Nội dung text Quy định quản lý văn bằng của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (5-2024).pdf
1 BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐH KIẾN TRÚC HÀ NỘI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc QUY ĐỊNH Quản lý văn bằng của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (Ban hành kèm theo Quyết định số 271/QĐ-ĐHKT-ĐT ngày 29 tháng 5 năm 2024 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội) Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Văn bản này quy định về quản lý văn bằng giáo dục đại học (Bằng Cử nhân, Bằng Kiến trúc sư, Bằng Kỹ sư, Bằng Thạc sĩ và Bằng Tiến sĩ) của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (sau đây gọi tắt là văn bằng) gồm: Nội dung, ngôn ngữ ghi trong văn bằng, phụ lục văn bằng; in phôi, quản lý phôi văn bằng; in, quản lý, cấp phát, chỉnh sửa, thu hồi, hủy bỏ văn bằng; cấp bản sao văn bằng từ sổ gốc. 2. Công tác in phôi, quản lý phôi, in và quản lý bản sao văn bằng từ sổ gốc được thực theo các quy định tương tự đối với văn bằng. 3. Quy định này áp dụng đối với các đơn vị, cá nhân thuộc Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (sau đây gọi tắt là Nhà trường hoặc Trường) được Hiệu trưởng giao nhiệm vụ in phôi, quản lý phôi, cấp phát văn bằng và các tổ chức, cá nhân có liên quan. 4. Các loại chứng chỉ, chứng nhận (trừ Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, Phụ lục 29) được quản lý độc lập với Quy định này. Điều 2. Nguyên tắc in, quản lý, cấp phát văn bằng 1. Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội thống nhất in và quản lý các loại văn bằng có sử dụng con dấu của Nhà trường. Nhà trường thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc in phôi, quản lý, cấp phát văn bằng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2. Văn bằng được cấp một lần. Trường hợp văn bằng đã cấp cho người học nhưng phát hiện bị in sai do lỗi của Nhà trường, Nhà trường có trách nhiệm cấp lại cho người học và làm thủ tục huỷ văn bằng sai, lỗi. 3. Nghiêm cấm mọi hành vi gian lận trong cấp phát và sử dụng văn bằng. 4. Bảo đảm công khai, minh bạch trong cấp phát văn bằng.
2 Điều 3. Quyền và nghĩa vụ của người được cấp văn bằng 1. Người được cấp văn bằng có các quyền sau đây: a) Yêu cầu Nhà trường cấp văn bằng đúng thời hạn quy định; ghi chính xác, đầy đủ các thông tin trên văn bằng; chỉnh sửa các nội dung ghi trên văn bằng theo Quy định này; b) Yêu cầu Nhà trường cung cấp thông tin trong sổ gốc cấp văn bằng và thông tin trong hồ sơ tốt nghiệp để có căn cứ đề nghị chỉnh sửa văn bằng; c) Yêu cầu Nhà trường cấp bản sao văn bằng từ sổ gốc khi có nhu cầu. 2. Người được cấp văn bằng có các nghĩa vụ sau đây: a) Cung cấp chính xác, đầy đủ và chịu trách nhiệm trước pháp luật các thông tin cần thiết theo yêu cầu của Nhà trường để ghi nội dung trên văn bằng; b) Kiểm tra tính chính xác các thông tin ghi trên văn bằng trước khi ký nhận văn bằng; c) Phải có giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật khi không trực tiếp đến nhận văn bằng; d) Giữ gìn, bảo quản văn bằng; không được tẩy xóa, chỉnh sửa các nội dung trên văn bằng; không được cho người khác sử dụng văn bằng; e) Sử dụng quyết định chỉnh sửa nội dung văn bằng kèm theo văn bằng gốc; f) Trình báo với Nhà trường và cơ quan công an nơi gần nhất khi bị mất văn bằng, bản sao văn bằng từ sổ gốc; g) Nộp lại văn bằng cho Nhà trường trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi văn bằng. Điều 4. Trách nhiệm của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và Hiệu trưởng 1. Nhà trường có trách nhiệm: a) Kiểm tra, đối chiếu và ghi chính xác, đầy đủ các thông tin ghi trên văn bằng. Yêu cầu người được cấp văn bằng, chứng chỉ xác nhận về việc đã kiểm tra thông tin, xác nhận các yêu cầu chỉnh sửa thông tin và cung cấp các căn cứ yêu cầu chỉnh sửa thông tin. Các thông tin liên quan đến khai sinh của người học ghi trên văn bằng phải căn cứ vào giấy khai sinh hợp lệ và hồ sơ trúng tuyển của người học; b) Tổ chức in, cấp văn bằng đúng thẩm quyền và đúng thời hạn theo Quy định này; c) Lập đầy đủ hồ sơ làm căn cứ để cấp phát, quản lý văn bằng và lưu trữ vĩnh viễn; d) Bảo đảm tính chính xác và chịu trách nhiệm về các thông tin trong hồ sơ, trong sổ gốc cấp văn bằng;
