Nội dung text Chủ đề 5 TRỌNG LỰC VÀ LỰC CĂNG - HS.docx
Trọng lực: Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng vào vật, gây ra cho chúng gia tốc rơi tự do. Trọng lực được kí hiệu là P→ Ở gần Trái đất trọng lực có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống. Điểm đặt của trọng lực tác dụng lên vật gọi là trọng tâm của vật. Áp dụng định luật II Newton vào một vật rơi tự do, ta tìm được công thức của trọng lực P = mg →→ Trọng lượng: Độ lớn của trọng lực tác dụng lên một vật gọi là trọng lượng của vật, kí hiệu là P. Trọng lượng của vật được đo bằng lực kế. Ở gần mặt đất, gia tốc rơi tự do có giá trị gần đúng 2g9,8 m/s. Phân biệt trọng lượng và khối lượng: Trọng lượng của vật thay đổi khi đem vật từ nơi này đến nơi khác có gia tốc rơi tự do thay đổi. Khối lượng là số đo lượng chất của vật, khối lượng không thay đổi khi đem vật từ nơi này đến nơi khác. Ví dụ: phân biệt trọng lượng và khối lượng: Trên Trái đất, 1 hòn đá có khối lượng m; trọng lượng là P. Khi đưa hòn đá lên Mặt trăng, khối lượng hòn đá không đổi nhưng trọng lượng thay đổi (vì gia tốc rơi tự do ở Trái đất khác gia tốc ở Mặt trăng) Trọng tâm của vật: Trọng tâm của một vật phẳng, mỏng và có dạng hình học đối xứng nằm ở tâm đối xưng của vật. Vị trí của trọng tâm phụ thuộc vào sự phân bổ khối lượng của vật, có thể nằm bên trong vật hoặc nằm bên ngoài vật. Ở mỗi vật rắn đều tồn tại một điểm gọi là trọng tâm, đó là điểm đặt trọng lực của vật. Vật rắn phẳng và đồng chất có dạng hình học thì trọng tâm trùng với tâm hình học của vật. (hình vẽ a, b, c dưới đây). Trọng tâm cũng có thể là một điểm nằm ở ngoài phần vật chất của vật (hình d). I TRỌNG LỰC Chủ đề 5 TRỌNG LỰC – LỰC CĂNG I LỰC CĂNG
Khi một sợi dây bị kéo thì ở tại mọi điểm trên dây, kể cả hai đầu dây sẽ xuất hiện lực để chống lại sự kéo, lực này gọi là lực căng. Lực căng được kí hiệu là vecto .Tr Điểm đặt là điểm mà đầu dây tiếp xúc với vật. Phương trùng với chính sợi dây. Chiều hướng từ hai đầu dây và phần giữa của sợi dây.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN Câu 1: Trọng lực tác dụng lên vật có A. độ lớn luôn thay đổi. B. điểm đặt tại trọng tâm của vật, phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống. C. điểm đặt tại trọng tâm của vật, phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên. D. điểm đặt bất kỳ trên vật, phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống. Câu 2: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về trọng lực? A. Trọng lực xác định bởi biểu thức Pmg.rr B. Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. C. Trọng lực tác dụng lên vật tỷ lệ thuận với khối lượng vật. D. Tại một nơi trên Trái Đất trọng lực tác dụng lên vật tỉ lệ thuận với gia tốc rơi tự do. Câu 3: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về trọng lượng của vật? A. Trọng lượng là độ lớn trọng lực tác dụng lên vật B. Trọng lượng của vật luôn không đổi C. Trọng lượng kí hiệu là P. D. Trọng lượng được đo bằng lực kế. Câu 4: Trọng tâm của vật là điểm đặt của A. trọng lực tác dụng vào vật. B. lực đàn hồi tác dụng vào vật. C. lực hướng tâm tác dụng vào vật. D. lực từ trường Trái Đất tác dụng vào vật. Câu 5: Khi đưa một vật từ mặt đất lên cao thì A. khối lượng của vật tăng lên, còn trọng lượng của vật không đối. B. khối lượng của vật không đổi, còn trọng lượng của vật giảm đi. C. khối lượng của vật giảm đi, còn trọng lượng của vật không đối. D. khối lượng của vật không đổi, còn trọng lượng của vật tăng lên. Câu 6: Lực hấp dẫn do một hòn đá ở trên mặt đất tác dụng vào Trái Đất thì có độ lớn A. nhỏ hơn trọng lượng hòn đá. B. bằng trọng lượng của hòn đá. C. lớn hơn trọng lượng hòn đá. D. bằng không. Câu 7: Một quyển sách đặt trên bàn như hình vẽ. Lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng vào quyển sách A. nhỏ hơn trọng lượng quyển sách. B. bằng trọng lượng của quyển sách. C. lớn hơn trọng lượng quyển sách. D. bằng 0. Câu 8: Công thức tính trọng lực Pm.grr được suy ra từ A. định luật I Newton. B. định luật II Newton. C. định luật III Newton. D. định luật vạn vật hấp dẫn. Câu 9: Một vật có khối lượng m đặt ở nơi có gia tốc trọng trường g. Phát biểu nào sau đây sai? A. Trọng lực có độ lớn được xác định bởi biểu thức Pmg. B. Điểm đặt của trọng lực là trọng tâm của vật. C. Trọng lực tỉ lệ với khối lượng của vật. D. Trọng lực là lực hút của trái đất tác dụng lên vật. Câu 10: Một vật đang nằm yên trên mặt đất, lực hấp dẫn do Trái đất tác dụng vào vật có độ lớn A. lớn hơn trọng lượng của vật. B. nhỏ hơn trọng lượng của vật.
