PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Ky yeu hoi thao khoa hoc 2024.pdf

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 6 năm 2024 NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG SẢN PHẨM CÓ NGUỒN GỐC TẾ BÀO – MÔ TRONG Y HỌC TÁI TẠO KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC
1 MỤC LỤC CHẾ TẠO HYDROGEL TỪ CHẤT NỀN NGOẠI BÀO MÀNG ỐI NGƯỜI ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG TRONG THẨM MỸ ...........................................................................................2 NGHIÊN CỨU TẠO DỊCH LY GIẢI TIỂU CẦU TỪ MÔ MÁU VÀ ỨNG DỤNG TRONG NUÔI TRƯỞNG THÀNH NOÃN BÀO CHUỘT IN VITRO...................................................3 CHẾ PHẨM TỪ MÔ MÁU VÀ ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG TRONG TÁI TẠO NỘI MẠC TỬ CUNG........................................................................................................................4 NGHIÊN CỨU KHỬ TẾ BÀO THẠCH WHARTON TỪ DÂY RỐN NGƯỜI ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG TRONG KỸ NGHỆ MÔ .....................................................................5 NGHIÊN CỨU TẠO DUNG DỊCH HYDROGEL TỪ KHUNG NGOẠI BÀO DÂY RỐN NGƯỜI ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG TRONG KỸ NGHỆ MÔ ............................................6 HAI DÒNG TẾ BÀO GỐC VÙNG PHÌNH NANG TÓC NGƯỜI: TẾ BÀO GỐC TRUNG MÔ VÀ TẾ BÀO GỐC BIỂU MÔ............................................................................................7 SỰ KHÁC BIỆT GIỮA TẾ BÀO NHÚ BÌ NANG TÓC NGƯỜI VÀ NGUYÊN BÀO SỢI TỪ DA NGƯỜI: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ALKALINE PHOSPHATASE ........................8 NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG BIOREACTOR TRONG VIỆC GIA CƯỜNG MẠCH MÁU ĐƯỜNG KÍNH NHỎ BẰNG GLUTARALDEHYDE.............................................................9 CHẾ TẠO MÀNG TÁI TẠO MÔ CÓ HƯỚNG DẪN TỪ MÀNG TIM BÒ VÔ BÀO ỨNG DỤNG TRONG LĨNH VỰC ĐIỀU TRỊ NHA CHU..............................................................10 NGHIÊN CỨU THU NHẬN KHUNG NỀN NGOẠI BÀO TỪ MÔ MỠ ỨNG DỤNG LÀM VẬT LIỆU Y SINH.................................................................................................................11 NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO HYDROGEL TỪ KHUNG NỀN NGOẠI BÀO TỪ MÔ MỠ ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG TRONG TÁI TẠO MÔ MỀM................................................12 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MÀNG TIM BÒ XỬ LÝ TRONG ĐẾN KHẢ NĂNG SỰ BIỆT HÓA SỤN IN VITRO CỦA TẾ BÀO GỐC MÔ MỠ ............................................13 NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP KHỬ ĐỘNG MẠCH DỊ LOÀI CÓ ĐƯỜNG KÍNH NHỎ ĐỊNH HƯỚNG CHẾ TẠO ỐNG GHÉP MẠCH MÁU .........................................................14 ĐÁNH GIÁ ỨNG DỤNG MÀNG TIM HEO VÔ BÀO LÀM MÀNG NGĂN NHA KHOA TRÊN MÔ HÌNH THỎ KHUYẾT HỔNG XƯƠNG HÀM ...................................................15 KHẢO SÁT MÔ HÌNH NUÔI CẤY TẾ BÀO NHÚ BÌ 3D (SPHEROID) VÀ SỰ BIỂU HIỆN GEN ĐẶC TRƯNG ......................................................................................................16 NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TƯƠNG HỢP SINH HỌC CỦA VẬT LIỆU CẤY GHÉP TỪ GIÁ THỂ XƯƠNG XỐP LỢN VÔ BÀO TRÊN MÔ HÌNH CHUỘT NHẮT TRẮNG....................................................................................................................................17
