PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text ĐỀ 7 - KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 MÔN HÓA HỌC 11 (FORM TT-7791).docx

ĐỀ THAM KHẢO SỐ 7 (Đề có 3 trang) ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II LỚP 11 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. Cho nguyên tử khối: H = 1, C = 12, N = 14, O = 16. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Arene hay còn gọi là hydrocarbon thơm là những hydrocarbon trong phân tử có chứa một hay nhiều A. liên kết đơn. B. vòng benzene. C. liên kết đôi. D. liên kết ba. Câu 2. Sục khí acetylene vào dung dịch AgNO 3 trong NH 3 thu được kết tủa màu A. trắng. B. xanh. C. vàng nhạt. D. đen. Câu 3. Biện pháp nào sau đây không làm giảm ô nhiễm môi trường gây ra do sử dụng nhiên liệu từ dầu mỏ? A. Đưa thêm hợp chất có chứa chì vào xăng để làm tăng chỉ số octane của xăng. B. Đưa thêm chất xúc tác vào ống xả động cơ để chuyển hoá các khí thải độc hại. C. Tăng cường sử dụng biogas. D. Tổ chức thu gom và xử lí dầu cặn. Câu 4. Acetic acid được điều chế bằng phương pháp lên men giấm từ dung dịch chất nào sau đây? A. C 2 H 5 OH. B. CH 3 OH. C. CH 3 CHO. D. HCOOH Câu 5. Linamarin là một glucoside có mặt trong lá và rễ của cây sắn, là nguyên nhân gây ra say sắn hay ngộ độc sắn. Linamarin có cấu tạo phân tử: Số nhóm chức alcohol trong phân tử linamarin là A. 3. B. 6. C. 4. D. 5. Câu 6. Nguyên nhân phản ứng thế bromine vào vòng thơm của phenol xảy ra dễ dàng hơn so với benzene là do A. phenol tan một phần trong nước. B. phenol có tính acid yếu. C. ảnh hưởng của nhóm -OH đến vòng benzene trong phân tử phenol. D. ảnh hưởng của vòng benzene đến nhóm -OH trong phận tử phenol. Câu 7. Có ba ống nghiệm (1), (2), (3) chứa riêng biệt ba hoá chất sau: ethanol, glycerol, phenol (không theo thứ tự). Một học sinh tiến hành thí nghiệm để nhận biết các chất trên, thu được kết quả như ở bảng sau đây: (1) (2) (3) H 2 O Tan tốt Ít tan Tan tốt Dung dịch nước bromine Không có hiện tượng gì xảy ra Kết tủa trắng Không có hiện tượng gì xảy ra Cu(OH) 2 Tạo phức xanh lam đậm Không tạo phức Không tạo phức Thứ tự hoá chất trong các ống nghiệm (1), (2), (3) lần lượt là A. ethanol, glycerol, phenol. B. glycerol, ethanol, phenol. C. glycerol, phenol, ethanol. D. phenol, glycerol, ethanol. Mã đề thi: 777

Bước 3: Dùng đèn cồn hơ nóng đều ống nghiệm rồi đun tập trung ở đáy ống nghiệm. Khi ống nghiệm thu sản phẩm tạo thành khoảng 1 mL chất lỏng thì ngừng đun. Đưa ống nghiệm thu sản phẩm ra khỏi cốc. Bước 4: Quan sát trạng thái của sản phẩm. Lấy tay phẩy nhẹ trên miệng ống nghiệm và nhận xét mùi của sản phẩm. a) Dấu hiệu nhận ra có sản phẩm mới tạo thành là sản phẩm có chất lỏng, nhẹ hơn nước, mùi thơm đặc trưng. b) Vai trò của H 2 SO 4  đặc là vừa là chất xúc tác, vừa có tác dụng hút nước, do đó góp phần làm tăng hiệu suất tạo ester. c) Ở bước 2 cho thêm dung dịch NaCl bão hoà vào để hỗn hợp sôi đều hơn. d) Phản ứng điều chế ethyl acetate trong thí nghiệm trên là phản ứng ester hoá. