Nội dung text Bai 11 - On tap chuong 3.pdf
BÀI 11: ÔN TẬP CHƯƠNG 3 CÂU HỎI CUỐI BÀI SGK – KNTT Câu 1. [KNTT - SGK] Trong các đồng phân cấu tạo của các amine có công thức C3H9N, số amine bậc hai là A. 0. B. 1. C. 2. D. 3. Hướng dẫn giải Chọn B. Các đồng phân cấu tạo của amine có công thức C3H9N: CH3-CH2-CH2-NH2: amine bậc 1. CH3-CH-(CH2)-CH3: amine bậc 1. CH3-CH2-NH-CH3: amine bậc 2. N(CH3)3: amine bậc 3. Câu 2. [KNTT - SGK] Cho các phát biểu sau: (1) Dung dịch ethylamine và dung dịch aniline đều làm xanh giấy quỳ tím. (2) Nhỏ từ từ đến dư dung dịch methylamine vào dung dịch copper(II) sulfate, ban đầu thấy xuất hiện kết tủa màu xanh nhạt, sau đó kết tủa tan tạo thành dung dịch màu xanh lam. (3) Cho dung dịch methylamine vào ống nghiệm đựng dung dịch iron(III) chloride thấy xuất hiện kết tủa nâu đỏ. (4) Nhỏ vài giọt dung dịch aniline vào ống nghiệm đựng nước bromine thấy xuất hiện kết tủa trắng. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Hướng dẫn giải Chọn C. Bao gồm: (2), (3), (4) (1) Sai. Vì dung dịch ethylamine làm xanh giấy quỳ tím nhưng dung dịch aniline không làm quỳ tím chuyển màu (2) Đúng. Khi cho dung dịch methylamie vào dung dịch CuSO4 thì thấy xuất hiện kết tủa màu xanh sau đó kết tủa tan dần tạo phức chất có màu xanh lam. PTHH: CuSO4 + 2CH3NH2 + 2H2O (CH3NH3)2SO4 + Cu(OH)2. 4CH3NH2 + Cu(OH)2 [Cu(CH3NH2)4](OH)2. (3) Đúng. Vì khi cho dung dịch methylamie vào dung dịch FeCl3 thì thấy xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ. PTHH: FeCl3 + 3CH3NH2 + 3H2O 3CH3NH3Cl + Fe(OH)3. (4) Đúng. Vì dung dịch nước bromine vàng nâu bị mất màu và xuất hiện kết tủa trắng. Do ảnh hưởng của nhóm -NH2, aniline dễ tham gia phản ứng thế nguyên tử H của vòng benzene hơn so với benzene, ưu tiên thế vào các vị trí ortho và para so với nhóm NH2. PTHH: Câu 3. [KNTT - SGK] Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Thủy phân hoàn toàn polypeptide thu được các phân tử a -amino acid. B. Protein tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo dung dịch màu xanh lam. C. Protein có thể bị đông tụ dưới tác dụng của nhiệt, acid hoặc base. D. Protein tác dụng với dung dịch nitric acid đặc tạo thành sản phẩm rắn có màu vàng. Hướng dẫn giải Chọn B sai. Vì protein không tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo dung dịch màu xanh lam Câu 4. [KNTT - SGK] Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra khi cho: (a) dung dịch aniline vào dung dịch HCl. (b) dung dịch alanine vào dung dịch HCl. (c) dung dịch Gly-Ala vào dung dịch NaOH dư, đun nóng. Hướng dẫn giải (a) C6H5NH2 + HCl C6H5NH3Cl. (b) H2N-CH(CH3)-COOH + HCl ClH3N-CH(CH3)COOH. (c) Gly-Ala + 2NaOH t o GlyNa + AlaNa + H2O. Câu 5. [KNTT - SGK] Thủy phân không hoàn toàn tetrapeptide Ala-Gly-Glu-Val thì có thể thu được các dipeptide và tripeptide nào? Hướng dẫn giải Thủy phân không hoàn toàn tetrapeptide Ala-Gly-Glu-Val thì có thể thu được các: - Dipeptide: Ala-Gly, Gly-Glu, Glu-Val. - Tripeptide: Ala-Gly-Glu, Gly-Glu-Val. BIÊN SOẠN CÂU HỎI ĐÚNG – SAI Câu 1. Ở điều kiện thường, aniline là chất lỏng, ít tan trong nước. A. Công thức của aniline là C6H5NH2. B. Có thể phân biệt phenol và aniline bằng cách cho tác dụng với dung dịch acid HCl. C. Dung dịch aniline làm quỳ tím chuyển sang màu xanh. D. Dung dịch aniline phản ứng với nước bromine tạo kết tủa trắng. Hướng dẫn giải a. Đúng. b. Đúng vì phenol không tác dụng với acid HCl, còn aniline tác dụng được với acid để tạo muối. c. Sai vì dung dịch aniline làm quỳ tím chuyển màu. d. Đúng. Câu 2. Trimethylamine là amine gây nên mùi tanh của cá
