Nội dung text CHƯƠNG 3 ĐẠI CƯƠNG HÓA HỌC HỮU CƠ-GV.pdf
1 TÀI LIỆU GIẢNG DẠY HÓA HỌC 11 ĐÁP ÁN CHI TIẾT CHƢƠNG 3: ĐẠI CƢƠNG HÓA HỌC HỮU CƠ (THEO CẤU TRÚC MH 2025) Học sinh: ...................................................................................... Lớp: ................... Trƣờng .............................................................. MỚI
2 CĐ1: Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ CĐ2: Phƣơng pháp tách biệt và tinh chế chất hữu cơ CĐ3: Công thức phân tử hợp chất hữu cơ CĐ4: Cấu tạo hóa học hợp chất hữu cơ CĐ5: Độ bất bão hòa và ứng dụng CĐ6: Ôn tập chƣơng 3 CĐ1 HỢP CHẤT HỮU CƠ VÀ HÓA HỌC HỮU CƠ PHẦN A - CÁC CHUYÊN ĐỀ BÀI GIẢNG KIẾN THỨC CẦN NHỚ I. Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ 1. Khái niệm - Hợp chất của carbon là hợp chất hữu cơ, trừ một số hợp chất như oxide của carbon (CO, CO2), muối carbonate (CaCO3, ...), các cyanide (HCN, NaCN, ...), các carbide (CaC2, Al4C3, ...), ... Đường mía chứa saccharose (C12H22O11) Dung dịch sát khuẩn chứa ethanol (C2H5OH) Giấm táo chứa acetic acid (CH3COOH) - Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ. 2. Đặc điểm chung của chất hữu cơ Yếu tố Đặc điểm Thành phần nguyên tố - Nhất thiết phải chứa nguyên tố C, thường có H, O, N, Cl, S, ... Đặc điểm liên kết - Chủ yếu là liên kết cộng hóa trị. Tính chất vật lí - Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp, không tan hoặc ít tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ. Tính chất hóa học - Dễ cháy, kém bền nhiệt nên dễ bị nhiệt phân hủy. - Phản ứng thường xảy ra chậm, theo nhiều hướng và tạo ra hỗn hợp sản phẩm. II. Phân loại hợp chất hữu cơ Hydrocarbon (chỉ gồm C và H) Dẫn xuất của hydrocarbon (ngoài C còn có nguyên tố khác O, N, Cl, ...) ♦ Hydrocarbon no: Alkane (CH4), ... ♦ Hydrocarbon không no: Alkene (CH2=CH2), Alkyne (CH≡CH), ... ♦ Hydrocarbon thơm: Arene (C6H6), ... ♦ Dẫn xuất halogen: C2H5Cl, ... ♦ Alcohol, phenol: C2H5OH, ... ♦ Aldehyde, ketone: CH3CHO, ... ♦ Carboxylic acid, ester: CH3COOH, ... ♦ Amine: CH3NH2, ... ♦ Carbohydrate, amino acid, ...: C6H12O6, ...
3 KIẾN THỨC CẦN NHỚ II. Nhóm chức và phổ hồng ngoại (IR) 1. Khái niệm nhóm chức và một số nhóm chức cơ bản ♦ Nhóm chức là nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử trong phân tử gây ra những tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất hữu cơ. ♦ Một số nhóm chức cơ bản: Hợp chất Nhóm chức Ví dụ Dẫn xuất halogen -F, - Cl, -Br, -I CH3Cl, CHCl3, CH3I, CH3Br, CH3F, ... Alcohol, phenol -OH CH3 – OH, C2H5 – OH, C6H5 – OH, ... Ether -O- CH3 – O – CH3, CH3 – O – C2H5, ... Aldehyde -CHO CH3 – CHO, C2H5 – CHO, ... Ketone (-CO-) CH3 – CO – CH3, CH3 – CO – C2H5 Carboxylic acid - COOH CH3 – COOH, C2H5 – COOH, ... Ester -COO- CH3 – COO – CH3, CH3 – COO – C2H5, ... Amine -NH2 (bậc I) CH3 – NH2, C2H5 – NH2, ... 2. Xác định nhóm chức bằng phổ hồng ngoại (IR) - Phương pháp phổ hồng ngoại (Infrared spectroscopy - IR) thường dùng để xác định sự có mặt của các nhóm chức trong phân tử hợp chất hữu cơ. - Trên phổ hồng ngoại, trục nằm ngang biểu diễn số sóng (cm-1 ) của các bức xạ trong vùng hồng ngoại, trục thẳng đứng biểu diễn cường độ truyền qua hoặc độ hấp thụ (theo %). - Trên phổ hồng ngoại, các tín hiệu (peak) của cực đại hấp thụ (hoặc cực tiểu truyền qua) ứng với những dao động đặc trưng của liên kết hoặc nhóm nguyên tử trong hợp chất hữu cơ. Hợp chất Liên kết Số sóng (cm-1 ) Alcohol O – H 3500 – 3200 Amine N – H 3300 – 3000 Aldehyde C – H 2830 – 2695 C = O 1740 – 1685 Ketone C = O 1715 – 1666 Carboxylic acid C = O 1760 – 1690 O – H 3300 – 2500 Ester C = O 1750 – 1715 C – O 1300 – 1000 Phổ hồng ngoại của ethanol (CH3 – CH2 – OH)
4 ❖ BÀI TẬP TỰ LUẬN ♦ VÍ DỤ MINH HỌA Câu 1. Hãy cho biết trong các chất sau, chất nào là hợp chất hữu cơ cơ? chất nào là hợp chất vô cơ? CaCO3 thành phần chính của đá vôi Citric acid (C6H8O7) có trong quả chanh Tinh bột (C6H10O5)n có trong ngũ cốc (NH2)2CO thành phần chính của đạm urea cần thiết cho cây trồng NaCl thành phần chính của muối ăn NaHCO3 thành phần chính của baking soda Hƣớng dẫn giải Hợp chất hữu cơ: Citric acid (C6H8O7), tinh bột (C6H10O5)n, urea (NH2)2CO. Hợp chất vô cơ: CaCO3, NaCl, NaHCO3. Câu 2. [CTST - SGK] Cho các hợp chất sau: (1) CaCl2; (2) CH2 = CH - Cl; (3) C6H5 - CHO; (4) CaC2; (5) Al(OH)3; (6) CuSO4; (7) Ba(NO3)2. Hợp chất nào là chất hữu cơ, hợp chất nào là hợp chất vô cơ? Hƣớng dẫn giải Hợp chất hữu cơ: (2), (3) Hợp chất vô cơ: (1), (4), (5), (6), (7). Câu 3. [CD - SBT] Cho dãy chuyển hoá sau: (1) (2) (3) CaO CaC C H CH CHO 2 2 2 3 Calcium oxide calcium carbide acetylene acetaldehyde Trong các chuyển hoá trên, chuyển hoá nào là chuyển hóa (a) giữa hai chất vô cơ? (b) giữa hai chất hữu cơ? (c) giữa chất vô cơ và chất hữu cơ? Hƣớng dẫn giải (a) (1) là chuyển hoá giữa hai chất vô cơ. (b) (3) là chuyển hoá giữa hai chất hữu cơ.