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Câu 1. Bình khí acetylene loại 40 lít sử dụng trong đèn xì oxygen - acetylene được nạp 5 kg khí acetylene hóa lỏng. Khi được đốt cháy hoàn toàn, 1 mol acetylene tỏa ra nhiệt lượng là 1300 kJ. Trung bình lượng nhiệt tiêu thụ từ đốt khí acetylene của cửa hàng E là 10000 kJ/ngày và hiệu suất sử dụng nhiệt là 80%. Sau bao nhiêu ngày của hàng E sử dụng hết bình khí acetylene trên? Câu 2. Cho các chất sau: (1) ethanal, (2) ethanol, (3) ethane, (4) enthanoic acid. Hãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi thành một dãy số có bốn chữ số. Câu 3. Giấm ăn được điều chế bằng cách lên men dung dịch ethanol loãng. Khối lượng giấm ăn 5% thu được khi lên men 100 L ethanol 4° là a kg. Biết hiệu suất quá trình lên men là 80%, khối lượng riêng của ethanol nguyên chất là 0,79 g/mL. Giá trị của a là bao nhiêu? (Làm tròn kết quả đến hàng đơn vị). Câu 4. Cho các chất sau: NaBH 4 ; Cu(OH) 2 /OH, t o ; HCN; [Ag(NH 3 ) 2 ]OH; I 2 /OH - , Br 2 /CCl 4 . Có bao nhiêu chất phản ứng được với CH 3 COCH 3 ở điều kiện thích hợp? PHẦN IV: Câu hỏi tự luận. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3. Câu 1. Hoàn thành các phương trình hóa học sau (chỉ viết sản phẩm chính): a) CH 2 =CH 2 + Br 2  b) CH 3 CH(OH)CH 2 CH 3 24oHSO 180C c) HCHO + [Ag(NH 3 ) 2 ]OH ot d) CH 3 COOH + Zn  Câu 2. Viết công thức cấu tạo các đồng phân của hợp chất carbonyl có công thức phân tử C 4 H 8 O. Chất nào là aldehyde, chất nào là ketone? Câu 3. Hợp chất X có tác dụng kháng khuẩn, chống vi sinh vật kí sinh trên da (chấy, rận,…). X có công thức phân tử C 7 H 8 O và có chứa vòng benzene, phổ IR của X có peak hấp thụ rộng ở vùng 3300 cm -1 . Oxi hóa X bằng CuO nung nóng, thu được hợp chất Y có peak hấp thụ đặc trưng ở khoảng 1 700 cm -1 . Xác định công thức cấu tạo của X, Y và viết phương trình hóa học các phản ứng xảy ra. ------------------------- HẾT ------------------------- - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.
ĐỀ THAM KHẢO SỐ 7 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II LỚP 11 MÔN: HÓA HỌC Phần I (3,0 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câ u 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 ĐA B C A A A C C C B D A C Phần II (2,0 điểm): Điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm; - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm; - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,5 điểm; - Thí sinh lựa chọn chính xác cả 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm; Câu Lệnh hỏi Đáp án (Đ/S) Câu Lệnh hỏi Đáp án (Đ/S) 1 a Đ 2 a Đ b Đ b Đ c S c S d Đ d Đ Phần III (2,0 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 Đáp án 20 3124 66 3 Phần IV (3 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm Câu 1. a) CH 2 =CH 2 + Br 2  BrCH 2 -CH 2 Br b) CH 3 CH(OH)CH 2 CH 3 24oHSO 180C CH 3 CH=CHCH 3 + H 2 O c) HCHO + 4[Ag(NH 3 ) 2 ]OH ot (NH 4 ) 2 CO 3  +4Ag + 6NH 3  + 2H 2 O d) CH 3 COOH + Zn  (CH 3 COO) 2 Zn + H 2 Câu 2. - Hợp chất aldehyde: CH 3  – CH 2  – CH 2  – CHO; - Hợp chất ketone: Câu 3. Phổ IR của X có peak hấp thụ rộng ở vùng 3 300 cm -1 : có nhóm –OH. Phổ IR của Y có peak hấp thụ rộng ở vùng 1 700 cm -1 : có nhóm C=O. Vậy X là benzyl alcohol, Y là aldehyde benzoic.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.