Nội dung text 2. Nguyễn Hồng Trà My_Tóm tắt luận án_TV.pdf
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA NGÀNH CÀ PHÊ VIỆT NAM Ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 9310106 NGUYỄN HỒNG TRÀ MY HÀ NỘI - 2024
Luận án được hoàn thành tại Trường Đại học Ngoại thương Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS. Trịnh Thị Thu Hương Phản biện 1:.......................................................................................... Phản biện 2:.......................................................................................... Phản biện 3:.......................................................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp trường họp tại Trường Đại học Ngoại thương Vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tham khảo luận án tại Thư viện Quốc gia và Thư viện Trường Đại học Ngoại thương DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 1. Nguyễn Hồng Trà My (2023), “Overview of research on factors affecting sustainable development of supply chain”. International Conference for Graduate education: “Economic stability and business transformation in a BANI world”. ISBN: 978-604-480-484-2. 2. Nguyễn Hồng Trà My (2023), “Current situation on sustainable activities in Vietnam’s coffee supply chain and solutions”. International Conference for Graduate education: “Economic stability and business transformation in a BANI world”. ISBN: 978-604-480- 484-2. 3. Nguyễn Hồng Trà My (2022). “Nghiên cứu chuỗi cung ứng rau quả của Thái Lan và đề xuất bài học cho Việt Nam”. Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 35/2022. ISSN: 2734-9365. 4. Nguyễn Hồng Trà My (2021). Thực trạng và giải pháp phát triển chuỗi cung ứng cà phê ở Việt Nam. Hội thảo: “Phát triển hoạt động logistics và quản lý chuỗi cung ứng Việt Nam trong bối cảnh mới. 5. Nguyễn Hồng Trà My (2020). “Chuỗi cung ứng nông sản hữu cơ của Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”. Hội thảo: “Chuỗi cung ứng nông sản Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”. 6. Nguyễn Hồng Trà My (2016). “Chuỗi cung ứng xanh thuỷ sản Việt Nam: thực trạng và giải pháp”. Tạp chí kinh tế đối ngoại. Số 298. ISSN: 1859- 4050.
1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết đề tài Thị trường cà phê thế giới được các chuyên gia đánh giá là đã trải qua 3 lần thay đổi xu hướng tiêu dùng (Bộ công thương, 2019). Lần thứ nhất diễn ra vào những năm 1960 với xu hướng phổ thông hóa việc tiêu thụ cà phê. Lần thứ 2 diễn ra vào những năm 1980 - 1990 với việc dịch chuyển sang tiêu thụ các loại cà phê chất lượng cao. Và thị trường cà phê thế giới hiện nay đang trải qua lần thay đổi xu hướng tiêu dùng thứ 3 với việc chuyển sang tiêu thụ mạnh các loại cà phê đặc sản và bền vững. Tuy nhiên, theo Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (CIAT), biến đổi khí hậu đang đe dọa tới khoảng 25% năng lực sản xuất cà phê của Brazil và các nhà sản xuất cà phê tại Nicaragua, El Salvador và Mexico đang phải đối mặt với những thay đổi tiêu cực của điều kiện khí hậu. Các khu vực sản xuất cà phê lớn có thể sẽ phải chuyển từ Trung Mỹ sang Châu Á - Thái Bình Dương hoặc Đông Phi - nơi việc trồng cà phê có thể được tiến hành ở vĩ độ cao hơn. Bên cạnh đó, các rào cản kỹ thuật liên quan đến phát triển bền vững cà phê ngày càng chặt chẽ. Chẳng hạn như, bắt đầu từ cuối năm 2024, Liên minh châu Âu (EU) - thị trường quan trọng chiếm hơn 40% sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sẽ áp dụng quy định chống phá rừng (EUDR), cấm nhập khẩu cà phê trồng trên đất có nguồn gốc từ phá rừng và gây suy thoái rừng. Đồng thời, EUDR yêu cầu 100% sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam, đặc biệt là cà phê vào châu Âu, phải có thông tin định vị (GPS) đến từng vườn, dựa trên đó xác nhận về nguy cơ gây mất rừng bằng các hệ thống giám sát viễn thám. Đây sẽ là rào cản lớn với ngành hàng này của Việt Nam khi ENVERITAS - một tổ chức phi chính phủ về phát triển bền vững của Mỹ cho biết trong số 90.000 ha rừng Việt Nam bị mất năm 2021, có 8.000 ha nằm trong vùng trồng cà phê. Số diện tích này sẽ được theo dõi trong năm tới, nếu được dùng để trồng cà phê thì sẽ được coi là cà phê trồng trên đất phá rừng. Chính vì vậy, phát triển bền vững chuỗi cung ứng cà phê sẽ mang
2 lại nhiều lợi ích trên nhiều góc độ: cải thiện chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường nhập khẩu, gia tăng giá trị xuất khẩu, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị cà phê toàn cầu, xoá đói giảm nghèo và gia tăng thu nhập cho nông dân; cải thiện môi trường... Việt Nam là một trong những nước sản xuất cà phê lớn trên thế giới, đứng thứ nhất thế giới về sản xuất và xuất khẩu cà phê Robusta. Cây cà phê đã và đang trở thành cây trồng chủ lực ở nhiều địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế cao và tạo việc làm cho hàng chục nghìn hộ dân. Trong những năm qua, ngành cà phê Việt Nam có những đột phá về năng suất, sản lượng nhờ áp dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật mới, đặc biệt là sử dụng giống mới. Theo Vicofa (2021), mỗi năm, ngành cà phê nước ta thu hút khoảng 600-700 nghìn lao động. Thị trường xuất khẩu của cà phê Việt Nam đã vươn tới hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Mặc dù mang lại rất nhiều lợi ích kinh tế nhưng cà phê cũng là một trong những ngành nông nghiệp tác động lớn nhất đến bảo tồn đa dạng sinh học rừng. Vì vậy, xu hướng kinh doanh gắn với trách nhiệm môi trường đã ngày càng rõ ràng, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung và ngành cà phê nói riêng Trong khi đó, các doanh nghiệp cà phê Việt Nam lại chưa thực sự chú trọng đến các vấn đề liên quan đến PTBV, khiến cho doanh nghiệp Việt Nam không có vị thế vững chắc trong các hoạt động đối tác với nước ngoài. Một phần vì pháp luật ở tại Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung quá lỏng lẻo, dẫn tới các doanh nghiệp hoạt động trong ngành chỉ tập trung vào lợi ích kinh tế và không chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của địa phương. Điều này đã dẫn tới nhiều trường hợp gây ô nhiễm môi trường hoặc không đảm bảo điều kiện lao động tối thiểu cho nhân công (Ali và cộng sự, 2018; Huang và cộng sự, 2019). Bên cạnh đó, các lĩnh vực này cũng đang tồn tại tỷ lệ tham nhũng cao kéo theo sự bất bình đẳng trong môi trường kinh tế - xã hội ngày càng gia tăng. Những hệ quả tất yếu này sẽ tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp đang cố gắng đạt được mục tiêu về PTBV, do đó dẫn đến nhiều