PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 4. CHUYÊN ĐỀ LỰC ĐẨY ARCHIMEDES.docx

CHỦ ĐỀ KHỐI LƯỢNG RIÊNG – ÁP SUẤT CHUYÊN ĐỀ LỰC ĐẨY ARCHIMEDES A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Lấy được ví dụ về sự tồn tại lực đẩy Archimedes. - Nêu được điều kiện vật nổi (hoặc vật chìm) là do khối lượng riêng của chúng nhỏ hơn hoặc lớn hơn lực đẩy Archimedes. - Thiết kế được phương án chứng minh được áp suất chất lỏng phụ thuộc vào độ cao của cột chất lỏng B. ÔN TẬP KIẾN THỨC I. Lực đẩy Archimedes 1. Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó Một vật nhúng vào chất lỏng, bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ. Lực này gọi là lực đẩy Archimedes Ví dụ: Khi dùng tay nhấn chìm quả bóng xuống nước, ta cảm nhận được lực đẩy của nước tác dụng lên quả bóng. => Lực đẩy của nước tác dụng lên quả bóng trong trường hợp này được gọi là lực đẩy Archimedes.
2. Độ lớn của lực đẩy Archimedes Công thức tính lực đẩy Archimedes: F A  = d.V Trong đó: d là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m 3 ). V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m 3 ). F A  là lực đẩy Archimedes t (N) Lưu ý: - V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ cũng chính là thể tích phần chìm của vật chứ không phải là thể tích của vật. Muốn tính thể tích phần chìm của vật có nhiều trường hợp:    + Nếu cho biết Vnổi thì V chìm  = V vật  - Vnổi.    + Nếu cho biết chiều cao h phần chìm của vật (có hình dạng đặc biệt) thì V chìm =Sđáy.h    + Nếu cho biết vật chìm hoàn toàn trong chất lỏng thì V chìm  = V vật . II. Điều kiện vật nổi, vật chìm Một vật có trọng lượng P được nhúng vào trong lòng chất lỏng chịu tác dụng của lực đẩy Ác-si-mét F A :    + Vật chuyển động lên mặt chất lỏng khi F A  > P.    + Vật chuyển động xuống dưới khi F A  < P.
   + Vật lơ lửng (nhúng chìm hoàn toàn) trong chất lỏng khi F A  = P. Ví dụ: Trọng lượng riêng của tàu nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước nên tàu có thể nổi được trên mặt nước. * Lưu ý: Gọi d v là trọng lượng riêng của vật và d l là trọng lượng riêng của chất lỏng thì: + Vật sẽ chìm xuống khi : d v > d l + Vật sẽ lơ lững trong chất lỏng khi : d v = d l + Vật sẽ nổi lên mặt chất lỏng khi : d v < d l Trung bình của Trọng Lượng Riêng Lớn hơn chất lỏng thì liền chìm thôi Nhỏ hơn chất lỏng, nổi trôi Lơ lửng ở giữa, đúng rồi bằng nhau

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.