2 CHẾ TẠO HYDROGEL TỪ CHẤT NỀN NGOẠI BÀO MÀNG ỐI NGƯỜI ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG TRONG THẨM MỸ Nguyễn Thị Ngọc Mỹ 1,3*, Lâm Minh Hoàng2,3, Lê Thị Vĩ Tuyết 1,3 1Khoa Sinh học – Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 2Phòng thí nghiệm Kỹ nghệ mô và Vật liệu Y sinh, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 3Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh *Tác giả liên hệ: [email protected] TÓM TẮT Mô màng ối của người đã được nghiên cứu và ứng dụng vào điều trị chấn thương và tái cấu trúc mô. Chất nền ngoại bào (ECM) từ màng ối có thể thu nhận theo phương pháp khử tế bào, có ưu thế về đặc tính tương thích sinh học. Ngoài hình thức màng và vi hạt, vật liệu dạng hydrogel đang được tiếp cận nhằm đạt được mạng lưới khung ba chiều và phù hợp với đa dạng hình thái mô cần điều trị. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tạo hydrogel ECM màng ối theo phương pháp Freytes từ hạt ECM vô bào của màng ối người. Trong đó, hạt ECM được chuyển thành dạng hòa tan trong dung dịch enzyme pepsin. Ở nhiệt độ sinh lý, dung dịch ECM sẽ chuyển thành trạng thái hydrogel định hình. Hydrogel ECM màng ối được đánh giá độ ổn định hình thái, độc tính tế bào, khả năng phân hủy in vitro và khả năng hình thành hydrogel in vivo sau khi tiêm dưới chuột. Kết quả cho thấy rằng, ECM màng ối sau khi ủ với pepsin trong 24 giờ cho hiệu quả tạo hydrogel cao nhất, hydrogel không gây độc trên tế bào nguyên bào sợi người, phân hủy chậm trong huyết tương và có khả năng hình thành hydrogel trong điều kiện in vivo. Do đó, hydrogel màng ối có thể đóng vai trò là vật liệu sinh học không gây độc, có tính tương hợp sinh học, có khả năng tiêm ứng dụng làm chất làm đầy trong lĩnh vực thẩm mỹ. Từ khóa: khung nền ngoại bào, khử bào, màng ối, hydrogel
3 NGHIÊN CỨU TẠO DỊCH LY GIẢI TIỂU CẦU TỪ MÔ MÁU VÀ ỨNG DỤNG TRONG NUÔI TRƯỞNG THÀNH NOÃN BÀO CHUỘT IN VITRO Lê Thị Vĩ Tuyết 1,2*, Dương Ngô Hoàng Anh1,2 1Khoa Sinh học – Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 2Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh *Tác giả liên hệ: [email protected] TÓM TẮT Dịch ly giải tiểu cầu (platelet lysate, PL) là chế phẩm cô đặc tiểu cầu có nguồn gốc từ huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) hoặc fibrin giàu tiểu cầu (PRF) của mô máu. PL từ fibrin giàu tiểu cầu (PRF-PL) được nghiên cứu thu nhận và khảo sát ảnh hưởng đến khả năng trưởng thành noãn bào in vitro. Trong đó, gel PRF được chuẩn bị từ mô máu và hoạt hóa nhiệt trong 24 giờ. Dịch PRF-PL được chiết lấy từ gel PRF bằng cách ép cơ học. Hiệu quả thu nhận PRF-PL được đánh giá thông qua khả năng phóng thích yếu tố tăng trưởng (PDGF-AB và VEGF-A) bằng ELISA. Đồng thời, các phức hợp noãn bào – cumulus – granulosa (COCGs) và noãn bào chưa trưởng thành ở giai đoạn GV/GVBD của chuột được thu nhận. Để xác định ảnh hưởng của PRF-PL đến sự trưởng thành noãn bào in vitro, các COCGs và noãn bào ở giai đoạn GV/GVBD được nuôi cấy trong môi trường có bổ sung 10% PRF-PL. Môi trường cơ bản và môi trường chứa 10% FBS được sử dụng làm đối chứng âm và dương tương ứng. Sau thời gian nuôi trưởng, noãn bào được thử nghiệm khả năng thụ tinh in vitro bằng kỹ thuật IVF. Kết quả nghiên cứu cho thấy, PRF-PL được chế tạo thành công, có thể phóng thích các yếu tố tăng trưởng PDGF-AB và VEGF-A lần lượt là 4785,00 ± 42,65 pg/mL và 16904,00 ± 137,40 pg/mL. Bên cạnh đó, kết quả khảo sát ghi nhận được hiệu quả của PRF-PL lên sự trưởng thành noãn bào. Ở điều kiện nuôi có thành phần PRF-PL, tỷ lệ noãn bào trưởng thành đạt 70,70 ± 0,01%, cao hơn so với chứng dương (52,09 ± 0,01%). Các noãn bào trưởng thành tiếp tục được thụ tinh với tỉ lệ thụ tinh thành công là 48,14% (13/27). Nghiên cứu chỉ ra rằng, PRF-PL có khả năng phóng thích các yếu tố tăng trưởng và thúc đẩy sự trưởng thành noãn bào ở chuột, đạt hiệu quả đáng kể so với FBS. Vì vậy, PRF- PL được dự đoán tiềm năng thay thế FBS trong công thức môi trường nuôi trưởng thành noãn bào in vitro. Từ khóa: dịch ly giải tiểu cầu, fibrin giàu tiểu cầu, nuôi trưởng thành, sự trưởng thành noãn bào, thụ tinh, yếu tố tăng trưởng

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.