm, than cốc, chất tạo xỉ.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.