A. Trimethylamine thuộc loại amine bậc 2. B. Để khử mùi tanh của cá, ta có thể dùng giấm hoặc chanh. C. Trimethylamine là chất lỏng, tan được trong nước. D. Trimethylamine khi tan trong nước làm quỳ tím hóa xanh. Hướng dẫn giải a. Sai vì trimethylamine thuộc loại amine bậc 3. b. Đúng. c. Sai vì trimethylamine là chất khí, tan được trong nước. d. Đúng. Câu 3. Glutamic acid là một chất dẫn truyền thần kinh, giúp kích thích thần kinh, phòng ngừa và điều trị các triệu chứng suy nhược thần kinh do thiếu hụt glutamic acid như mất ngủ, nhức đầu, ù tai, chóng mặt. A. Glutamic acid được dùng để sản xuất mì chính (bột ngọt). B. Glutamic acid không làm quỳ tím chuyển màu. C. Glutamic acid là chất rắn, không tan trong nước. D. Glutamic acid là có tính lưỡng tính. Hướng dẫn giải a. Đúng. b. Sai vì glutamic acid làm quỳ tím chuyển màu đỏ (có 2 nhóm – COOH). c. Sai vì glutamic acid là chất rắn, dễ tan trong nước. d. Đúng glutamic acid có thể tác dụng với acid và base. Câu 4. Cho sơ đồ phản ứng trong dung dịch: Glycine HClXNaOHY. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn; X, Y là các chất hữu cơ và NaOH dùng dư. A. Công thức phân tử của Y là C2H4O2NNa. B. Công thức phân tử của X là C2H6O2NCl. C. Chất Y tác dụng với acid HCl theo tỉ lệ mol 1 : 1. D. Chất X tác dụng với base KOH theo tỉ lệ mol 1 : 1. Hướng dẫn giải a Đúng vì HOOC-CH2-NH3Cl + NaOH NaOOC-CH2-NH2 (Y) + NaCl + H2O b Đúng vì NH2-CH2-COOH + HCl HOOC-CH2-NH3Cl (X) c Sai vì tỉ lệ mol 1 : 2. NaOOC-CH2-NH2 (Y) + 2HCl HOOC – CH2 – NH3Cl + NaCl d Sai vì tỉ lệ mol 1 : 2. HOOC-CH2-NH3Cl (X) + 2KOH KOOC – CH2 – NH2 + KCl + 2H2O Câu 5. Cho dipeptide Gly – Ala: H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-COOH A. Dipeptide Gly – Ala chỉ bị thuỷ phân trong môi trường acid. B. Dipeptide Gly – Ala tham gia phản ứng màu biuret tạo thành dung dịch có màu tím. C. Dipeptide Gly – Ala có một liên kết peptide. D. Dipeptide Gly – Ala được cấu tạo từ nhiều đơn vị β-amino acid.
Hướng dẫn giải a. Sai vì các peptide bị thuỷ phân bởi acid, base hoặc enzyme. b. Sai vì dipeptide Gly – Ala không tham gia phản ứng màu biuret. c. Đúng. d. Sai vì dipeptide Gly – Ala được cấu tạo từ nhiều đơn vị α-amino acid. Câu 6. Albumin là một dạng protein (có ở trong lòng trắng trứng), do đó trứng có thành phần dinh dưỡng cao A. Albumin (có ở trong lòng trắng trứng) chứa protein dạng hình cầu. B. Protein (trong lòng trắng trứng) có thể bị đông tụ dưới tác dụng của nhiệt, acid, base hoặc ion kim loại nặng. C. Khi đun nóng lòng trắng trứng xảy ra sự đông tụ protein. D. Cho khoảng 4 mL dung dịch lòng trắng trứng vào ống nghiệm chứa Cu(OH)2, lắc đều. Sau một thời gian, trong ống nghiệm tạo thành dung dịch màu xanh lam. Hướng dẫn giải a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Sai vì protein có phản ứng màu biuret tạo dung dịch màu tím. Câu 7. Insulin là một loại hormone được sản sinh bởi tuyến tuỵ, có chức năng điều hoà quá trình chuyển hoá glucose trong cơ thể. Insulin thúc đẩy sự hấp thu glucose của các tế bào và dự trữ glucose dư thừa trong gan và cơ. A. Insulin là một hormone thuộc loại protein. B. Insulin là một chuỗi polypeptide gồm các đơn vị β-amino acid liên kết với nhau qua liên kết peptide theo một trật tự nhất định.