3 e) Cung cấp thông tin trong sổ gốc cấp văn bằng và thông tin trong hồ sơ tốt nghiệp để người được cấp văn bằng có căn cứ đề nghị chỉnh sửa văn bằng; f) Chỉnh sửa nội dung văn bằng theo quy định tại Điều 22, Điều 23, Điều 24 của Quy định này; g) Bảo quản, lưu giữ văn bằng trong trường hợp người học chưa đến nhận văn bằng; h) Thu hồi, hủy bỏ văn bằng theo quy định tại Điều 25 của Quy định này; i) Cấp bản sao văn bằng từ sổ gốc theo quy định tại Điều 27 của Quy định này; j) Cấp phụ lục văn bằng kèm theo văn bằng; k) Xác minh tính xác thực của văn bằng khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân; 2. Hiệu trưởng Nhà trường chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên và trước pháp luật về việc quản lý và cấp phát văn bằng. Điều 5. Hội đồng văn bằng, chứng chỉ Hội đồng văn bằng, chứng chỉ của Trường được thành lập theo quyết định của Hiệu trưởng, có chức năng tham mưu, tư vấn và giúp Hiệu trưởng các công việc liên quan đến công tác quản lý văn bằng, chứng chỉ. Điều 6. Việc cấp văn bằng thuộc Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội khi liên kết đào tạo với cơ sở giáo dục nước ngoài Khi liên kết đào tạo với cơ sở giáo dục nước ngoài, Nhà trường có trách nhiệm thực hiện Quy định này nếu cấp hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng thuộc Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội quy định tại khoản 1 Điều 1 của Quy định này. Chương II NỘI DUNG VÀ NGÔN NGỮ GHI TRONG VĂN BẰNG Điều 7. Nội dung chính ghi trên văn bằng Nội dung chính ghi trên văn bằng gồm: 1. Tiêu đề: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 2. Tên văn bằng: Bằng Cử nhân, Bằng Kiến trúc sư, Bằng Kỹ sư, Bằng Thạc sĩ, Bằng Tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương. 3. Ngành đào tạo: Theo danh mục các ngành được phép đào tạo tại Trường.
4 4. Tên cơ sở giáo dục đại học cấp văn bằng: Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. 5. Họ, chữ đệm, tên của người được cấp văn bằng. 6. Ngày tháng năm sinh của người được cấp văn bằng. 7. Địa danh, ngày tháng năm cấp văn bằng. 8. Chức danh, chữ ký, học hàm, học vị (nếu có), họ, chữ đệm, tên của Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng được giao phụ trách Trường và đóng dấu theo quy định. 9. Số hiệu và số vào sổ gốc cấp văn bằng: a) Số hiệu văn bằng được quy định đối với từng bậc học: * HAU1-000001: Bằng Tiến sĩ - Số thứ tự phôi bằng * HAU2-000001: Bằng Thạc sĩ - Số thứ tự phôi bằng * HAU3-000001: Bằng Cử nhân, Bằng Kiến trúc sư, Bằng Kỹ sư - Số thứ tự phôi bằng b) Số vào sổ cấp bằng được quy định đối với từng bậc học: * TS-001: Bằng Tiến sĩ - Số thứ tự đã bảo vệ luận án tại Trường * CH-0000/2020: Bằng Thạc sĩ - Số thứ tự đã bảo vệ đề án tốt nghiệp theo năm/năm bảo vệ * ĐH-00000: Bằng Cử nhân, Bằng Kiến trúc sư, Bằng Kỹ sư - Số thứ tự đã bảo vệ đồ án tốt nghiệp tại Trường Điều 8. Nội dung chính ghi trên phụ lục văn bằng Phụ lục văn bằng thể hiện nội dung chính như sau: 1. Họ, chữ đệm, tên của người được cấp văn bằng. 2. Ngày tháng năm sinh của người được cấp văn bằng. 3. Tên cơ sở đào tạo. 4. Ngành/Chuyên ngành đào tạo. 5. Ngày nhập học: Theo quyết định thành lập lớp (đại học), quyết định công nhận học viên cao học (thạc sĩ) và quyết định công nhận nghiên cứu sinh (tiến sĩ). 6. Ngôn ngữ đào tạo. 7. Thời gian và khóa đào tạo: Theo trình độ và ngành/chuyên ngành đào tạo. 8. Trình độ đào tạo theo: Bậc 6 (đại học), bậc 7 (thạc sĩ), bậc 8 (tiến sĩ). 9. Hình thức đào tạo: Chính quy, vừa làm vừa học. 10. Kết quả đào tạo và học tập: * Tên học phần hoặc môn học, tiểu luận tổng quan, chuyên đề tiến sĩ.