C. bằng trọng lượng của vật. D. bằng 0. Câu 11: Từ cùng một nơi có độ cao h so với mặt đất, vật 1m được ném thẳng đứng lên trên, vật 2m thả rơi tự do, vật 3m được ném thẳng đứng xuống dưới. Sức cản không khí lên các vật là không đáng kể. Gọi 13a, g, a lần lượt là gia tốc của 3 vật. Biết 3 vật có khối lượng bằng nhau. Mối quan hệ giữa các gia tốc là là A. 13aga. B. 13aga. C. 13aga. D. 13aga. Câu 12: Tại cùng 1 nơi trên Trái đất, hai vật có khối lượng lần lượt là 12m,m với 12mm . Trọng lượng hai vật lần lượt là 12P,P thỏa mãn điều kiện A. 12PP. B. 12 12 PP . mm C. 12PP. D. 12 12 PP . mm Câu 13: Hai vật A và B đặt trên mặt đất có khối lượng lần lượt là ABm,m với ABm.m Khi đó A. lực do vật A hút Trái Đất nhỏ hơn lực do vật B hút Trái Đất. B. Lực do vật A hút vật B lớn hơn lực do vật B hút vật A. C. Lực do vật A hút Trái Đất lớn hơn lực do vật B hút Trái Đất. D. Lực do vật A hút vật B nhỏ hơn lực do vật B hút vật A. Câu 14: Gia tốc rơi tự do trên Trái Đất là 29,8 m/s còn trên sao Hỏa là 23,7 m/s. Nếu một nhà du hành vũ trụ từ Trái Đất lên sao Hỏa sẽ có A. khối lượng và trọng lượng đều giảm đi. B. khối lượng và trọng lượng không đổi. C. khối lượng không đổi còn trọng lượng giảm đi. D. khối lượng giảm đi còn trọng lượng không đổi. Câu 15: Gia tốc rơi tự do trên Trái Đất là 29,8 m/s còn trên Mặt Trăng là 21,6 m/s. Nếu một nhà du hành vũ trụ từ Mặt Trăng trở lại Trái Đất thì A. khối lượng và trọng lượng đều tăng lên. B. khối lượng và trọng lượng không đổi. C. khối lượng không đổi còn trọng lượng tăng xấp xỉ 6 lần. D. khối lượng không đổi còn trọng lượng giảm xấp xỉ 6 lần Câu 16: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về vị trí trọng tâm của một vật? A. Luôn ở một điểm trên vật. B. Có thể trùng với tâm đối xứng của vật. C. Có thể ở trên trục đối xứng của vật. D. Phụ thuộc sự phân bố của khối lượng vật. Câu 17: Một quả cam có khối lượng 200 gam đặt ở nơi có gia tốc rơi tự do là 2g10 m/s. Trọng lượng của quả cam là A. 2 N. B. 20 N. C. 200 N. D. 2000 N. Câu 18: Một quả táo có khối lượng 400g đặt ở nơi có gia tốc rơi tự do là 2g10 m/s. Quả táo hút Trái Đất với một lực có độ lớn bằng A. 40 N. B. 4 N. C. 400 N. D. 4000 N. Câu 19: Bết gia tốc rơi tự do ở đỉnh và chân một ngọn núi lần lượt là 29,809m/s và 29,810 m/s. .Tỉ số trọng lượng của vật ở đỉnh núi và chân núi là A. 0,9999 B. 1,0001 C. 9,8095 D. 0,0005 Câu 20: Một người đi chợ dùng lực kế kiểm tra khối lượng của một gói hàng. Người đó treo gói hàng vào lực kế và đọc số chỉ của lực kế là 20N. Biết gia tốc rơi tự do tại vị trí này là 2g10m/s. Khối lượng của túi hàng là A. 2 kg. B. 20 kg. C. 30 kg. D. 10 kg.