PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text BÀI 30. PROTEIN - HS.docx

1 BÀI 30. PROTEIN I. KHÁI NIỆM, CẤU TẠO – Protein là hợp chất hữu cơ thiên nhiên có trong các bộ phận của cơ thể của người, động vật và thực vật như: thịt, trứng, sữa, tóc, sừng, hạt,... Hình. Một số loại thực phẩm chứa protein – Protein là những hợp chất hữu cơ phức tạp có khối lượng phân tử rất lớn, gồm nhiều đơn vị amino acid liên kết với nhau bởi liên kết peptide. Hình. Cấu tạo một đoạn mạch protein II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC 1. Phản ứng thủy phân Protein bị thuỷ phân trong môi trường acid hay môi trường base hoặc enzyme tạo thành hỗn hợp các amino acid. Protein + H 2 O Acid/base/enzyme  Hỗn hợp amino acid 2. Phản ứng đông tụ, phân hủy protein bởi nhiệt độ – Protein bị đông tụ bởi acid hoặc bởi base hay đun nóng. – Protein bị phân huỷ bởi nhiệt độ cao tạo ra chất có mùi khét đặc trưng. III. VAI TRÒ CỦA PROTEIN
2 – Protein có trong cơ thể người, động vật và thực vật. – Protein là nguồn thực phẩm quan trọng của con người và động vật. Protein có vai trò tạo nên khung tế bào, tham gia vào mọi quá trình bên trong tế bào của cơ thể, duy trì và phát triển cơ thể, vận chuyển oxygen và chất dinh dưỡng, ... – Ngoài ra protein còn có những ứng dụng khác trong công nghiệp dệt (len, tơ tằm), da, mĩ nghệ (sừng, ngà), ... IV. PHÂN BIỆT PROTEIN VỚI CHẤT KHÁC – Tơ tằm, len lông cừu chứa protein, khi cháy có mùi khét (giống mùi tóc cháy), ngọn lửa nhanh tắt, sản phẩm cháy có màu đen, mềm, xốp. – Tơ nylon (tơ tổng hợp) khi cháy sẽ có mùi đặc trưng của nylon cháy, sản phẩm cháy vón cục. a) Một loại tơ tằm b) Một loại tơ nylon Hình. Tơ thiên nhiên và tơ tổng hợp
3 BÀI TẬP Phần I. Trắc nghiệm nhiều phương án Câu 1. Protein có khối lượng phân tử A. lớn và cấu tạo đơn giản. B. lớn và do nhiều phân tử amino axit giống nhau tạo nên. C. rất lớn và cấu tạo cực kì phức tạp do nhiều loại amino acid tạo nên. D. lớn do nhiều phân tử Alanine tạo nên. Câu 2. Đơn phân cấu tạo nên protein là A. các amino acid. B. các ethylic alcohol. C. các acid hữu cơ. D. các acetic acid Câu 3. Các phân tử protein đều phải có chứa nguyên tố A. carbon, hydrogen. B. carbon, oxygen. C. carbon, hydroegn, oxygen. D. carbon, hydrogen, oxygen, nitrogen. Câu 4. Trong các chất sau, chất nào không có phản ứng thủy phân ? A. Tinh bột. B. Protein. C. Saccharose. D. Glucose. Câu 5. Protein không có tính chất nào sau đây?  A. Có khả năng tham gia phản ứng thủy phân.   B. Bị đông tụ.   C. Bị phân hủy bởi nhiệt.  D Có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Câu 6. Protein có tính chất hóa học nào sau đây? A. Phản ứng thủy phân. B. Sự phân hủy bởi nhiệt. C. Sự đông tụ. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 7. Đun nóng protein trong dung dịch acid hoặc base đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được sản phẩm là A. ester và nước. B. hỗn hợp amino acid. C. chất bay hơi có mùi khét. D. các acid béo. Câu 8. Trứng là loại thực phẩm chứa nhiều A. chất béo. B. đường. C. chất bột. D. protein. Câu 9. Trong thành phần cấu tạo phân tử của protein ngoài các nguyên tố C, H, O thì nhất thiết phải có nguyên tố A. sulfur. B. iron. C. chlorine. D. nitrogen. Câu 10. Cho các phát biểu nói về protein như sau: (1) Thành phần nguyên tố chủ yếu của protein là C, H, O, N và một lượng nhỏ S, P, kim loại... (2) Khi đun nóng protein trong dung dịch acid hoặc base, protein bị thủy phân sinh ra các amino acid. (3) Khi đun nóng mạnh hoặc đốt cháy, protein bị phân hủy tạo thành những chất bay hơi và có mùi khét.
4 (4) Ứng dụng chính của protein là làm thức ăn, ngoài ra protein còn có các ứng dụng khác trong công nghiệp dệt (len, tơ tằm), da, mĩ nghệ (sừng, ngà) … (5) Dấu hiệu để nhận biết protein là làm dung dịch iodine đổi màu xanh. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 11. Khi cho giấm vào sữa đậu nành sẽ xảy ra hiện tượng là A. sữa đậu nành bị vón cục. B. sữa đậu nành và giấm hòa tan vào nhau. C. sữa đậu nành chuyển sang đỏ. D. có bọt khí xuất hiện. Câu 12. Cho chanh vào sữa bò sẽ xảy ra hiện tượng A. kết tủa. B. đông tụ. C. sủi bọt khí. D. kết tủa và sủi bọt khí. Câu 13. Một số protein tan được trong nước tạo thành dung dịch keo, khi đun nóng hoặc cho thêm hóa chất vào dung dịch này thường xảy ra kết tủa protein. Hiện tượng đó gọi là A. sự oxi hóa. B. sự khử. C. sự cháy. D. sự đông tụ. Câu 14. Điểm giống nhau giữa amino acid và acetic acid là đều có A. các nguyên tố C, H, O và phân tử có nhóm –COOH. B. các nguyên tố C, H, O. C. các nguyên tố C, H, N. D. các nguyên tố C, H, N và có phân tử nhóm –COOH. Câu 15. Dấu hiệu để nhận biết protein là A. làm dung dịch iodine đổi màu xanh. B. có phản ứng đông tụ trắng khi đun nóng. C. thủy phân trong dung dịch acid. D. đốt cháy có mùi khét và có phản ứng đông tụ khi đun nóng. Câu 16. Phân biệt vải dệt bằng tơ tằm và vải dệt bằng sợi bông bằng cách A. gia nhiệt để thực hiện phàn ứng đông tụ. B. đốt và ngửi nếu có mùi khét là vải bằng tơ tằm. C. dùng quỳ tím. D. dùng phản ứng thủy phân.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.